ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI 1 Dân số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 32)

3.2.1. Dân số

Năm 2005, dân số Thừa Thiên Huế đạt 1.134.480 người, trong đó 354.809 người sống ở thành thị và 779.671 người sống ở nông thôn, và tỉ lệ giới tính (nam/nữ) là 556.380/578.100. Dân số của tỉnh phân bố trong 121 xã và 29 phường - thị trấn, 8 huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông và thành phố Huế. Mật độ dân số trung bình là 224,5 người/km2. Toàn tỉnh có 595.218 lao động [4].

3.2.2. Y tế

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 189 cơ sở y tế, bao gồm 17 bệnh viện đa - chuyên khoa, 19 phòng khám đa khoa khu vực và 153 trạm y tế xã - phường. Tất cả số xã, phường trong tỉnh đều có trạm y tế. Trong đó, số giường bệnh là 3.489 và số cán bộ y tế là 4.874 (gồm 3.214 cán bộ ngành y, 513 cán bộ ngành dược và 1.145 cán bộ ngành khác). Ở các huyện miền núi, công tác

chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã được quam tâm nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về khám chữa bệnh [4].

3.2.3. Giáo dục

Huế là một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo lớn nhất của miền Trung. Mạng lưới các trường học từ bậc mẫu giáo, phổ thông đến đại học phát triển rộng khắp và thu hút đông đảo học sinh trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có 363 trường, bao gồm 235 trường tiểu học, 99 trường trung học cơ sở, 3 trường liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông và 26 trường trung học phổ thông. Về bậc đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có 16 trường, bao gồm 8 trường đại học thuộc Đại học Huế, 1 trường đại học Dân lập Phú Xuân, 3 trường cao đẳng và 4 trường trung học chuyên nghiệp [4].

Trong vài năm gần đây, tỉnh nhà đã có những đầu tư mạnh vào công tác giáo dục - đào tạo, tuy nhiên cần quan tâm hơn nữa việc phát triển giáo dục - đào tạo ở các huyện miền núi.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 32)