Nhóm tài liệu về tổ chức các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Một phần của tài liệu Nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia III (Trang 44 - 50)

- Thông tin tài liệu của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (19731994)

2.2.2.2.Nhóm tài liệu về tổ chức các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

quan thuộc Chính phủ

Nhóm tài liệu phản ánh về tổ chức các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có tổng cộng gồm 110 hồ sơ. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ phản ánh về tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chiếm một khối lượng tương đối lớn so với các nhóm tài liệu khác của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Các hồ sơ đã cung cấp cho độc giả những thông tin về tổ chức và hoạt động của các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - một loại cơ quan có vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước Việt Nam. Đây là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, được giao quản lí một hay nhiều ngành hoặc lĩnh vực nhất định. Nghiên cứu nhóm tài liệu này, chúng tôi thấy có tài liệu về tổ chức và hoạt động của các bộ khối nội chính, các bộ khối kinh tế và các bộ khối văn hóa, xã hội. Trong đó, có nhiều thể loại văn bản khác nhau của nhiều tác giả khác nhau.

* Tài liệu quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ

Cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay là Chính phủ (theo Hiếp pháp 1992). Tuy nhiên, có thời kỳ cơ quan này gọi là Hội đồng Chính phủ (theo Hiến pháp 1959) hay gọi là Hội đồng Bộ trưởng (theo Hiến pháp 1980).

Trong Phông Lưu trữ này, độc giả có thể thấy văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ. Chẳng hạn, Nghị định số 35-CP ngày 9/2/1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lí Nhà nước [115];

Qua Nghị định số 35-CP ngày 9/2/1981 của Hội đồng Chính phủ, chúng ta hiểu được nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lí Nhà nước. Nghị định quy định: Bộ hoặc Ủy ban Nhà nước (dưới đây gọi tắt là Bộ) là cơ quan Trung ương quản lí

một hoặc nhiều lĩnh vực công tác (nếu là Bộ có chức năng tổng hợp), quản lí một hoặc nhiều ngành (nếu là Bộ chủ quản ngành) trong phạm vi cả nước.

Bộ trưởng được giao mọi quyền lãnh đạo Bộ mình theo pháp luật Nhà nước, theo những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm ghi trong Nghị định này và theo chế độ thủ trưởng [115, 85]. Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí đối với toàn ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước bao gồm các tổ chức quốc doanh, tập thể hoặc tư nhân, các cơ quan, đơn vị do Bộ trực tiếp quản lí và các cơ quan, đơn vị thuộc ngành do Bộ khác hoặc do các Ủy ban nhân dân địa phương quản lí.

Các Bộ làm chức năng quản lí tổng hợp có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch, chính sách, chế độ về từng lĩnh vực công tác, phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho các Bộ quản lí ngành hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch Nhà nước; kiểm tra các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở về việc chấp hành các kế hoạch, chính sách, chế độ thuộc lĩnh vực công tác mình phụ trách [115, 85].

Nghị định cũng quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng đối với các đơn vị thuộc ngành (đối với các đơn vị do Bộ trực tiếp quản lí, đối với các đơn vị thuộc ngành do địa phương quản lí, đối với các đơn vị thuộc ngành do các Bộ khác trực tiếp quản lí).

Chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lí cụ thể được quy định rõ trong Nghị định số 35-CP ngày 9/2/1981 [115, 93-97].

Chiếm một khối lượng khoảng 60 hồ sơ trong Phông là các hồ sơ, tài liệu phản ánh về tổ chức các cơ quan thuộc Chính phủ.

Nhóm tài liệu này bao gồm nhiều thể loại văn bản rất phong phú, đa dạng của nhiều loại hình cơ quan, tổ chức khác nhau, như tài liệu về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quan hệ Kinh tế với nước ngoài của Chính phủ, Ủy ban Pháp chế của Chính phủ; Tổng cục Mỏ và Địa chất, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thể dục Thể thao, Tổng cục Thông tin, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Khí tượng thủy văn, Tổng cục Quản lí ruộng đất, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan; Cục Lưu trữ Nhà nước, Cục Đo đạc bản đồ Nhà nước, Viện Khoa học Việt Nam, Viện Thi đua khen thưởng Nhà nước, Viện Nghiên

cứu hạt nhân, Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương; Ban Tổ chức của Chính phủ...

Qua nguồn tài liệu về tổ chức các cơ quan thuộc Chính phủ, độc giả sẽ

biết được tổ chức và hoạt động của các loại cơ quan, tổ chức đó. Chẳng hạn,

tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Viện Khoa học Việt Nam có nhiều thể loại như nghị định, tờ trình, công văn, điều lệ…

Ví dụ: Nghị định số 118-CP ngày 20/5/1975 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Viện Khoa học Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã kí, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng Đặng Đình Long kí sao nguyên văn bản chính); Tờ trình số 45/TCCP ngày 26/2/1977 của Phủ Thủ tướng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Viện Khoa học Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ (Phó Thủ tướng Chính phủ Võ Nguyên Giáp kí); Công văn số 54 TCCP ngày 5/3/1977 của Phủ Thủ tướng về việc trình ý kiến bổ sung về tổ chức Viện Khoa học Việt Nam (Phó Thủ tướng Võ Chí Công đã kí, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng Hoàng Du kí bản sao nguyên văn bản chính); dự thảo Điều lệ Viện Khoa học Việt Nam…[114].

