Nhóm tài liệu về tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ * Tài liệu về tuyển dụng cán bộ:

Một phần của tài liệu Nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia III (Trang 57 - 61)

- Thông tin tài liệu của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (19731994)

2.2.3.2. Nhóm tài liệu về tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ * Tài liệu về tuyển dụng cán bộ:

* Tài liệu về tuyển dụng cán bộ:

Nhóm tài liệu về tuyển dụng cán bộ trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1973-1994) được sắp xếp trong các tập Quyết định nhân sự, khoảng 20 hồ sơ. Có trường hợp thấy có trong các văn bản về chế độ, chính sách cán bộ. Qua tìm hiểu các tài liệu phản ánh về vấn đề này, thấy có một số thể loại như sau: thông tư, công văn.

Ví dụ: Thông tư của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn việc tuyển dụng công chức Nhà nước năm 1994 (dự thảo; không tìm thấy bản gốc,

bản chính) [198]; Công văn số 583/LĐ-NC ngày 19/5/1979 của Bộ Lao động

về việc tiếp tục xét tuyển lâu dài và thực hiện chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức “mới giải phóng” [183].

Các văn bản nói trên cho độc giả thấy được chính sách của các bộ trong việc tuyển dụng cán bộ. Đặc biệt, qua công văn số 583/LĐ-NC ngày 19/5/1979 nói trên, độc giả sẽ thấy được sự quan tâm của Nhà nước trong việc tuyển dụng những công nhân, viên chức của chế độ cũ vào làm việc. Trong công văn có phản ánh nội dung: Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các ngành và địa phương đã thực hiện Quyết định số 88/TTg ngày 16/8/1976

và số 435/TTg ngày 30/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, phần lớn công nhân, viên chức của chế độ cũ ở các tỉnh, thành phố trong Nam đã được tuyển dụng lâu dài và được xếp trả lương theo chế độ hiện hành của Nhà nước [183, 11].

Trong công văn còn cho biết Bộ Lao động đã yêu cầu các ngành, các địa phương, các cơ sở khẩn trương làm tốt việc tiếp tục xét tuyển công nhân, viên chức giải phóng vào lực lượng lâu dài của cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, chẳng hạn như:

- Đối với công nhân, viên chức đủ tiêu chuẩn, đang làm công việc có tính chất ổn định, lâu dài nhưng hưởng chế độ tạm tuyển hoặc hợp đồng có thời hạn thì các ngành, các địa phương, các cơ sở căn cứ vào chỉ tiêu lao động được cấp có thẩm quyền duyệt và chế độ tuyển dụng công nhân, viên chức của Nhà nước, sớm xét tuyển dụng lâu dài.

- Với những người đang làm những công việc có tính chất tạm thời, thời vụ hoặc làm công việc ổn định, lâu dài nhưng xin làm theo chế độ hợp đồng có thời hạn thì cho làm theo chế độ hợp đồng có thời hạn.

- Các cơ quan hành chính, quản lí Nhà nước phải thực hiện chủ trương tinh giản tổ chức, giảm nhẹ biên chế của Chính phủ. Nếu có yêu cầu thêm người thì trước hết phải tiếp nhận người dôi ra ở cơ quan khác, do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố điều chỉnh đến, nếu không đủ mới được tuyển người mới.

- Chỉ được tuyển người theo hai hình thức: tuyển làm việc lâu dài và tuyển theo chế độ hợp đồng có thời hạn (không có hình thức tạm tuyển) và phải theo đúng chính sách, tiêu chuẩn, thủ tục Nhà nước đã quy định.

Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện công nhân, viên chức khai man lí lịch thì xí nghiệp, cơ quan xử lí theo Điều 15 Nghị định số 24/CP ngày 13/3/1963 của Hội đồng Chính phủ.

Đối với những cơ quan trọng yếu, cơ mật thì nhất thiết phải bố trí sử dụng những người tốt, tin cậy, lí lịch rõ ràng.

Khi xét tuyển dụng và bố trí công tác hết sức tránh làm qua loa, đại khái, tránh hẹp hòi định kiến hoặc cảm tính riêng. Phải thật sự công minh,

đứng trên quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước mà giải quyết đúng đắn mọi trường hợp [183, 11-13].

* Tài liệu về bổ nhiệm cán bộ:

Bổ nhiệm cán bộ được hiểu là quyết định cử cán bộ, công chức giữ một

chức vụ lãnh đạo trong bộ máy tổ chức để thực hiện nhiệm vụ. Bổ nhiệm thể

hiện sự tín nhiệm của tổ chức đối với cán bộ, công chức. Đây là một khâu quan trọng trong công tác nhân sự. Bổ nhiệm đúng thì công việc có hiệu quả, nếu không đúng thì nội bộ rối ren, kết quả ngược lại. Vì vậy, phải tuân theo các nguyên tắc, thủ tục và quy trình bổ nhiệm một cách chặt chẽ.

Đề cập vấn đề bổ nhiệm cán bộ, trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có nhóm tài liệu thuộc các hồ sơ như quyết định nhân sự các năm công tác của nhiều tác giả khác nhau, có trong khoảng 15 hồ sơ.

