Nhà nước thực hiện thống nhất việc quản lý về đất đai giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài nguyên đất, đưa ra các chính sách quản lý hiệu quả cũng như thực hiện việc thu các nghĩa vụ tài chính liên quan đến sử dụng, giao dịch về đất đai cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, đăng ký đất đai cũng là cơ sở để cung cấp thông tin, chứng cứ pháp lý cho các chủ thể sử dụng đất và các bên liên quan để thực hiện các quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, có các quyết định hợp lý trong sử dụng và giao kết dân sự về đất đai và tài sản, có cơ sở pháp lý bảo đảm cho các khoản vay phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của các chủ thể.
Văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai có quá nhiều, luôn thay đổi, khi người sử dụng đất có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần; một số điều, khoản trong Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể đến từng chi tiết hoặc trái về nội dung, dẫn đến cách hiểu của mọi người khác nhau và quy trình thủ tục kéo dài do không đồng nhất quan điểm (ví dụ như: khoản 1 Điều 105Luật Đất đai 2013 và khoản 2, Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trái về thẩm quyền cấp GCN; theo khoản 9, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 với Điều 108 Luật Đất đai và Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thời điểm xác định nghĩa vụ tài chính; không thống nhất cách hiểu cùng một nội dung như khoản 5, Điều 98 Luật Đất đai 2013; hay khó thực hiện trong thực tế khoản 5, Điều 98 Luật Đất đai 2013; hoặc văn bản hướng dẫn trái với quy định của Luật như khoản 2 Điều 9 Thông tư số 09/2016/TTLT-BTP-BTNM với khoản 2, Điều 97 Luật Đất đai 2013...).
Cho hướng xử lý đối với các trường hợp giấy đổi chứng nhận QSD đất có một phần diện tích hiện trạng thuộc hành lang an toàn giao thông (đường Quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường liên xã) mà thửa đất có nguồn gốc sử dụng sau thời điểm quy định hành lang đường;
Hướng dẫn việc cấp đổi các trường hợp sử dụng đất có trước quy hoạch và một số các tuyến đường hiện nay cơ quan quản lý chưa xác định được thời điểm quy hoạch và công bố quy hoạch .
* Tăng cường giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật
Để VPĐK hoạt động có hiệu quả cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng đất.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của mô hình VPĐK các chủ trương cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai của Đảng và Nhà nước, Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký quyền sử dụng đất. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai đối với đội ngũ cán bộ, công chức và lao động công tác tại VPĐK thông qua việc bồi dưỡng, đào tạo lại kiến thức pháp luật.