Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ điều khiển giám sát SCADA – hệ thống tự động hóa dây chuyền sản xuất cồn chất lượng cao (Trang 44 - 45)

Dây chuyền sản xuất cồn tại nhà máy Rượu Bình Tây – TP.HCM là dây chuyền tương đối lớn và hiện đại theo công nghệ của Cộng hòa Pháp. Nguyên liệu đầu vào là tinh bột (như lúa gạo, ngô, khoai, sắn…), công suất thiết kế 150.000l/24h với cồn tinh khiết đạt 96,2%.

Về cơ bản, công nghệ sản xuất cồn từ tinh bột của Pháp cũng giống như công nghệ sản xuất cồn đã được giới thiệu ở trên, bao gồm các công đoạn:

- Làm sạch và xay nghiền

- Nấu

- Đường hóa

- Lên men

- Chưng cất

Dây chuyền sản xuất tại nhà máy Rượu Bình Tây là dây chuyền sản xuất tự động hoàn toàn với hệ thống điều khiển của nhà máy đặt tại phòng điều khiển trung tâm.

Trong các công đoạn sản xuất, phía Việt Nam đảm nhận thi công phần cứng, chế tạo, lắp đặt thiết bị, thiết kế phần mềm điều khiển và giám sát hệ thống của ba công đoạn là làm sạch – xay nghiền, nấu – đường hóa và lên men. Còn công đoạn chưng cất ta phải nhập cả phần điện và cơ khí của Pháp.

Tinh bột được đưa qua bộ phận xay nghiền và làm sạch. Sau khi đi qua công đoạn này, tinh bột trở thành dạng bột mịn. Tinh bột không thể trực tiếp lên men được, nó được chuyển hóa thành đường glucôzơ thông qua công đoạn nấu, sự chuyển hóa này được gọi là đường hóa. Sau quá trình nghiền, mỗi phân tử tinh bột được đường hóa bằng các enzym để chuyển hóa thành đường glucôzơ. Sản phẩm của quá trình đường hóa được gọi là dịch đường.

Dịch đường được đưa tới công đoạn lên men để chuyển hóa thành dịch hèm. Trong quá trình lên men, sản phẩm phụ sinh ra là CO2.

Sản phẩm của công đoạn lên men (dịch hèm) được đưa tới các tháp chưng cất để tách cồn và chất bã. Trong công đoạn này, cồn được tinh chế thành cồn tinh khiết 96,2%.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ điều khiển giám sát SCADA – hệ thống tự động hóa dây chuyền sản xuất cồn chất lượng cao (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)