Theo Điều 1 Nghị định số 118-CP ngày 20/5/1975 đã nói trên, độc giả có được thông tin: Viện Khoa học Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách khối nghiên cứu khoa học kĩ thuật khỏi Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước. Điều 2 của Nghị định quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Khoa học Việt Nam [114].

Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Việt Nam gồm: Viện Toán học; Viện Vật lý học; Viện Nghiên cứu biển; Viện Sinh vật học; Viện các khoa học về trái đất; Văn phòng; các phòng nghiên cứu trực thuộc Viện, các đơn vị sản xuất, sự nghiệp, hành chính thuộc diện quản lí của Viện (Điều 3 Nghị định) [114].

Qua Nghị định số 114-CP ngày 15/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc sửa đổi và bổ sung nhiệm vụ của Ủy ban Quan hệ kinh tế với nước ngoài của Chính phủ, độc giả biết được Ủy ban Quan hệ kinh tế với nước ngoài của Chính phủ là một tổ chức Hội đồng liên bộ. Thành phần Ủy ban gồm thủ

trưởng các bộ và các cơ quan: Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước, Bộ Ngoại thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Phủ Thủ tướng, Ban Kinh tế Trung ương Đảng [113, 1].

Nghị định quy định nhiệm vụ của Ủy ban Quan hệ kinh tế với nước ngoài của Chính phủ [113, 1-2].

* Tài liệu về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy

Phản ánh về việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong Phông Lưu trữ BTCCBCP có nhiều thể loại khác nhau như: quyết định, tờ trình, báo cáo, đề án...

Về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các bộ, trong Phông có những văn bản phản ánh như: Quyết định số 55-CP ngày 26/3/1976 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức đại diện của Bộ, Tổng cục ở miền Nam [93]; Báo cáo số 68/TCCP ngày 02/4/1988 của Ban Tổ chức của Chính phủ về công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lí Nhà nước năm 1987 và phương hướng nhiệm vụ năm 1988 [64]; ...

Báo cáo số 68/TCCP ngày 02/4/1988 của Ban Tổ chức của Chính phủ về công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lí Nhà nước năm 1987 và phương hướng nhiệm vụ năm 1988 cho biết: căn cứ vào Nghị quyết số 34 của Bộ Chính trị (khoá V) và sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ban Tổ chức của Chính phủ đã cùng với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng quyết định sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các bộ gồm: Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Năng lượng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin; sáp nhập Tổng cục Dạy nghề vào Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp; giải thể Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ, trẻ em và đưa vào Bộ Giáo dục; giải thể Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ và Ban Xây dựng huyện. Đến tháng 4/1988, các cơ quan nói trên đã sắp xếp xong bộ máy giúp việc Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí Nhà nước và đang giải quyết số biên chế dôi ra theo Nghị định thành lập Bộ mới.

Báo cáo nói trên cũng cho thấy, từ cuối tháng 8/1987 đến tháng 4/1988, các bộ, uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng cũng như các địa phương đã tổ chức phổ biến và quán triệt đến các cán bộ các văn bản như Thông tri số 11, Thông báo số 46, kế hoạch số 75 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Hầu hết, các bộ và các địa phương đã có phương án và đang sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo tinh thần đổi mới, bỏ bớt cấp trung gian không cần thiết, giảm nhẹ biên chế, góp phần bảo đảm từng bước nâng cao hiệu lực bộ máy quản lí Nhà nước [64, 1]. Kết quả đạt được như sau:

Đến cuối tháng 3/1988, hầu hết các bộ, uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng đã có đề án và trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng (chỉ còn số rất ít chưa chính thức trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng). 30 bộ, tổng cục đã được các đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho ý kiến; 13 bộ, tổng cục đã được Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt tổ chức mới [64, 2].

Báo cáo phản ánh: trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, các bộ còn gặp nhiều khó khăn, nhưng do sự quyết tâm của lãnh đạo và các cơ quan, tổ chức giúp việc đã thu được kết quả, chẳng hạn như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm qua thực hiện Nghị định 46/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng từ 46 vụ, ban, cục, sau đó giảm xuống chỉ còn 26 vụ, ban, cục, đồng thời sắp xếp lại cán bộ, trong số 102 lãnh đạo cấp vụ (27 Vụ trưởng, 75 Phó Vụ trưởng) đã bố trí sắp xếp được 99 đồng chí (bộ máy mới 60 đồng chí, chuyển đi công tác khác 25 đồng chí, nghỉ hưu 14 đồng chí).

