Nhóm tài liệu khen thưởng cán bộ

Một phần của tài liệu Nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia III (Trang 82 - 86)

- Thông tin tài liệu của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (19731994)

1977 1979 Giảm Tỉ lệ % Bộ Điện và Than 400 320 80

2.2.3.8. Nhóm tài liệu khen thưởng cán bộ

Nhóm tài liệu về khen thưởng cán bộ trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1973-1994) chiếm một số lượng không nhiều (06 hồ sơ). Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu không giới thiệu nhóm tài liệu này. Bởi vì: trong quá trình công tác, cán bộ đạt được những thành tích xuất sắc được cơ quan, tổ chức khen thưởng sẽ là động lực tốt thúc đẩy họ hoạt động tích cực và hăng say hơn; qua đó thấy được sự ghi nhận của cơ quan, tổ chức với những đóng góp của mình.

Phản ánh về vấn đề khen thưởng cán bộ, trong Phông Lưu trữ nói trên có một số thể loại văn bản như: hướng dẫn, công văn, tờ trình, báo cáo...cụ thể như sau:

* Tài liệu hướng dẫn về thi đua, khen thưởng:

Như trên đã trình bày, tài liệu về thi đua, khen thưởng chiếm số lượng không nhiều trong Phông. Trong đó, tài liệu hướng dẫn về thi đua, khen thưởng chúng tôi tìm thấy có bản Hướng dẫn số 383-TCCP-TH ngày 21/5/1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về thi đua khen thưởng. Văn bản này thuộc tập tài liệu của BTCCBCP về công tác thi đua khen thưởng năm 1993 [84].

Năm 1993, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ đã phát động phong trào thi đua khen thưởng trong toàn ngành từ Trung ương đến địa phương và đã ban hành Hướng dẫn số 383 ngày 21/5/1993 nói trên để hướng dẫn các nội dung thi đua chính và việc tính điểm của từng mức khen thưởng. Theo văn bản hướng dẫn này, bằng khen cho cá nhân được dành cho cán bộ tổ chức nói chung, thực sự hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công, trong công tác có nhiều sáng kiến (từ 3 sáng kiến trở lên) được áp dụng có hiệu quả trong công tác quản lí, hoặc chuyên môn nghiệp vụ và phải được 80% số phiếu của tập thể Ban xác nhận (hoặc Hội đồng thi đua), có tư cách đạo đức tốt…được xem xét đề nghị tổ chức cấp trên xét thưởng và cấp bằng khen vào dịp tổng kết hàng năm của ngành [84, 2]. Đó là phong trào tiêu biểu để các Bộ, ngành và địa phương thi đua thực hiện và hướng dẫn phong trào ở các cơ sở thuộc Bộ, ngành, địa phương quản lí.

* Tài liệu về xét khen thưởng:

Về vấn đề xét khen thưởng được phản ánh trong các văn bản như: tờ trình, công văn. Chẳng hạn, trong hồ sơ v/v khen thưởng BTCCQ tỉnh Kiên Giang năm 1991 có Tờ trình số 11/TT-UB ngày 02/4/1991 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc đề nghị khen thưởng thành tích thực hiện kế hoạch Nhà nước 3 năm chủ yếu năm 1990 [75]; Công văn số 213/TCCP ngày 23/4/1991 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc khen thưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Kiên Giang [75].

* Tài liệu phản ánh thành tích thi đua và kết quả khen thưởng:

Thành tích thi đua và kết quả khen thưởng được phản ánh qua các Báo cáo như: Báo cáo tình hình công tác thi đua khen thưởng năm 1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ [84, 10]; Báo cáo tổng kết thi đua khen thưởng của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp năm 1993 [85]; Báo cáo thành tích thi đua khen thưởng năm 1993 của Ban Tổ chức chính quyền các tỉnh [86]; Báo cáo tổng kết công tác thi đua của Ban Tổ chức chính quyền Vĩnh Phú năm 1988 [67]; Báo cáo thành tích năm 1990 của Ban Tổ chức tỉnh Kiên Giang [75, 6]; ...

Qua những tài liệu đó, độc giả thấy được sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trong công tác thi đua khen thưởng.