Ví dụ: Quyết định nhân sự năm 1973 của Phủ Thủ tướng [174]; Quyết định nhân sự năm 1976 của Phủ Thủ tướng, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Tổ chức của Chính phủ [177]; Quyết định nhân sự lực lượng vũ trang năm 1974-1983 của Phủ Thủ tướng [188]...

Những hồ sơ, tài liệu lưu trữ phản ánh về vấn đề bổ nhiệm cán bộ cung cấp những thông tin về nhân sự cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Chẳng hạn, một cá nhân đã được bổ nhiệm giữ một chức vụ lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước, nhưng sau đó đã các hồ sơ, tài không còn giữ được quyết định bổ nhiệm, nên khi cần tìm lại có thể tra tìm trong các hồ sơ, tài liệu lưu trữ. Mặt khác, những quyết định bổ nhiệm đó còn có ý nghĩa khi các bộ, ngành, địa phương viết lịch sử bộ, ngành và địa phương.

Chẳng hạn, qua Quyết định số 71CP ngày 13/4/1973 của Hội đồng Chính phủ về việc bổ nhiệm cán bộ do Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị kí (hồ sơ 581), độc giả biết được thông tin: ông Ngô Đức Thảo - Vụ Phó Vụ Kế hoạch được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Dự trữ lương thực Nhà nước, thuộc Bộ Lương thực và Thực phẩm [174, 1].

Quyết định số 58CP ngày 31/3/1973 của Hội đồng Chính phủ về việc bổ nhiệm cán bộ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng kí cho thấy: Hội

đồng Chính phủ bổ nhiệm ông Đoàn Hồng Kỳ - Ủy viên Ban Thi đua Trung ương kiêm giữ chức Giám đốc Viện Huân chương [174, 3].

Quyết định số 54CP ngày 22/3/1973 của Hội đồng Chính phủ sẽ cung cấp tên của các đồng chí được bổ nhiệm giữ chức vụ phụ trách Vụ, Viện, Thư viện thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước:

- Đồng chí Lê Văn Cư, nguyên Trưởng phòng Quản lí cán bộ giữ chức Vụ phó Vụ Tổng hợp và Kế hoạch.

- Đồng chí An Khang, cán bộ Vụ Tổng hợp và Kế hoạch giữ chức Vụ phó Vụ Tổng hợp và Kế hoạch.

- Đồng chí Hoàng Mạnh Tuấn, Trưởng phòng Xây dựng tiêu chuẩn giữ chức Viện phó Viện Tiêu chuẩn.

- Đồng chí Văn Tình, Trưởng phòng Kế hoạch Viện Tiêu chuẩn giữ chức Viện phó Viện Tiêu chuẩn.

- Đồng chí Nguyễn Văn Thu, Trưởng phòng Thư mục của Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương giữ chức Phó Giám đốc Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương [174, 4].

* Tài liệu về đề bạt cán bộ:

Đề bạt cán bộ là quyết định cử cán bộ lên giữ một chức vụ cao hơn.

Độc giả có thể tìm thấy những văn bản phản ánh về đề bạt cán bộ thông qua những tập quyết định nhân sự.

Chẳng hạn: Quyết định số 210 CP ngày 09/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc đề bạt cán bộ [186]; Quyết định số 597/QĐ-TU ngày 18/11/1988 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc đề bạt cán bộ [196]...

Qua những hồ sơ lưu trữ nói trên, độc giả có thể thấy được tên cán bộ được đề bạt và những quyền lợi mà họ được hưởng.

Chẳng hạn, qua Quyết định số 210 CP ngày 09/7/1980 của Hội đồng Bộ trưởng về việc đề bạt cán bộ do Phó Thủ tướng Tố Hữu đã kí thay mặt Hội đồng Chính phủ, sau đó Thứ trưởng Phủ Thủ tướng là Hoàng Du kí bản sao nguyên văn bản chính, độc giả biết được Hội đồng Bộ trưởng đã thăng quân hàm từ cấp Trung tá lên cấp Thượng tá cho đồng chí Phạm Tuân, Bộ Tư lệnh Không quân [186, 1]. Như vậy, theo chúng tôi, đây cũng là một thông tin

quan trọng cho chúng ta biết thêm về người anh hùng đã bay vào vũ trụ. Đặc biệt, nếu sau này Phạm Tuân được lập phông lưu trữ cá nhân thì đó cũng là một tài liệu cần đưa vào trong phông.

Trong Phông còn có những hồ sơ nhân sự của cơ quan Đảng có phản ánh về đề bạt cán bộ, như: Quyết định số 597/QĐ-TU ngày 18/11/1988 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc đề bạt cán bộ. Qua đó, độc giả biết được Tỉnh ủy đã đề bạt đồng chí Lê Quang Thập - Phó Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Thanh Hóa giữ chức Trưởng Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh. Đồng chí Lê Quang Thập được hưởng mức lương 555 đồng theo Quyết định số 489 ngày 24/4/1988 của Ủy ban nhân dân Tỉnh [196, 1].

Một phần của tài liệu Nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia III (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)