PHÂN BỐ CỦA CÁ THEO KHÔNG GIAN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 74 - 77)

III. PHÂN BỘ CÁ BÒ BALISTOIDE

20. Triacanthus biaculeatus (Bloch, 1786) Synomym:

5.2. PHÂN BỐ CỦA CÁ THEO KHÔNG GIAN

Mỗi loài chỉ có thể tồn tại trong một khoảng giá trị xác định của yếu tố sinh thái bất kì. Khoảng biên độ biến động giá trị đó gọi là “giới hạn sinh thái” hay “trị số sinh thái”. Nếu một sinh vật có trị số sinh thái lớn đối với yếu tố nào đó thì ta nói sinh vật đó “rộng” với yếu tố đó; còn nếu có trị số sinh thái bé, ta nói sinh vật đó “hẹp” với yếu tố đó. Một sinh vật có trị số sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố thường có vùng phân bố rộng. Hoặc một sinh vật có thể có trị số sinh thái rộng đối với yếu tố này, song lại hẹp với các yếu tố khác, loài đó sẽ có vùng phân bố hạn chế. Đây chính là nội dung của định luật chống chịu của Shelford. Và sự phân bố của các loài cá thuộc bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế không nằm ngoài định luật này.

Theo đó, các loài cá này sống vùng luôn chịu tác động của nhiều yếu tố sinh thái như nhiệt độ, thức ăn, độ muối,... Khả năng thích nghi với các yếu tố đó sẽ quyết định sự phân bố của chúng rộng hay hẹp. Với diện tích vùng nghiên cứu không lớn nên yếu tố thức ăn, nhiệt độ không thể hiện rõ lên sự phân bố của cá, mà có lẽ độ muối là yếu tố tác động mạnh tới sự phân bố của chúng.

Từ bảng 5.3 và hình 5.1 cho thấy, gần như tất cả các loài cá nóc đều sinh sống ở biển, trong đó nhiều loài (11 loài, chiếm tỉ lệ 55,0% tổng số loài đã xác định được) phân bố ở cả biển ven bờ và biển xa bờ, 2 loài (chiếm 10,0%) thường phân bố ở biển xa bờ, 6 loài (chiếm 30,0%) phân bố ở biển ven bờ và cả ở trong đầm phá. Còn loài cuối cùng (chiếm tỉ lệ 5,0%) là cá

Nóc sọc bên (Takifugu ocellatus) có nguồn gốc nước ngọt, nhưng rộng muối nên có thể sống trong đầm phá - nơi nước lợ. Có thể nói rằng, các loài chỉ phân bố ở biển (bao gồm ở biển ven bờ và biển xa bờ hoặc chỉ ở biển xa bờ) là những loài hẹp muối cao (nhiều muối - polyhaline), chỉ sống ở vùng nước có nồng độ muối nằm trong giới hạn nước biển; còn những loài mà phân bố được cả ở biển ven bờ và đầm phá là những loài rộng muối (eurihaline).

Bảng 5.3. Phân bố của các loài thuộc bộ cá Nóc về mặt không gian.

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Phân bố(*) BXB BVB ĐP

1 Triacanthus biaculeatus Cá bò ba gai mõm ngắn x x

2 Canthidermis maculatus Cá bò u x x

3 Aluterus monoceros Cá bò một gai lưng x x

4 Monacanthus chinensis Cá bò gai móc x x

5 Pervagor janthinosoma Cá bò vạch đen x x

6 Thamnaconus modestus Cá bò đuôi dài x x

7 Lactoria cornuta Cá nóc sừng đuôi dài x x

8 Arothron hispidus Cá nóc chuột vân bụng x x

9 A. immaculatus Cá nóc chuột vằn mang x x

10 Lagocephalus gloveri Cá nóc xanh x

11 L. inermis Cá nóc răng mỏ chim x

12 L. lunaris Cá nóc tro x x

13 L. suezensis Cá nóc đầu thỏ vằn vện x x

14 L. spadiceus Cá nóc vàng x x

15 L. wheeleri Cá nóc xanh nóc vàng x x

16 Takifugu alboplumbeus Cá nóc hoa trắng x x

17 T. niphobles Cá nóc sao x x

18 T. oblongus Cá nóc vằn x x

19 T. ocellatus Cá nóc sọc bên x

20 Diodon hystrix Cá nóc nhím chấm đen x x

55.030.0 30.0

10.0 5.0

BVB và BXB BVB và ĐP BXB ĐP

Hình 5.1. Tỷ lệ % số lượng loài cá nóc theo vùng phân bố.

Như vậy, dựa vào mối quan hệ về độ muối, thành phần loài cá nóc ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế có thể được chia thành 2 nhóm sinh thái chính:

+ Nhóm cá rộng muối (eurihaline): Các đại diện thuộc nhóm này bao gồm những loài phân bố ở cả bển ven bờ và đầm phá, có thể kể một số loài như cá Nóc vàng (Lagocephalus spadiceus), cá Nóc vằn (Takifugu oblongus), cá Nóc chuột vân bụng (Arothron hispidus), cá Bò ba gai mõm ngắn (Triacanthus biaculeatus),... Các loài trong nhóm rộng muối có khả năng chịu được biên độ dao động độ muối lớn trên 10%0 (hoặc từ 10 - 35%0), nên có thể di nhập vào vùng đầm phá nước lợ để sinh sống và kiếm mồi.

Tuy nhiên, sự phân bố của chúng trong đầm phá cũng thay đổi tùy mùa. Vào mùa mưa, do lưu lượng nước ngọt của các con sông đổ vào đầm phá rất lớn, làm cho độ muối ở đây giảm mạnh, có khi làm ngọt hóa cả vùng đầm phá. Chính vì thế, rất ít khi gặp chúng trong đầm phá, mà bị đẩy lùi ra vùng biển ven bờ. Nhưng vào mùa khô, thời tiết khô hanh kéo dài, lượng nước ngọt từ các con sông đổ vào đầm phá ít, lượng nước mặn theo thủy triều lớn, tạo ra vùng đầm phá có độ muối khá cao, các loài cá nóc gốc biển có điều kiện mở rộng vùng phân bố để kiếm ăn. Nên vào mùa khô thường gặp các loài cá nóc rộng muối ở trong đầm phá.

+ Nhóm cá hẹp muối cao (polyhaline): Các đại diện trong nhóm bao gồm những loài phân bố ở cả biển ven bờ và biển xa bờ hoặc thường phân bố ở biển xa bờ. Nhóm cá này rất mẫn cảm với nồng độ muối. Chúng không thể đi vào đầm phá, nơi có nồng độ muối thường thấp hơn 30%0 để sinh sống và kiếm mồi được. Vì khi nồng độ muối giảm xuống, sẽ làm thay đổi đặc tính thẩm thấu, dẫn đến thay đổi đặc tính sinh lý, sinh hóa của chúng. Các đại diện điển hình của nhóm gồm: Cá Nóc xanh (Lagocephalus gloveri), cá Nóc răng mỏ chim (L. inermis), cá Nóc đầu thỏ vằn vện (L. suezensis), cá Bò vạch đen (Pervagor janthinosoma), cá Bò u (Canthidermis maculatus), cá Bò đuôi dài (Thamnaconus modestus),...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)