Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học, tự rèn luyện của

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau, tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 76)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.2. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học, tự rèn luyện của

học sinh trong học tập môn Chính trị

Tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học, tự rèn luyện của học sinh trong học tập môn chính trị thực chất là sự hiểu biết, cố gắng nhận thức và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Đó là quá trình học tập mang tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.

Vấn đề này, theo tác giả Kharlanôp – nhà giáo dục Xô viết: Tích cực trong học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủ động, tự giác, có nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng, những hành động trí óc và tay chân nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng chúng vào học tập và thực tiễn. Điều đó đòi hỏi người học không ngừng nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu: Tự học, tự nghiên cứu là hình thức hoạt động có mục đích của cá nhân người học, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức. Hoạt động tự học, tự nghiên cứu do chính người học tiến hành ở lớp, ở nhà, ở mọi nơi, mọi lúc. Tự học có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, nhưng có tính độc lập cao, được xem là chìa khóa vàng của giáo dục hiện đại, phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin và kinh tế tri thức hiện nay. Tự học thực chất là hoạt động độc lập của người học với các nguồn tri thức có sẵn như các giáo trình; các tài liệu tham khảo khác như: sách, báo, tạp chí, Internet… dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên, người học tìm tòi, khám phá hoặc chọn lọc, bổ sung, hệ thống hóa các kiến thức cần nắm…. Bàn về tự học, Khổng Tử cũng từng dạy rằng: Tự mình làm công việc sẽ suôn sẻ, tự mình nghĩ thì đầu óc sẽ khơi thông, tự mình học thì đường đời sẽ thuận lợi; Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Phải lấy tự học làm cốt”. Chính Người cũng là một tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học. Nhà nghiên cứu Vasiliep

đã viết trong tác phẩm “Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh”: Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời. Đây hoàn toàn không phải là sự suy tôn thái quá mà qua các tài liệu lịch sử cho thấy, Người đã miệt mài học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học; khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm (ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau” [31; 465]. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”. Trong tập “Nhật ký trong tù” của Bác có bài “Nghe tiếng giã gạo”, Bác viết:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công.”

Đó cũng chính là ý chí tự học, tự rèn và phấn đấu không mệt mỏi của người cách mạng. Ngày nay, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thế hệ trẻ nước nhà cần phải học ở Người tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Người căn dặn: Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Là học sinh - sinh viên Việt Nam ai cũng phải nỗ lực học tập để góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, đặc biệt là sinh viên ở các trường TCCN và TC nghề, các bạn là lực lượng lao động được đào tạo trực tiếp góp phần vào đội ngũ lao động có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đất nước đã bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, cơ hội mở ra nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thương trường, sản phẩm của Việt Nam có cạnh tranh nổi với các nước khác hay không, trình độ tay nghề, cũng như phẩm chất chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp của các bạn có vai trò quyết định. Do đó, việc nâng cao ý thức tự học không chỉ đối với môn học chính trị mà tất cả các môn học khác là rất cần thiết góp phần hình thành thói quen về tinh thần tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo trong học tập và lao động. Đây sẽ là

nền tảng để các học sinh tiếp tục sáng tạo trong công việc về sau, phấn đấu trở thành những người thợ lành nghề, có tay nghề cao, có tư cách đạo đức tốt.

Điều 5 của Luật Giáo dục (2005) quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; “đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, phát triển phong trào tự học, tựđào tạo...”; “tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh” [38; 2].

Phải có thái độ học tập nghiêm túc: Hăng say xây dựng bài trên lớp, tích cực tham gia các buổi thảo luận nhóm, xêmina, tăng cường trao đổi ý kiến với giáo viên và các bạn trong lớp, trong nhóm về những vấn đề liên quan đến tri thức môn học. Khổng Tử dạy: “Học nhi bất yếm” – Nghĩa là, “Học không biết chán”; phải đọc giáo trình trước khi học bài mới (những chỗ nào không hiểu cần đánh dấu để hỏi thêm GV, nghiên cứu và trả lời những câu hỏi ôn tập ở cuối bài học) và đọc lại bài đã học, phải có kế hoạch ôn tập phù hợp (có thể theo chương, hoặc ôn tập thường xuyên); đến lớp khi giáo viên giảng bài phải tập trung cao độ để nghe và lĩnh hội tri thức; phải ghi lại bài giảng của giáo viên theo sự hiểu biết của mình, tuyệt đối không chờ thầy đọc cho chép, khi tự học ở nhà, các em đối chiếu phần ghi được với giáo trình, tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm qua bạn bè hoặc hỏi thêm thầy, cô giáo để sửa chữa, bổ sung giúp các em hiểu sâu sắc bài học hơn; tham khảo các sách, báo, tạp chí và tài kiệu tham khảo khác, Bác Hồ kính yêu của chúng ta còn là một tấm gương về đức tính ham đọc sách, báo.

