Tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởn ước ta

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau, tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 44 - 48)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.1.4.2. Tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởn ước ta

nước ta và ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế:

Sự nghiệp đổi mới của nước ta được bắt đầu từ năm 1986. Sau hơn hai mươi lăm năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã trở thành nền tảng kinh tế - xã hội của đất nước. Những thành tựu đạt được trong kinh tế đã thổi luồng sinh khí mới vào lĩnh vực chính trị tư tưởng. Sự năng động trên lĩnh vực kinh tế vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự năng động, sáng tạo của tư duy. Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Kinh tế liên tục phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, môi trường chính trị được ổn định. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007; là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009…

Mặc dù vậy, các chỉ số về kết cấu hạ tầng, chỉ số phát triển con người còn ở mức thấp, phân hóa giàu nghèo trong xã hội còn gay gắt, làm gia tăng sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận và thụ hưởng nền giáo dục. Thực trạng ấy là thách thức cho công tác giảng dạy lý luận chính trị trong tình hình hiện nay, cần phải có sự chuyển đổi cho phù hợp với sự vận động của cuộc sống.

Trong quá trình đổi mới, công tác giảng dạy chính trị luôn đặt lên trong mối quan hệ khắng khít với công tác tư tưởng và lý luận. Cùng với thực tiễn đổi mới, công tác giáo dục chính trị đồng thời phát triển bám sát thực tiễn, kịp thời rút ra những kết luận, giữ vai trò định hướng cho nhận thức xã hội nói chung và công tác giáo dục lý luận ở các trường TC. Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã đạt nhiều thành tựu nổi bật về mặt lý luận như: Luận giải được những nhận thức mới về chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay, khẳng định vai trò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng CNXH, nhận thức mới về mô hình và con đường đi lên CNXH… Do đó, giáo dục chính trị cho học sinh đòi hỏi phải thường xuyên liên hệ thực tiễn, làm cho học sinh nhận thức sâu sắc hơn vấn đề lý luận, đồng thời tạo hứng thú, động lực để học sinh học tập, nghiên cứu.

Quan niệm duy vật lịch sử nhìn nhận sự hình thành và phát triển của nhân cách trong tính quy định của những điều kiện kinh tế - xã hội. Bởi vậy, giáo dục chính trị cho học sinh trong điều kiện hiện nay, không thể không tính đến mối liên hệ giữa nhân cách và cơ chế thị trường, cơ chế đang chi phối mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội và con người. Ưu thế của cơ chế thị trường là giải phóng sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học – công nghệ, khả năng tác động nhiều mặt lên sự phát triển xã hội. Nhưng cũng chính cơ chế thị trường đã đẩy nhanh sự phân cực giàu nghèo, làm sâu sắc hơn những bất bình đẳng xã hội, phá vỡ sự cân bằng giữa tự nhiên và xã hội, giữa tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Trong những điều kiện như vậy, sự phát triển của giáo dục nước nhà nói chung và giáo dục lý luận chính trị nói riêng không tránh khỏi những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực.

Về tác động tích cực: cơ chế thị trường tạo nên sự năng động trong toàn xã hội và nâng lên đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Từ đó, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố vững chắc. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi đối với công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cho học sinh. Nhiều học sinh vượt khó vươn lên trong học tập, sẵn sàng tham gia phong trào thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ lập nghiệp… chính là nhờ họ đã có một lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp.

Chuyển sang cơ chế thị trường, biến chuyển bao trùm và dễ nhận thấy trong sự phát triển con người là sự gia tăng tính tích cực của cá nhân. Trong cơ chế thị trường, lợi ích cá nhân được khuyến khích và bảo đảm bằng pháp luật. Đồng thời cơ chế thị trường còn tạo ra các điều kiện thuận lợi để con người tham gia vào các quan hệ, các hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng. Hơn thế, cạnh tranh với tính cách một thuộc tính tất yếu của cơ chế thị trường luôn đặt con người vào tình thế phải quyết chọn, phải nỗ lực vượt bậc. Do vậy, trong kinh tế thị trường việc học tập lý luận chính trị của học sinh cũng linh hoạt và thực tế hơn.

Dưới áp lực của cạnh tranh, con người trong cơ chế thị trường luôn phải thể hiện, tự khẳng định. Theo đó cơ chế thị trường tạo lập môi trường cạnh tranh ngay trong đội ngũ những người làm công tác giảng dạy chính trị. Quy luật thị

trường tạo ra sự sàng lọc khắt khe, sự đào thải nghiêm khắc, đòi hỏi mỗi nhà giáo phải không ngừng vươn lên về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, trau dồi đạo đức… Cơ chế thị trường làm nảy sinh những quan niệm mới về giáo dục chính trị. Những quan niệm có tính bảo thủ, xơ cứng về giáo dục chính trị thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp không còn cơ sở để tồn tại, mà thay vào đó tư duy năng động, cởi mở và có xu hướng thực tế, hiệu quả hơn.

