Nhóm tài liệu về điều động cán bộ

Một phần của tài liệu Nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia III (Trang 65 - 70)

- Thông tin tài liệu của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (19731994)

2.2.3.4.Nhóm tài liệu về điều động cán bộ

Điều động cán bộ là chuyển cán bộ từ vị trí công tác đang làm việc ở đơn vị này sang vị trí công tác khác trong đơn vị hoặc chuyển ra ngoài đơn vị.

Đối tượng được điều động gồm cả lãnh đạo đương chức và dự bị, đều nằm trong diện quy hoạch cán bộ; cán bộ được cử đến do yêu cầu của nhiệm vụ, công vụ; cán bộ có nguyện vọng từ cơ quan này chuyển sang cơ quan khác sau khi đã được cơ quan quản lí và cơ quan tiếp nhận chấp thuận.

Nhóm tài liệu về điều động cán bộ của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III có 10 hồ sơ với nhiều thể loại tài liệu khác nhau như: quyết định, kế hoạch…của nhiều tác giả khác nhau.

* Tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn về công tác điều động cán bộ:

Nhóm tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn về công tác điều động cán bộ trong Phông có một số thể loại như: quyết định, thông tri,... Nghiên cứu nhóm tài liệu này sẽ cung cấp cho độc giả các thông tin về chủ trương trong việc điều động cán bộ và kết quả thực hiện trong thực tế.

Ví dụ: Quyết định số 27-CP ngày 28/01/1978 của Hội đồng Chính phủ về việc điều động cán bộ hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc đi tham gia cải tạo nông nghiệp ở miền Nam [184, 21]; Thông tri số 58-TT/TW ngày 28/10/1978 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc tăng cường cán bộ cho miền Nam [184, 6-7];....

* Tài liệu về kế hoạch điều động cán bộ:

Nhóm tài liệu về kế hoạch điều động cán bộ trong Phông có văn bản như: Kế hoạch số 1979 TC/TW ngày 13/10/1978 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam điều động tiếp cán bộ tăng cường cho các tỉnh miền núi [184, 1-5].

* Tài liệu về tình hình thực hiện công tác điều động cán bộ:

Nhóm tài liệu này được phản ánh qua các văn bản như: Báo cáo của Ban Tổ chức của Chính phủ về tăng cường cán bộ cho các tỉnh, thành phố phía Nam năm 1977 [182]; Báo cáo về điều động cán bộ cho huyện năm 1983 của Ban Tổ chức của Chính phủ [190]...

Bản Kế hoạch 1979 TC/TW ngày 13/10/1978 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam điều động tiếp cán bộ tăng cường cho các tỉnh miền núi cho thấy, mục đích của đợt điều động cán bộ lần này nhằm “kiện toàn một bước cấp tỉnh và cấp huyện, chủ yếu là cấp huyện đủ sức chỉ đạo cơ sở đẩy mạnh sản xuất, xây dựng lực lượng củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu đánh bại mọi âm mưu của kẻ thù”. Kế hoạch xác định rõ:

- Ở cấp huyện: cần kiện toàn các Ban huyện ủy, chủ yếu là các Ban thường vụ huyện ủy, các Ban tổ chức, tuyên huấn, kiểm tra, nông lâm nghiệp, thuỷ lợi, công nghiệp, xây dựng, giao thông, thương nghiệp đời sống, kế

hoạch thống kê, lao động, tài chính, lương thực thực phẩm, công an, huyện đội, bưu điện, văn hóa - thông tin, y tế, giáo dục, thanh niên, phụ nữ.

Mỗi ban cần có đủ trưởng ban và phó ban (theo Quyết định số 139 của Chính phủ) và một số cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có khả năng giúp việc (số cán bộ làm được việc nên chiếm ít nhất khoảng 1/3 biên chế đã cho) [184, 2].

- Ở cấp tỉnh: kiện toàn đủ trưởng phó ty còn thiếu, bổ sung một số cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết vốn công tác ở tỉnh mà đã điều động về kiện toàn cho huyện và cơ sở, hoặc bổ sung để đảm bảo tính đồng bộ, giúp cho công việc của các phòng, ty chuyên môn chạy đều.

Ngoài yêu cầu này, các ngành có thể có kế hoạch bổ sung cán bộ nhân viên thường xuyên theo yêu cầu biên chế của các tỉnh, huyện mà địa phương không thể giải quyết được như bổ sung giáo viên cấp 1, cấp 2, cấp 3; y bác sĩ; công an viên; giao thông viên… [184, 3].

Kế hoạch còn nêu rõ cách giải quyết yêu cầu; những trường hợp không nên điều đi công tác miền núi; vấn đề bàn giao, tiếp nhận cán bộ, tổ chức bồi dưỡng và bố trí công tác và giải quyết một số chế độ cần thiết.

Bên cạnh việc điều động cán bộ tăng cường cho các tỉnh miền núi, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng nhận thấy vấn đề tăng cường cán bộ cho miền Nam là hết sức cần thiết. Bởi vì: từ ngày giải phóng miền Nam, đội ngũ cán bộ ở miền Nam đã có những biến đổi quan trọng về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Lực lượng cán bộ tại chỗ phát triển nhanh qua các phong trào cách mạng của quần chúng, đồng thời hàng vạn cán bộ các loại từ cơ quan Trung ương và các tỉnh miền Bắc được điều động đến. Do vậy, về căn bản, đã đáp ứng được các nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam. Tuy nhiên, nhiều nơi chưa bố trí và sử dụng tốt, chưa phát huy hết khả năng của cán bộ; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa thật tích cực; việc phân bổ lực lượng cán bộ xét trên phạm vi cả nước còn chưa hợp lí, trong đó ở miền Nam vẫn tương đối mỏng và yếu, nhất là ở cơ sở và cấp huyện.

