Mô hình của Thụy Điển

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 34)

1.4.2.1. Bộ máy đăng kí và lực lượng nhân sự

- Cơ quan Đo đạc đất đai quốc gia trực thuộc Bộ Môi trường với 04 bộ phận chuyên môn: Dịch vụ địa chính; Đăng kí quyền; Thông tin địa lý và Đất đai; Thương mại và bản đồ.

- Nhân viên địa chính và nhân viên quản lý đất đai là hai chức danh chủ yếu tiến hành các hoạt động đăng kí đất đai tại Thụy Điển.

1.4.2.2. Thủ tục đăng kí đất đai

Thủ tục đăng ký đất đai bao gồm 2 nhóm hoạt động (địa chính và đăng kí quyền).

- Thủ tục địa chính (thủ tục hình thành bất động sản): được xử lý bởi cơ quan địa chính và do cán bộ địa chính phụ trách, với các hoạt động như hợp thửa, tách thửa, định ranh giới bất động sản, xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề,… Sau khi các thủ tục địa chính được hoàn thành, thông tin về đơn vị bất động sản sẽ được ghi nhận vào Sổ Đăng kí bất động sản.

- Đăng kí quyền: được giải quyết tại các VPĐK đất với các hoạt động như đăng kí quyền sở hữu, đăng kí thế chấp, đăng kí đất thuê, đăng kí quyền thuê mặt bằng, đăng kí tài sản trên đất,… Với thành công của công nghệ thông tin, Thụy Điển đã đạt được sự hợp nhất giữa thủ tục địa chính và thủ tục đăng kí. (Hoàng Văn Trung, 2019).

1.4.2.3. Mô hình tổ chức và nội dung thông tin đất đai đăng kí

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012 cho biết:

Dữ liệu bất động sản đã được đăng kí và lưu giữ, công bố thông qua một sổ đăng kí điện tử gọi là sổ Đăng kí bất động sản, do Cơ quan đo đạc đất đai quốc gia quản lý và vận hành. Sổ Đăng kí biến động bất động sản bao gồm 05 phần: Phần tổng quát, phần đăng kí quyền, phần địa chỉ, phần công trình trên đất và phần dữ liệu định giá tính thuế.

Ngoài các thông tin về địa chính và chủ quyền mà cơ quan Đo đạc Đất đai quốc gia có được từ chính hoạt động của mình, các thông tin về quy hoạch, về giá trị bất động sản cũng được các cơ quan quản lý liên quan chuyển đến, cập nhật thường xuyên, liên tục trong Sổ đăng kí bất động sản với quy trình đăng kí, xử lý,

cập nhật thông tin được pháp luật quy định chặt chẽ.

1.4.2.4. Một số kinh nghiệm áp dụng vào Việt Nam

- Các nước trên thế giới đều coi hoạt động đăng ký đất đai (kể cả việc cấp GCN) là hoạt động dịch vụ công mà không phải là hoạt động quản lý nhà nước và do tổ chức dịch vụ công của Nhà nước thực hiện.

- Mô hình cơ quan đăng ký đất đai ở các nước trên thế giới đều được tổ chức theo mô hình một cấp. Trong đó phần lớn các nước cơ quan đăng ký trực thuộc cơ

quan quản lý đất đai ở Trung ương và có các chi nhánh trực thuộc được bố trí theo khu vực tùy theo nhu cầu giao dịch mà không bố trí theo đơn vị hành chính như: Anh, Thuỷ Điển, Australia...; một số nước tổ chức thành các cơ quan đăng ký ở cấp tỉnh và có các chi nhánh phụ trách từng khu vực như: Hoa Kỳ…

Cơ quan đăng ký đất đai ở các nước đều có các điểm chung: có thẩm quyền thực hiện tất cả các công việc của thủ tục đăng ký đất đai từ việc tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký đến khi trả kết quả; kể cả việc ký cấp GCN và việc tính, thu các loại thuế, phí, lệ phí nộp vào ngân sách; do đó bảo đảm cơ chế "một cửa” được tuân thủ tuyệt đối (người dân chỉ đến duy nhất một nơi là cơ quan đăng ký để làm mọi thủ tục mà không phải đến nơi khác để tính và thu nghĩa vụ tài chính như ở Việt Nam).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w