Về tác động tiêu cực: Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta đã chỉ ra mặt tiêu cực của kinh tế thị trường đối với tư tưởng, tinh thần của con người là: “…về khách quan mà nói kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, …”[13, tr 29 – 30]. Hiện nay, có một bộ phận học sinh do nhiều nguyên nhân mà chưa có lý tưởng sống đúng đắn nên họ học hành mang tính đối phó, chỉ lo kiếm tiền mà không lo rèn luyện nhân cách của mình. Một số học sinh chỉ lo hưởng thụ, chạy theo “mốt” đôi khi bất chấp cả việc xâm phạm lợi ích của người khác, gây tổn hại đến danh dự người khác, một bộ phận chỉ lo tiền tài danh vọng, do vậy trong học tập họ chỉ chú trọng các môn chuyên ngành và xem nhẹ môn chính trị.

Cơ chế kinh tế thị trường cũng tạo nên những thách thức lớn đối với công tác giảng dạy môn chính trị. Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ quốc tế, niềm tin, lý tưởng cộng sản, đạo đức cách mạng, lập trường giai cấp công nhân… phải đấu tranh quyết liệt với chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng. Nó phản ánh sự đối lập giữa mặt tích cực và tiêu cực trong nhận thức của mỗi con người. Hiện tượng thương mại hóa đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của giáo dục chính trị, những mâu thuẫn của cuộc sống đang dội vào ghế nhà trường làm cho giáo dục chính trịđứng trước những thách thức. Từ đó, làm cho một bộ phận học sinh dao động, mơ hồ, mất phương hướng. Trong điều kiện như vậy, làm cho giáo dục chính trị trong các trường TC kinh tế kỹ thuật có trách nhiệm phải hình thành và củng cố trong học sinh một niềm tin sâu sắc vào những giá trị đích thực và lâu bền của mỗi người: tình thương, trách

nhiệm, lương tâm, sự trung thực và khiêm tốn, lòng yêu nước, yêu CNXH, có niềm tin vào lý tưởng cộng sản. Mặt khác, người thầy cô giáo phải phấn đấu, phải là tấm gương mẫu mực, sáng tạo…

Sự phân tích trên cho thấy, kinh tế thị trường tác động lên nhận thức, tư tưởng con người theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực; thành quả công cuộc đổi mới mang lại nhiều thuận lợi cơ bản cho sự phát triển và đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học chính trị những mâu thuẫn nảy sinh từ đời sống kinh tế xã hội cũng trở thành thách thức không nhỏđối với dạy học chính trị cho học sinh.

Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế:

Ngày nay "toàn cầu hoá" là một xu thế khách quan, nó đã và đang lôi kéo các quốc gia dân tộc vào vòng quay và lộ trình của nó.

Vấn đề toàn cầu hoá sẽ tiếp diễn như thế nào đó còn là một chủ đề cần phải tiếp tục. Song trên thực tế, toàn cầu hoá mà cũng có thể gọi là phương Tây hoá đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của các quốc gia dân tộc ...mà giáo dục đào tạo là một lĩnh vực xã hội đang chịu cơn sang chấn phải thay đổi và bắt kịp tiến trình toàn cầu hoá.

Qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, tham gia hội nhập quốc tế đã mang tới cho nền kinh tế Việt Nam một luồng gió mới với những bước khởi sắc đáng tự hào, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao và ổn định, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong hội nhập, Việt Nam vẫn là một đất nước hòa bình và ổn định về chính trị, đó là niềm tự hào của người Việt Nam, được bạn bè thế giới cộng nhận đó cũng là điều thuận lợi lớn để giáo dục chính trị xậy dựng niềm tin cho học sinh vào sự nghiệp cách của Đảng.

Hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho học sinh – sinh viên có điều kiện tiếp thu văn minh nhân loại, học tập và ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới, trở nên tự tin hơn với một tầm nhìn xa hơn hướng ra thế giới. Song, hội nhập cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Một bộ phận học sinh bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai, buông thả, quay lưng với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nguy hiểm hơn hết, cuộc sống dư giả về vật chất khiến một bộ phận giới trẻ chấp nhận lối sống hưởng thụ, đặt lợi ích cá

nhân trước lợi ích tập thể, chối bỏ trách nhiệm với cộng đồng, sống không có lý tưởng và mơước.

Mặt khác, xu thế quốc tế hóa – toàn cầu hóa hiện nay, những biến động của tình hình thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giáo dục lý luận chính trị cho học sinh. Trong thời gian qua, tình hình kinh tế - chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mỹ đã khiến các nhà tư bản thế giới không khỏi bất ngờ, quay trở lại để tìm hiểu về quy luật kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thế giới đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức nhưng cũng tạo cơ hội cho nhiều người nếu biết nắm bắt. Những yếu tố đó đòi hỏi mỗi học sinh phải có sự năng động linh hoạt trong quá trình lĩnh hội và vận dụng tri thức. Toàn cầu hóa là chất xúc tác, là đoàn bẩy quan trọng, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu để học sinh – sinh viên Việt Nam tiếp xúc với các yếu tố thời đại, kế thừa có chọn lọc các yếu tố truyền thống sao cho phù hợp với tình hình hiện nay. Giáo viên dạy chính trị phải có nhiệm vụ hướng học sinh chọn lọc các yếu tố hiện đại và truyền thống, hội nhập với các nền văn hóa khác nhưng không bị hòa tan vào trong đó – không tự đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Đúng như Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII Đảng ta nhấn định: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước…”[16; 21].

Chính điều đó làm cho công tác giáo dục chính trị trở nên ngày càng cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Vì giáo dục chính trị không chỉ giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan mà còn định hướng lý tưởng sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai của đất nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau, tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)