- Thông tin tài liệu của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (19731994)
1977 1979 Giảm Tỉ lệ % Bộ Điện và Than 400 320 80
2.3.3. Nhóm tài liệu về tiền lương
Đi đôi với vấn đề lao động là vấn đề tiền lương. Trong thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động), tiền lương là giá của sức lao động. Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, phần thu nhập chủ yếu đối với các đại đa số lao động trong xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế, xã hội khác nhau. Tiền lương, trước hết là số tiền mà người sử dụng lao động (mua sức lao động) trả cho người lao động (người bán sức lao động). Đó là quan hệ kinh tế của tiền lương. Mặt khác, do tính chất đặc biệt của loại hàng hóa sức lao động mà tiền lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội rất quan trọng, liên quan đến trật tự và đời sống xã hội, đó là quan hệ xã hội. Trong xã hội, tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp của người lao động hưởng lương. Đó cũng là đối tượng quản lý trực tiếp trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và đời sống [41, 258-259].
Nhóm tài liệu về tiền lương cũng là nhóm tài liệu chiếm số lượng khá nhiều, tổng cộng 98 hồ sơ (từ hồ sơ số 281 đến 378). Nhóm tài liệu này khá phong phú về thể loại, bao gồm: quyết định, chỉ thị, nghị quyết, thông tư, báo cáo…
Các tài liệu về tiền lương trong Phông cho độc giả biết được rất nhiều các thông tin về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tiền lương trong giai đoạn từ 1973 đến 1994. Trong nhóm này, chúng tôi thấy có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tiền lương với một số thể loại văn bản như: Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư...
Ví dụ: Nghị quyết số 254-CP ngày 12/9/1977 của Thường vụ Hội đồng Chính phủ về một số vấn đề tiền lương của cán bộ, công nhân, nhân viên Nhà nước [132]; Quyết định số 113-CT ngày 13/4/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về giải quyết lương cho cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng [159]; Chỉ thị số 21-TTg ngày 23/01/1981 của Phủ Thủ tướng về việc nâng bậc lương năm 1981 cho công nhân, cán bộ, nhân viên Nhà nước [143]; Thông tư số 02/LĐTBXH-TT ngày 12/01/1989 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định 203/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tiền lương công nhân viên chức hành chính sự nghiệp và các đối tượng hưởng chính sách xã hội năm 1989 [157]...
Vấn đề cải tiến tiền lương thời kì nào cũng luôn được mọi người lao động quan tâm. Cải cách chế độ tiền lương đối với cả đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà nước là đòi hỏi tất yếu cả từ phía công chức và Nhà nước nhằm đảm bảo cho tiền lương là động lực của cán bộ, công chức. Đây là một vấn đề phức tạp nên nó động chạm đến không chỉ nguồn thu của Nhà nước (ngân sách dùng để trả lương) mà cả đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước. Một chính sách tiền lương vừa giải quyết được những vấn đề của đội ngũ cán bộ, công chức của nhiều thế hệ, vừa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, bảo đảm sự cân đối với tiền lương của các khu vực khác là một bài toán không dễ tìm ngay lời giải đáp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc cải tiến tiền lương, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50-CP ngày
28/2/1975 về việc thành lập Ban Nghiên cứu cải tiến các chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể trong khu vực Nhà nước [129].
Qua Quyết định số 50-CP ngày 28/2/1975, độc giả thấy được sự quan tâm của Hội đồng Chính phủ trong việc cải tiến các chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể khu vực Nhà nước, thể hiện qua việc thành lập Ban Nghiên cứu cải tiến tiền lương. Trong Quyết định có quy định nhiệm vụ cụ thể của Ban Nghiên cứu cải tiến tiền lương, chẳng hạn như:
- Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa trong kế hoạch 5 năm 1976-1980 mà nghiên cứu cải tiến các chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể của công nhân viên chức khu vực Nhà nước.
- Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện các chế độ tiền lương hiện hành, mà xây dựng các thang lương mới, các chế độ và hình thức trả lương thích hợp, đi đôi với việc điều chỉnh quan hệ tiền lương giữa các ngành, nghề khác nhau nhằm phát huy tác dụng tích cực của chính sách tiền lương, tiền thưởng đối với việc thúc đẩy tăng năng suất lao động và điều phối nhân lực cho các ngành, các vùng kinh tế trọng yếu của đất nước.... [129, 1].
