BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ NÓC THEO THỜI GIAN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 77 - 78)

III. PHÂN BỘ CÁ BÒ BALISTOIDE

5.3.BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ NÓC THEO THỜI GIAN

20. Triacanthus biaculeatus (Bloch, 1786) Synomym:

5.3.BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ NÓC THEO THỜI GIAN

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thành phần loài của bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế có sự biến động lớn theo thời gian. Thừa Thiên Huế có mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng II năm sau và mùa ít mưa (có thể gọi là mùa khô) từ tháng III đến tháng VIII. Do đó, đầm phá thể hiện một hệ sinh thái có độ muối thay đổi lớn dưới sự chi phối của mùa thủy văn, dẫn đến sự biến động số lượng thành phần loài cá nóc theo thời gian. Do vậy, vào mùa mưa, thường lượng mưa đầu nguồn lớn, lưu lượng nước ngọt của các con sông đổ vào đầm phá rất lớn và lấn át cả dòng thủy triều, làm độ muối ở đây giảm mạnh, đôi lúc làm ngọt hóa cả vùng đầm phá. Chính vì thế, hầu như không bắt gặp các loài cá nóc trong đầm phá vào mùa này. Ngược lại, vào mùa khô, do lượng mưa ít, lưu lượng nước ngọt từ các con sông đổ vào đầm phá không nhiều và lượng nước mặn theo thủy triều thể hiện ưu thế hơn, cộng với nhiệt độ cao làm bay hơi nước mạnh. Do đó, môi trường nước trong đầm phá là nước lợ. Nên vào mùa khô, ở đây có thành phần loài cá nóc phong phú hơn trong thời gian của mùa mưa. Tuy

nhiên, những loài cá nóc xuất hiện trong đầm phá vào mùa này là những loài cá rộng muối, nên mới có khả năng xâm nhập vào đây để kiếm ăn.

Mặt khác, mùa mưa ở Thừa Thiên Huế cũng chính là thời kì mùa Đông, khoảng thời gian này có sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ khá thấp. Trong khi đó các loài cá nóc thường thích nghi với nhiệt độ cao. Vì vậy, trong thời kì này cá thường có khuynh hướng di cư ra xa bờ, tập trung ở đáy biển và ẩn trong các rạn san hô, rạn đá. Do thế, khai thác vào thời gian này ở vùng ven biển rất ít khi bắt gặp các loài cá nóc. Ngược lại, mùa Hè có gió Tây Nam hoạt động mạnh, làm cho thời tiết ở đây khô và nóng, khi nhiệt độ nước tăng cao đồng đều trong toàn khối nước, cá từ đáy dịch chuyển dần vào bờ và phân tán khắp vùng nước nông để kiếm ăn và sinh sản. Bởi vậy, vào thời kì này thành phần loài của bộ cá Nóc xuất hiện trong vùng ven biển khá phong phú. Như vậy, sự phân bố của các loài cá nóc ở trong vùng mang tính mùa vụ. 5 12 12 17 15 13 7 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 77 - 78)