TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI 6.1 TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁ NÓC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 83 - 84)

II I IV V VI V

TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI 6.1 TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁ NÓC

6.1. TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁ NÓC

Cho tới nay, ở Thừa Thiên Huế cũng như ở các tỉnh ven biển Việt Nam khác chưa có ngư cụ khai thác cá nóc riêng biệt. Cá nóc thường lẫn trong các hải sản khác khi đánh bắt bằng giã cào, mành đèn, lưới quét, lưới kéo, cào đơn, cào đôi, lưới tôm, lưới vây cá cơm, câu,... Trong các ngư cụ, thì nghề giã cào, mành đèn thường đánh bắt được cá nóc với sản lượng cao. Từ tháng II- VIII, cá nóc xuất hiện nhiều cả về mặt thành phần loài cũng như số lượng cá thể, đặc biệt cá xuất hiện với sản lượng lớn nhất vào khoảng thời gian từ tháng V đến tháng VII.

Theo thống kê của Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế (năm 2005), toàn tỉnh có 769 phương tiện khai thác thủy sản ở vùng biển. Trong đó, chủ yếu là ghe/gõ với công suất không lớn, thường đánh bắt ở vùng nước gần bờ và hoạt động khai thác vào ban đêm. Một số ít còn lại là tàu có công suất lớn hơn, thường đánh bắt ở vùng nước xa bờ trong thời gian 3-4 ngày mới cập cảng/bến để buôn bán sản phẩm thủy sản.

Qua thực tế khảo sát, phỏng vấn cho thấy, sản lượng cá nóc đánh bắt được khá lớn. Vào mùa cá nóc (từ tháng II - VIII), mỗi ngư cụ đánh bắt được trung bình khoảng 15-25kg/ngày, ngày cao nhất có thể lên tới 70-100kg/ngư cụ. Như vậy, ước chừng trung bình mỗi ngày ở Thừa Thiên Huế đánh bắt được khoảng 11-19 tấn cá nóc. Thông thường, do cá nóc có chứa độc tố nên ngư dân thường loại bỏ chúng sau khi khai thác, một số ngư dân sử dụng làm thực phẩm, trộn lẫn với cá cơm để làm nước mắm hoặc bán cho người khác, tuy nhiên với giá không cao (5-7 ngàn đồng/kg). Thường đánh bắt được cá nóc với sản lượng lớn ở vùng nước gần bờ.

Như vậy, tuy ngư dân không có chủ đích khai thác cá nóc, nhưng sản lượng đánh bắt được là khá cao. Hiện tại, chúng ta chưa có biện pháp sử dụng cá nóc an toàn về độc tố, nên đang để lãng phí nguồn lợi hải sản to lớn này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 83 - 84)