CÁC LOÀI CÁ CHỨA ĐỘC TỐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 68 - 70)

III. PHÂN BỘ CÁ BÒ BALISTOIDE

20. Triacanthus biaculeatus (Bloch, 1786) Synomym:

4.3. CÁC LOÀI CÁ CHỨA ĐỘC TỐ

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định có 12 loài (chiếm tỉ lệ 60,0%) có chứa độc tố tetrodotoxin trong 20 loài cá nóc ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (bảng 4.2).

Từ bảng 4.2 cho thấy, họ cá Nóc (Tetraodontidae) có nhiều loài cá chứa độc tố tetrodotoxin nhất, với 10 loài (chiếm 83,3% tổng số loài có độc tố). Hai loài còn lại nằm trong 2 họ cá Nóc hòm (Ostraciidae) và cá Nóc nhím (Diodontidae), mỗi họ đều có 1 loài, chiếm tỉ lệ 8,35%.

Bảng 4.2. Các loài có độc tố của bộ cá Nóc ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế.

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Phân bố(*) BXB BVB ĐP

1 Lactoria cornuta Cá nóc sừng đuôi dài x x

2 Arothron hispidus Cá nóc chuột vân bụng x x

3 A. immaculatus Cá nóc chuột vằn mang x x

4 Lagocephalus gloveri Cá nóc xanh x

5 L. inermis Cá nóc răng mỏ chim x

6 L. lunaris Cá nóc tro x x

7 L. suezensis Cá nóc đầu thỏ vằn vện x x

8 L. spadiceus Cá nóc vàng x x

9 Takifugu niphobles Cá nóc sao x x

10 T. alboplumbeus Cá nóc hoa trắng x x

11 T. oblongus Cá nóc vằn x x

12 Diodon hystrix Cá nóc nhím chấm đen x x

Ghi chú: (*): BXB - Biển xa bờ; BVB - Biển ven bờ; ĐP - Đầm phá.

Những loài cá này, đều chứa độc tố với hàm lượng cao, tập trung chủ yếu trong gan và trứng, đồng thời có cả ở nội quan, cơ và da. Độc tố lại biến động phức tạp theo mùa và tùy từng giai đoạn phát triển cá thể. Ví dụ như loài cá Nóc tro (Lagocephalus lunaris) phân bố ở vùng biển Thừa Thiên Huế, độc tố trong cơ thể chúng biến động theo tháng. Vào tháng III-V/2001 và tháng I- VIII/2002 không có độc tố, nhưng tháng IX-X/2002 và IX-X/2003 lại rất độc, tháng II/2004 chỉ tương đối độc [27].

Khuyến cáo không nên sử dụng những loài cá này làm thực phẩm ở nội địa, vì rất nguy hiểm. Do ở nước ta nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa có kĩ thuật chế biến để loại bỏ độc tính của cá, mà nhân dân (chủ yếu là ngư dân) vẫn thường chế biến chúng bằng kinh nghiệm. Vì thế, đã xảy ra không ít vụ ngộ độc do ăn cá nóc, nhiều vụ ngộ độc đã dẫn đến tử vong. Do vậy, ngày 23/V/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 681/CP- VX về việc ngăn chặn ngộ độc cá nóc, chỉ đạo các địa phương nghiêm cấm khai thác, lưu thông, chế biến, kinh doanh, sử dụng cá nóc dưới mọi hình thức; đồng thời giao Bộ Thủy sản (nay là bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu phương pháp chế biến cá nóc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người để có đề án khai thác, tận dụng nguồn thủy sản này. Nhưng thực tế là hiện tại một bộ phận không nhỏ ngư dân vẫn còn lén lút chế biến, sử dụng và buôn bán cá nóc. Ví dụ như ở thôn 10 và 11 của xã Quảng Ngạn - huyện Quảng Điền, cho đến nay, tình trạng chế biến, sử dụng cá nóc làm thực phẩm vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Theo ông Đoan - trưởng thôn 10 cho hay, cứ mỗi lần có chuyện ngộ độc cá nóc xảy ra trong thôn là người dân trong thôn 10 nghỉ ăn trong khoảng một - hai tháng "vì họ thấy rờn rợn". Trong thời gian đó, việc câu cá nóc vẫn diễn ra, người dân cũng phơi khô, làm mắm để dành hoặc đem đi tiêu thụ. Sau đó, việc câu, chế biến, mua bán và ăn cá nóc đâu lại vào đó, như không hề có chuyện gì xảy ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)