Lagocephalus wheeleri Abe, Tabetta & Kitahama, 1984 Synomym:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 41 - 42)

II. PHÂN BỘ CÁ NÓC TETRAODONTOIDE

3.Lagocephalus wheeleri Abe, Tabetta & Kitahama, 1984 Synomym:

Synomym:

Gastrophysus wheeleri (Abe, Tabetta & Kitahama, 1984).

Tên Việt Nam: Cá Nóc xanh nóc vàng (Hình PL12).

Tên tiếng Anh: Không rõ.

Mô tả: D: 13-14; A: 12-14.

Các đặc điểm chung như đã mô tả ở giống. Vây đuôi hơi khuyết lõm. Nhiều gai nhỏ tập trung lại tạo thành các đám gai phân bố ở cả mặt lưng và bụng. Đám gai nhỏ ở mặt lưng phân bố không chạm đến khởi điểm gốc vây lưng. Loài cá Nóc xanh nóc vàng (Lagocephalus spadiceus) phân biệt với cá

Nóc vàng (Lagocephalus spadiceus) là đám gai nhỏ ở mặt lưng phân bố có dạng hình bầu dục, kéo dài không vượt quá đầu mút vây ngực.

Màu sắc: Bụng trắng. Lỗ mang trắng. Lưng có màu nâu hơi vàng hoặc nâu hơi xanh lục. Hai bên thân không có dải trắng bạc, lườn bên có màu vàng nhạt hơi ánh bạc. Vây lưng và vây ngực màu vàng hoặc trắng. Vây hậu môn trắng. Vây đuôi màu vàng.

Kích thƣớc: Thường gặp 9-22cm, lớn nhất 30cm.

Sinh học - sinh thái: Là loài cá sống đáy trong vùng biển nhiệt đới. Thường gặp chúng ở vùng nước ven bờ, đôi khi đi vào các cửa sông và đầm phá. Thức ăn là các loài động vật không xương sống ở đáy như giun nhiều tơ, thân mềm,... và những loài cá khác.

Phân bố:

- Thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan [58].

- Việt Nam: Miền Trung, biển và đầm phá Thừa Thiên Huế.

Giá trị sử dụng: Thường gặp, có sản lượng lớn. Ở Việt Nam, chưa thấy tài liệu nào đề cập tới loài này và chúng có chứa độc tố tetrodotoxin hay không. Theo Matsuda H., Amoka k., Araga C., Uyeno T. and Yoshino T. (1984), cho rằng loài cá này không nguy hiểm [42].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế (Trang 41 - 42)