Tóm lại, nếu như trong phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên giữ vai trò là người làm chủ quá trình dạy học, thì trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh trở thành trung tâm và là chủ thể của quá trình dạy học. Vì vậy, việc kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh là rất cần thiết, có ý nghĩa quyết định thành công của buổi học. Đặc biệt, đối với kiến thức chính trị, việc phát huy được tính tích cực học tập của học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm tạo cho các em niềm tin, hứng thú và những tình cảm tốt đẹp đối với môn học. Làm được điều này chúng tôi tin chắc chính trị sẽ được

học sinh đón nhận một cách tích cực, vai trò thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chính trị sẽđược phát huy tối đa.

2.2.3. Đổi mới chương trình, nội dung môn Chính trị trong các Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật theo hướng cập nhật, hiện đại

Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy và học tập môn học chính trị ở các trường TC đòi hỏi phải có sự đổi mới về nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy và học tập. Bởi thực tế cho thấy, nếu đổi mới phương pháp dạy học mà nội dung chương trình không đổi mới thì khả năng vận dụng thành công các phương pháp dạy học tích cực là điều khó thực hiện và không thể thành công, khi phương pháp dạy học mới đòi hỏi học sinh làm việc nhiều, trong khi kiến thức trong giáo trình lại quá ôm đồm, nhiều vấn đề học sinh không nhận thức được. Đặc biệt, kiến thức môn học chính trị lại thiên về lý luận, trừu tượng nên càng khó khăn hơn với học sinh; thời gian một tiết lên lớp chỉ được 45 phút. Vì vậy, để vận dụng thành công các phương pháp dạy học tích cực vào bài giảng chính trị cần thiết phải đổi mới nội dung, chương trình.

Theo đó, nội dung, chương trình, giáo trình phải giảm bớt những thông tin buộc học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ một cách máy móc, tăng cường các sự kiện có tính cập nhật, giảm bớt phần giảng của giáo viên, tăng phần tự học của học sinh, có thêm nhiều vấn đề có tính gợi mởđể học sinh tự học, tự nghiên cứu. “sách giáo khoa phải giảm bớt những thông tin buộc học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ, tăng cường các dữ kiện, các bài toán nhận thức để học sinh giải, giảm bớt những câu trả lời sẵn về các hiện tượng nêu ra, thay bằng những hướng dẫn, tìm tòi tra cứu, giảm bớt phần tóm tắt bài học làm sẵn cho học sinh, tăng phần gợi ý để học sinh nghiên cứu bài học” [9; 82].

Trên tinh thần đó, để tiếp tục đổi mới việc dạy và học môn chính trị trong chương trình TC, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, nâng cao ý thức rèn luyện, học tập đáp ứng yêu cầu về tri thức và phẩm chất chính trị của người lao động mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức xây dựng, biên soạn Giáo trình chính trị trình độ TC trên cơ sở chương trình môn học chính trị dùng trong các

trường TCCN, tiếp đó, ngày 20 tháng 5 năm 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 20/2003/QĐ – BGDĐT về việc ban hành chương trình môn chính trị dung cho hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong các trường TCCN. Tóm lại, muốn vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn học chính trị thì việc hoàn chỉnh nội dung, chương trình, giáo trình giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh các trường TC là tất yếu khách quan, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn học.

2.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học môn Chính trị ở Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Cà Mau.

Đổi mới phương pháp dạy và học: Trong quá trình dạy học môn chính

trị, nhóm phương pháp dùng lời thường chiếm ưu thế. Điều này có lý do khách quan là môn học này thường phải chuyển tải nội dung lớn, có tính khái quát, trừu tượng cao trong một thời gian hạn hẹp trong khi sựđầu tư điều kiện phương tiện vật chất còn hạn chế. Tuy nhiên, người Trung Hoa đã từng tổng kết “nghe thì quên, nhìn thì nhớ và làm thì hiểu”. Bởi vậy, các phương pháp dùng lời nói nếu có sự hỗ trợ một cách hợp lý của các phương tiện trực quan và thực hành sẽ nâng cao được sự chú ý, thêm phần hấp dẫn đối với nội dung của môn chính trị. Việc sử dụng những giáo cụ trực quan như băng ghi âm, ghi hình, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, công thức, tranh ảnh... làm cho đối tượng nhận thức sâu, nhớ kỹ hơn nội dung. Trong điều kiện hiện nay, khi đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, việc sử dụng kết hợp các phương tiện trực quan là rất cần thiết và đòi hỏi có sự chuẩn bị công phu, sử dụng khéo léo để tạo ra sự thu hút với đối tượng nhất là đối với những nội dung chính trị trừu tượng, khái quát cao.