Trong Thông tri số 58-TT/TW ngày 28/10/1978 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc tăng cường cán bộ cho miền

Nam có nêu rõ: “Từng ngành Trung ương có trách nhiệm cùng với tỉnh soát lại lực lượng cán bộ của ngành ở tỉnh và huyện, tham gia ý kiến với tỉnh về việc bố trí, sử dụng cán bộ. Đồng thời, các ngành Trung ương có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho các đồng chí trưởng, phó ty, trưởng, phó phòng ở miền Nam, đi sát giúp đỡ xây dựng bộ máy, xác định chức năng, nhiệm vụ, cải tiến lề lối làm việc để giúp các ty, phòng mau chóng nắm được nhiệm vụ và biết cách làm việc.

Trên cơ sở sử dụng hợp lí và phát huy thật tốt lực lượng cán bộ hiện có, đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương mà xác định cụ thể số cán bộ còn thiếu cần được tăng cường ở mỗi cấp, mỗi ngành; không tăng cường cán bộ một cách dàn đều, tràn lan [184, 6-7].

Thông tri cũng nêu rõ: trước hết, cần tập trung sức tăng cường cán bộ cho cơ sở, nhất là những cơ sở yếu kém và thuộc vùng xung yếu; kiện toàn cho được các đảng ủy, chi ủy và các chức vụ chủ chốt: bí thư, chủ tịch, xã đội trưởng, công an trưởng, đồng chí phụ trách dân vận. Nguồn cán bộ này chủ yếu do từng tỉnh tự giải quyết; rút bớt ở các ngành của tỉnh, huyện những cán bộ chính trị có kinh nghiệm công tác đảng, công tác quần chúng để đưa về tăng cường cho xã, ấp. Đối với một số xã thuộc miền núi và số xã có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa hoặc đồng bào dân tộc từ miền Bắc di cư vào, nếu tỉnh không có đủ cán bộ đưa về, thì có thể yêu cầu tăng cường một số cán bộ xã từ miền Bắc vào.

Đối với cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật, nghiệp vụ của ngành ở tỉnh, huyện và cơ sở trực thuộc Trung ương thì từng ngành Trung ương có kế hoạch kiện toàn và bổ sung cho những nơi còn thiếu, yếu. Chú trọng trước hết và kiện toàn cán bộ những vùng xung yếu: thành phố lớn, vùng biên giới Tây Nam, vùng dân tộc, vùng tôn giáo, những địa phương, những cơ sở trọng điểm của từng ngành. Trước mắt, đến cuối năm 1978, phải có kế hoạch tăng cường cán bộ đáp ứng những nhu cầu cấp bách nhất và chuẩn bị cho việc kiện toàn các tỉnh ủy, huyện ủy trong đại hội các đảng bộ đầu năm 1979....

Thông tri cũng đề cập cụ thể quyền lợi của các cán bộ được điều động vào miền Nam như: trước khi nhận công tác, những cán bộ được điều động

vào miền Nam phải được bồi dưỡng về tình hình, nhiệm vụ, các chủ trương, chính sách ở miền Nam hiện nay. Sau khi đã nhất trí kế hoạch điều động của các ngành Trung ương và tỉnh miền Bắc, các tỉnh miền Nam cần làm tốt việc tiếp nhận cán bộ, bồi dưỡng về tình hình và nhiệm vụ của địa phương, bố trí đúng ngành nghề và đúng chức vụ đã thỏa thuận với các ngành Trung ương khi điều động. Cần chăm lo chu đáo đời sống của anh, chị, em, cố gắng giúp đỡ anh em đưa vợ con vào cùng trong điều kiện và khả năng cho phép [184, 6-7].

Về phía các cơ quan Nhà nước có những văn bản phản ánh về việc điều động cán bộ, chẳng hạn như: Quyết định số 27-CP ngày 28/01/1978 của Hội đồng Chính phủ về việc điều động cán bộ hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc đi tham gia cải tạo nông nghiệp ở miền Nam. Quyết định này phản ánh: có khoảng 4.000 cán bộ của các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc được giao nhiệm vụ đi tham gia cải tạo nông nghiệp ở miền Nam trong thời gian 4 năm. Quyết định cũng nêu rõ tiêu chuẩn cán bộ được lựa chọn tham gia như phải có năng lực và đạo đức, sau đó họ sẽ được Bộ Nông nghiệp bồi dưỡng trước khi vào miền Nam công tác [184, 21].

Quyết định nói trên cũng quy định cụ thể các quyền lợi mà cán bộ hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc đi tham gia cải tạo nông nghiệp ở miền Nam được hưởng, chẳng hạn như:

- Được cấp sinh hoạt phí hàng tháng;

- Được hưởng các khoản phụ cấp khu vực, phụ cấp đông con (nếu có), chế độ công tác phí, chế độ nghỉ phép năm, chế độ khám bệnh và điều trị như đối với công nhân, viên chức Nhà nước. Nếu bị tai nạn lao động cũng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

- Khi điều động được hưởng khoản trợ cấp một lần;

- Trong thời gian công tác, được mua lương thực, thực phẩm, vải mặc theo định lượng và giá cả như đối với công nhân, viên chức Nhà nước. Được phân phối các hàng công nghệ phẩm khác tùy theo khả năng của Nhà nước... [184, 21]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia III (Trang 65 - 70)