+ Các bộ thuộc khối công nghiệp đã được Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt theo tổ chức mới, các cơ quan giúp việc Bộ trưởng thuộc khối này phần lớn chỉ còn Vụ Kế hoạch - Kinh tế, Vụ Khoa học và Kĩ thuật, Vụ Tổ chức Cán bộ - Lao động, Vụ Hợp tác Quốc tế, Văn phòng. Các Bộ này đang khắc phục mọi khó khăn để thực hiện Quyết định mới của Hội đồng Bộ trưởng.

+ Các bộ thuộc khối nội chính (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ chưa có đề án) còn các Bộ Tư pháp, Ủy ban Thanh tra Nhà nước, Trọng tài kinh tế

Nhà nước, Tổng cục Hải quan đã được Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt. Cơ quan giúp việc Bộ Tư pháp từ 13 đầu mối, nay còn 7. Ủy ban Thanh tra Nhà nước từ 12 đầu mối nay còn 5. Theo đề án của Bộ Ngoại giao dự kiến sẽ rút một số Sứ quán ở nước ngoài xét thấy không cần thiết, để giảm chi phí cho Nhà nước.

+ Đối với các bộ kinh doanh vật tư hàng hóa đang nghiên cứu sắp xếp lại các Tổng Công ty, công ty chuyển hẳn sang phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa như Bộ Vật tư, Bộ Nội thương… trên nguyên tắc xóa bỏ tình trạng cắt khúc thị trường, ảnh hưởng đến lưu thông vật tư hàng hóa.

+ Các Bộ Y tế, Văn hóa, Thông tin, Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Giáo dục… đang nghiên cứu sắp xếp lại các tổ chức, chủ yếu là các viện, cục và các trường, các bệnh viện, viện điều dưỡng.

+ Các bộ tổng hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang sắp xếp lại tổ chức, hình thành các ngân hàng chuyên nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh hạch toán kinh tế, giảm mạnh các phòng, ban giúp việc Tổng Giám đốc từ 17 đơn vị xuống còn 9; củng cố và phát triển các ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng công nghiệp và nông nghiệp Việt Nam. Các cơ quan như Bộ Tài chính, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Vật giá Nhà nước, Bộ Lao động - hương binh và Xã hội đang đứng trước khó khăn đổi mới công tác quản lí tài chính, vật giá, lao động và công tác kế hoạch hóa theo cơ chế mới. Theo đề án của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước từ 27 đầu mối sẽ còn 17. Ủy ban Vật giá, Tổng cục Thống kê cũng đang triến hành giảm đầu mối ở cơ quan Ủy ban và Tổng cục.

+ Các bộ thuộc khối khoa học kĩ thuật đang nghiên cứu để có hướng sắp xếp lại hệ thống các viện nghiên cứu khoa học và các trường đại học, cao đẳng.

+ Các cơ quan khác: Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, các ban, viện trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng cũng sắp xếp lại bộ máy, bỏ bớt vụ, chuyển sang làm việc theo chế độ chuyên viên.

Qua tổng hợp 32 bộ, Ủy ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, bộ máy giúp Bộ trưởng làm nhiệm vụ quản lí Nhà nước từ 345 vụ, ban dự kiến giảm 113 vụ, ban [64, 2-3].

Một số tồn tại trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ được phản ánh trong Báo cáo số 68/TCCP ngày 2/4/1988 của Ban Tổ chức của Chính phủ như sau: “ Trong quá trình nghiên cứu sắp xếp tổ chức thấy còn nhiều vướng mắc chồng chéo giữa các bộ về chức năng, nhiệm vụ quản lí hành chính Nhà nước đối với một số công tác như giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng, giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Y tế, Tổng Công đoàn Việt Nam, giữa Bộ Thuỷ lợi với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, giữa Bộ Công nghiệp nhẹ, Tổng cục Hóa chất với những bộ khác…nhưng chưa được giải quyết” [64, 6].

Về sắp xếp, kiện toàn, tổ chức bộ máy Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, trong Phông có các văn bản như: Tờ trình của Ban Tổ chức của Chính phủ ngày 27/01/1977 trình Thường vụ Hội đồng Chính phủ về đề nghị kiện toàn tổ chức và tăng cường tổ chức và hoạt động của Ban Tổ chức của Chính phủ; Quyết định số 131-CP ngày 27/3/1979 của Hội đồng Chính phủ về việc sắp xếp một số Vụ trong Ban Tổ chức của Chính phủ; Quyết định số 273/TCCP ngày 14/6/1990 của Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ về tổ chức bộ máy giúp Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ [115].

Ngoài những văn bản đã kể trên, còn có Đề án tổ chức bộ máy cơ quan Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ. Bản Đề án này là sự cụ thể hóa Nghị định số 135-HĐBT ngày 7/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Tìm hiểu văn bản này sẽ giúp độc giả hiểu được hướng đi ban đầu của Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ trong việc xây dựng tổ chức bộ máy cơ quan Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ [116].

Một phần của tài liệu Nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia III (Trang 44 - 50)