CÁC LOÀI CÁ KINH TẾ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 70 - 72)

III. PHÂN BỘ CÁ BÒ BALISTOIDE

4.4.CÁC LOÀI CÁ KINH TẾ

20. Triacanthus biaculeatus (Bloch, 1786) Synomym:

4.4.CÁC LOÀI CÁ KINH TẾ

Trong số 20 loài cá nóc xác định được có mặt ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế, chúng tôi nhận thấy có 6 loài cá nóc (chiếm 30,0% tổng số loài thu được) là những loài cá có giá trị kinh tế (bảng 4.3).

Chúng tôi xếp 6 loài cá nóc ở bảng 4.3 vào nhóm những loài cá kinh tế là do chúng có sản lượng khai thác cao, thịt ngon và nằm trong “Danh mục 21 loài cá nóc mà Hàn Quốc đã đề xuất cần mua ở Việt Nam” (**), mặc dù cá có chứa độc tố. Phía Hàn Quốc mua chúng với giá khoảng 2,3USD/1kg. Hiện nay, Bình Định là tỉnh đầu tiên được Chính phủ cho phép thí điểm xuất khẩu cá nóc, nhưng không sử dụng nội địa. Viện Hải dương học Nha Trang và Cục Quản lý chất lượng - an toàn vệ sinh và thú y thủy sản đang phối hợp nghiên cứu phương pháp chế biến cá nóc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm sử dụng cá ở nội địa được an toàn (vì thực tế nhân dân vẫn đang sử dụng lén lút, mặc dù lệnh cấm sử dụng của Chính phủ vẫn còn hiệu lực) và mở rộng

quy mô xuất khẩu sang các nước khác. Như vây, khi đề án này thành công thì việc khai thác, sử dụng nguồn thủy sản này sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Bảng 4.3. Các loài cá kinh tế của bộ cá Nóc ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế.

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Phân bố(*) BXB BVB ĐP

1 Lagocephalus gloveri Cá nóc xanh x x

2 Lagocephalus inermis Cá nóc răng mỏ chim x

3 Lagocephalus wheeleri Cá nóc xanh nóc vàng x x

4 Takifugu alboplumbeus Cá nóc hoa trắng x x

5 Takifugu niphobles Cá nóc sao x x

6 Diodon hystrix Cá nóc nhím chấm đen x x

Ghi chú: (*): BXB - Biển xa bờ; BVB - Biển ven bờ; ĐP - Đầm phá.

(**): Do Cục Thanh tra Thủy sản Hàn Quốc (NFPQIS) cung cấp [48]. Không riêng gì Hàn Quốc mà Nhật Bản lâu nay vẫn thu mua cá nóc để chế biến thực phẩm. Những món cá nóc ở những nước này được xem là một đặc sản biển, phần lớn dành phục vụ giới thượng lưu. Để thưởng thức một bữa cá nóc người ta phải chuẩn bị rất nhiều tiền và phải vào nhà hàng loại sang chuyên bán cá nóc. Kể cả cá nóc có độc tố họ vẫn chế biến được, vì họ có trình độ chế biến với kỹ thuật cao. Tất nhiên ở những quốc gia này, các nhà hàng kinh doanh từ cá nóc phải được cấp phép của chính phủ.

Qua bảng 4.3 cho thấy, họ cá Nóc (Tetraodontidae) là họ có nhiều loài cá kinh tế nhất với 5 loài, chiếm 83,3% trong tổng số các loài cá kinh tế. Họ cá Nóc nhím (Diodontidae) có 1 loài, chiếm 16,7%. Hai họ này đều thuộc phân bộ cá Nóc (Tetraodontoidei). Các loài cá kinh tế đều sống ở tầng đáy, nhiều loài thường sống trong vùng nước ven bờ như cá Nóc xanh nóc vàng (Lagocephalus wheeleri), cá Nóc nhím chấm đen (Diodon hystrix),... Một số loài khác lại thường ở xa bờ như cá Nóc răng mỏ chim (Lagocephalus inermis), cá Nóc xanh (Lagocephalus gloveri),... Vì thế, để đánh bắt có hiệu quả cần khai thác đúng vùng, đúng theo tầng nước cá thường phân bố.

Chƣơng 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 70 - 72)