Theo Báo cáo tình hình công tác thi đua khen thưởng năm 1993 của Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ, có 22 tỉnh, thành phố, 13 bộ, ngành gửi văn bản đăng kí thi đua về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ; thể hiện sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua ở bộ, ngành và địa phương. Nhiều vụ tổ chức - cán bộ và Ban Tổ chức chính quyền đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên các mặt công tác tham mưu cho lãnh đạo bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh ủy; đồng thời nhanh chóng củng cố, ổn định tổ chức (bao gồm cả các doanh nghiệp), tiến hành quy hoạch, sắp xếp cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thực hiện tốt các chính sách cán bộ nghỉ hưu, giảm biên chế, chính sách cải tiến tiền lương mới…Đối với các địa phương còn tham mưu xây dựng, củng cố chính quyền các cấp; xây dựng các văn bản luật chính quyền địa phương, thực hiện công tác địa giới hành chính…đều đã đạt những thành tích đáng kể, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những thành tích xuất sắc đó đã được phản ánh, đánh giá đầy đủ trong báo cáo tổng kết năm 1993 của ngành và đã được thông qua tại hội nghị, trong đó có đoạn viết: “Với những kết quả bước đầu ấy, bộ máy Nhà nước ở Trung ương được kiện toàn, chính quyền địa phương được củng cố một bước quan trọng, góp phần không nhỏ vào giữ

vững và củng cố sự ổn định chính trị và đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị ở nước ta” [84, 10].

Kết quả xét thi đua khen thưởng năm 1993 được phản ánh cụ thể trong Báo cáo, ví dụ như:

- Tính đến 31/12/1993 có 32 tỉnh, thành phố, 6 bộ, ngành Trung ương có hồ sơ gửi đến Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ đề nghị xét thi đua khen thưởng. Trong số 32 tỉnh, thành phố có 19 địa phương đủ thủ tục yêu cầu; 5 tỉnh gồm: Quảng Bình, Phú Yên, Bắc Thái, Khánh Hòa, Hà Giang thiếu các thủ tục chính, Hội đồng không xét được; 2 tỉnh Gia Lai, Lao Cai đạt điểm thấp; Thành phố Hồ Chí Minh không đề nghị, chỉ đề nghị 2 huyện, quận; 5 tỉnh phải xét hạ cấp đó là: Nam Hà, Quảng Ngãi, Sơn La, Lâm Đồng, Ninh Thuận.

- Về cá nhân, có 10 tỉnh đề nghị khen 16 đồng chí, trong đó có 10 đồng chí trưởng, phó ban tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố. Hội đồng thi đua quyết định chỉ xem xét các đối tượng thuộc ban quản lí, chưa xét các đối tượng vượt cấp [84, 11].

Ở địa phương, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Kiên Giang là một cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND Tỉnh chỉ đạo, quản lí về tổ chức bộ máy - cán bộ các cơ quan Nhà nước từ tỉnh xuống huyện, thị và cơ sở. Qua Báo cáo thành tích năm 1990

của Ban Tổ chức tỉnh Kiên Giang, độc giả thấy được nhiệm vụ chủ yếu năm

1990 mà UBND Tỉnh giao cho Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh và những thành tích đã đạt được. Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh trong năm 1990 có nhiệm vụ giúp UBND Tỉnh kiện toàn, củng cố tổ chức, tinh giản biên chế, nâng cao năng lực quản lí, điều hành của bộ máy chính quyền Nhà nước từ cấp tỉnh xuống huyện, thị xã, phường, thị trấn trong Tỉnh. Báo cáo cho thấy: vào thời điểm đó, Ban có 16 cán bộ tổ chức các ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã mỗi đơn vị từ 1 đến 2 chuyên viên. Ban luôn quan tâm nghiên cứu sắp xếp, điều chỉnh sự phân công ngày càng hợp lí và ổn định. Mặt khác, luôn chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ (cử 29 cán bộ dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức chính quyền tại Thành

phố Hồ Chí Minh); đồng thời thường xuyên trao đổi với các ngành, các huyện, thị xã sắp xếp bố trí cán bộ toàn ngành phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới; …[75, 11].

Một phần của tài liệu Nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia III (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)