Cấu trúc điều khiển tập trung với vào/ra phân tán sử dụng Bus trường

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ điều khiển giám sát SCADA – hệ thống tự động hóa dây chuyền sản xuất cồn chất lượng cao (Trang 70 - 71)

Hình 3.2 – Cấu trúc điều khiển tập trung với vào/ra phân tán

Đặc điểm: Việc sử dụng Bus trường đã hạn chế được việc nối dây và nhiễu tín hiệu giữa thiết bị cấp trường và thiết bị điều khiển. Đối với cấu trúc này, các module vào/ra được đẩy xuống cấp trường gần kề với cảm biến và cơ cấu chấp hành, vì vậy được gọi là vào/ra phân tán (distributed I/O) hoặc vào/ra từ xa (remote I/O). Một cách ghép nối khác nữa là sử dụng các cảm biến với cơ cấu chấp hành thông minh có khả năng nối mạng trực tiếp không cần thông qua các module vào/ra. Ngoài khả năng xử lý giao thức truyền thông thông thường, các thiết bị này còn đảm nhiệm một số chức năng xử lý tại chỗ như lọc nhiễu, chỉnh định thang đo, tự đặt chế độ và điểm làm việc, chẩn đoán trạng thái…

Ứng dụng: Phù hợp cho các ứng dụng tự động hóa có quy mô vừa và nhỏ.

Ưu điểm:

- Tiết kiệm dây dẫn, cổng đi dây và nối dây.

HIỆN TRƢỜNG PHÕNG ĐIỀU KHIỂN

BUS trƣờng

A S

Máy tính điều khiển

S A

I/O

S A

- Tăng độ linh hoạt của hệ thống nhờ sử dụng các thiết bị có giao diện chuẩn và khả năng ghép nối đơn giản.

- Thiết kế và bảo trì dễ dàng nhờ cấu trúc đơn giản.

- Khả năng chuẩn đoán lỗi của hệ thống tốt hơn, các thiết bị hỏng hóc được phát hiện dễ dàng.

- Tăng độ tin cậy của hệ thống.

→ Do sự phát triển về cả quy mô và công nghệ nên cấu trúc điều khiển tập trung không đáp ứng được bài toán điều khiển có quy mô lớn, điều này dẫn tới sự ra đời của một cấu trúc điều khiển khác, đó là cấu trúc điều khiển phân tán.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ điều khiển giám sát SCADA – hệ thống tự động hóa dây chuyền sản xuất cồn chất lượng cao (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)