Phương pháp lập trình

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ điều khiển giám sát SCADA – hệ thống tự động hóa dây chuyền sản xuất cồn chất lượng cao (Trang 84 - 86)

Trong các họ S7-300 và S7-400, phần bộ nhớ dành cho các chương trình ứng dụng được gọi là Logic Block. Các logic block là các khối chương trình gồm khối tổ chức OB (Organization Block), khối chương trình FC (Function) và khối hàm FB (Function Block). Trong các khối chương trình chỉ có khối OB1 được thực hiện theo vòng quét trực tiếp. Khối OB1 được hệ điều hành gọi lặp lại với chu kỳ không cố định mà phụ thuộc độ dài vào chương trình. Như vậy, một chương trình điều khiển có thể chỉ cần viết trong khối OB1 là đủ. Cách tổ chức chương trình với một khối OB1 được gọi là lập trình tuyến tính, còn một chương trình điều khiển được chia thành các khối FC, FB mang một nhiệm vụ chung và được quản lý bởi khối OB thì được gọi là kỹ thuật lập trình có cấu trúc.

a. Kỹ thuật lập trình tuyến tính:

- Là kỹ thuật lập trình mà toàn bộ chương trình ứng dụng chỉ nằm trong một khối OB1. Như vậy kỹ thuật lập trình kiểu này có ưu điểm là gọn, dễ viết chương trình nhưng chỉ phù hợp với bàn toán có quy mô nhỏ, điều khiển đơn giản, ít nhiệm vụ.

- Khi làm việc với khối OB1, hệ điều hành luôn cấp một Local Block có kích thước mặc định là 20bytes trong vùng nhớ memory để OB1 có thể lấy được những dữ liệu từ hệ điều hành. Tuy nhiên, người lập trình có thể mở rộng vùng nhớ này phục vụ cho nhiệm vụ điều khiển của mình. Vùng mở rộng này thường dùng làm vùng chứa các biến tạm thời chỉ phục vụ cho việc tính toán trong một vòng quét.

b. Kỹ thuật lập trình có cấu trúc:

- Là kỹ thuật lập trình mà chương trình điều khiển được chia nhỏ nhiệm vụ cho khối các chương trình con FC, FB. Các khối này thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từng bài toán yêu cầu đồng thời chịu sự quản lý thống nhất của khối OB1. Trong khối OB1, các chương trình con này được gọi tuần tự theo trật tự lệnh mà người lập trình tạo ra. Một nhiệm vụ có thể chia nhỏ thành nhiều chương trình con, các chương trình có thể gọi chương trình con của nhau nhưng trong cùng một chương trình con thì không thể gọi chương trình con của chính nó.

- Khi một chương trình con được gọi, hệ điều hành sẽ chuyển khối chương con từ vùng nhớ Load Memory (vùng nhớ chương trình ứng dụng) sang vùng nhớ Work Memory (vùng nhớ chứa khối dữ liệu, khối chương trình đang được CPU thực hiện); cấp phát cho khối con một phần bộ nhớ trong Work Memory để làm vùng nhớ Local Block; truyền các tham trị từ khối mẹ cho các biến hình thức của khối được gọi; cuối cùng khi khối con thực hiện xong nhiệm vụ, hệ điều hành sẽ chuyển các tham trị đầu ra cho khối mẹ, giải phóng khối con và Local Block ra khỏi vùng nhớ Work Memory.

c. Ngôn ngữ lập trình:

PLC được lập trình bằng ba loại ngôn ngữ cơ bản: Ngôn ngữ kiểu cấu trúc lệnh (STL), sơ đồ hình thang (LAD), sơ đồ khối (FBD). Đối với các kỹ sư điện, tự động hóa không chuyên về lập trình thì ngôn ngữ LAD được sử dụng phổ biến nhất.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ điều khiển giám sát SCADA – hệ thống tự động hóa dây chuyền sản xuất cồn chất lượng cao (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)