Việc nâng bậc lương được phản ánh trong bản Chỉ thị số 21-TTg ngày 23/01/1981 của Phủ Thủ tướng về việc nâng bậc lương năm 1981 cho công nhân, cán bộ, nhân viên Nhà nước. Chỉ thị cung cấp cho độc giả một số thông tin như:
Từ thời điểm ban hành văn bản (23/01/1981) cho đến khi cải tiến chế độ tiền lương, những công nhân, cán bộ, nhân viên đã xếp bậc lương cao nhất trong các thang lương, khung lương và bảng lương từ 5 năm trở lên, nếu đạt đủ ba tiêu chuẩn nâng bậc như đã quy định trong các văn bản của Hội đồng Chính phủ thì cũng được xét để nâng bậc lương vượt khung. Riêng đối với những cán bộ đã xếp mức lương cao nhất của chức vụ hiện giữ từ 160 đồng trở lên, các ngành, các địa phương không được tự ý xếp lương vượt khung; trường hợp cần đề bạt lên chức vụ cao hơn hoặc lên bậc lương chuyên viên 7 thì phải đề nghị và do Ban Bí thư Trung ương Đảng hoặc Thường vụ Hội đồng Chính phủ quyết định [143, 1].
Bên cạnh những tài liệu về tiền lương của các cơ quan Nhà nước, trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ còn có văn bản của Đảng như Thông tri số 28 TT/TC ngày 22/12/1979 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hướng dẫn thực hiện chế độ về tiền lương đối với cán bộ, công nhân đi học đào tạo tại các trường Đảng và đoàn thể. Thông tri nêu rõ: “Nguyên tắc của tiền lương là phân phối theo lao động; việc học tập nâng cao trình độ vừa là nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, đồng thời cũng là yêu cầu của việc thực hiện quy hoạch, tiêu chuẩn hóa cán bộ để đáp ứng cho nhiệm vụ mới của cách mạng” [183, 1]. Thông tri quy định rõ chế độ về tiền lương đối với từng trường hợp cụ thể như: trong thời gian học tập ở trường, khi ra trường, vừa học vừa làm.
Chẳng hạn, trong thời gian học tập ở trường, nếu là cán bộ, công nhân đi học các lớp đào tạo, có kết quả học tập tốt, thời gian học tập và thời gian công tác trước khi đi học đủ 5 năm tròn thì được vận dụng Quyết định số 274-CP của Hội đồng Chính phủ để nâng bậc. Nếu trong thời gian học tập đạt loại giỏi thì cũng được xét nâng bậc sớm hơn.
Việc nâng bậc lương cho cán bộ, công nhân đi học các lớp đào tạo tập trung, do nhà trường trả lương, nhà trường xét và quyết định nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn; cơ quan, đơn vụ cũ trước khi đi học có chứng nhận nói rõ các thời điểm đã nâng bậc và ưu, khuyết điểm chính từ khi được nâng bậc lần trước đến khi đi học của người đó gửi cho nhà trường. Trường hợp vẫn do cơ quan trả lương thì cơ quan giải quyết việc nâng bậc, nhà trường sẽ gửi nhận xét ưu, khuyết điểm trong thời gian học tập cho cơ quan. Ngoài chế độ tiền lương trong thời gian học tập, người đi học cũng được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn như cán bộ đang công tác. Thông tri cũng quy định cụ thể về chế độ tiền lương đối với những người đã ra trường [183, 1-2].
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương II, chúng tôi đã giới thiệu tài liệu lưu trữ về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lương trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1973-1994) được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III theo
nhiều nhóm tài liệu khác nhau như: nhóm tài liệu chung về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lương; nhóm tài liệu về tổ chức - cán bộ; nhóm tài liệu về lao động - tiền lương. Mỗi nhóm tài liệu đó lại tiếp tục được chia thành các nhóm nhỏ hơn theo một trật tự logic nhất định để giới thiệu. Thông qua việc nêu rõ khối lượng, thành phần và nội dung tài liệu, cũng như đánh giá sơ bộ về giá trị của từng nhóm tài liệu sẽ giúp độc giả có được các thông tin khái quát về các nhóm tài liệu đó, tạo thuận lợi cho việc khai thác tài liệu.
CHƢƠNG 3