Một là, giáo viên giảm bớt đến mức tổi thiểu việc sử dụng phương pháp độc thoại, truyền thụ kiến thức theo kiểu kinh viện, áp đặt. Thay vào đó là tăng cường sử dụng phương pháp đối thoại, gợi mở vấn đề để lôi cuốn học sinh cùng tư duy, có thể phản biện chính nội dung đang nghiên cứu. Muốn thực hiện được như vậy, một điều kiện cần đi kèm là quy mô lớp học phải phù hợp với phương

pháp. Phải chấm dứt tình trạng học môn chính trị là ghép hai, ba thặm chí năm lớp vào một hội trường lớn, sau đó là sựđộc thoại của giáo viên.

Hiện nay, trong giáo dục nói chung, giáo dục môn chính trị nói riêng, lối thông tin một chiều, thuyết trình dài dòng, dùng nhiều phương pháp độc thoại là không còn phù hợp. Sự am hiểu của người học đặc biệt là lứa tuổi thông minh, nhanh nhạy như học sinh đòi hỏi phải tăng cường sử dụng phương pháp phát triển tư duy sáng tạo. Trong môn chính trị, những phương pháp như đối thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm... có thể thực hiện thông tin hai chiều, giải đáp kịp thời những vấn đề người học quan tâm và đặt ra các tình huống có vấn đề cuốn hút họ cùng tham gia giải quyết trong quá trình nhận thức. Những phương pháp đó phù hợp với quy luật tư duy, có khả năng thu hút sự chú ý, gợi mở trí sáng tạo ở đối tượng có thể mang lại hiệu quả giáo dục rất cao.

Thông qua đối thoại, học sinh được trình bày ý kiến của mình, được giải tỏa tâm lý, kích thích cả trí nhớ lẫn tư duy, gây hứng thú, chủ động tìm hiểu tri thức và rèn luyện kỹ năng phân tích, khái quát trong lập luận vấn đề. Do đó, đứng trước học sinh, người giáo viên cần có trình độ tri thức vững vàng, có quan điểm lập trường rõ ràng đủ khả năng hướng cho học sinh đi đến tri thức mong muốn và chủđộng trong những tình huống khi họ đặt lại vấn đề.

Trong quá trình dạy học, muốn học sinh hiểu sâu, nhớ lâu cần tăng cường sử dụng phương pháp nêu vấn đề. Giáo viên nên nêu ra những quan điểm khác nhau thậm chí trái ngược nhau, trình bày tiến trình suy luận của mình trên cơ sở vạch rõ bản chất của vấn đề. Từ đó, hướng dẫn học sinh tự đi đến kết luận trên cơ sở biết lập luận lôgíc bảo vệ quan điểm mà mình tán thành.

Những nội dung khô khan, trừu tượng của môn chính trị được thông qua những ví dụ sinh động sẽ trở nên dễ hiểu, dễ nhớ; những đạo lý khô khan thông qua các hình tượng nghệ thuật, các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn... trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, có tác động to lớn đến tư tưởng, tình cảm, phẩm chất, đạo đức của người học; những hình ảnh xã hội được tai nghe, mắt thấy có thể để lại ấn tượng sâu sắc hơn nhiều lần những bài giảng chính trị lý thuyết suông... Bác Hồ từng chỉ ra: “Nói chung các dân tộc phương Đông đều

giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [31; 263].

Hai là, giáo viên phải xây dựng bài giảng theo giáo án điện tử phù hợp với từng đối tượng học sinh các ngành học. Bài giảng phải thường xuyên cập nhật các kiến thức mới, kiến thức thực tiễn, lý giải những nguyên lý trừu tượng bằng những minh họa cụ thể, dễ hiểu, sống động, đặt ra nhiều tình huống, giả thuyết để học sinh thảo luận và tự tìm phương án giải quyết vấn đề.

Phải chấm dứt tình trạng “thầy đọc, trò ghi”, “thầy dạy chay, trò học thuộc lòng”. Do vậy, dạy chính trị phải kết hợp các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu thực tế; vận dụng kiến thức lý luận để tập dượt cách giải quyết những tình huống thực tế bằng phương pháp đóng vai, bài tập tình huống...

Nâng cao chất lượng các giờ dạy trên lớp bằng việc tiếp tục phát huy phương pháp dạy học tích cực như: hướng dẫn học sinh tự đọc trước và viết thu hoạch ở nhà, viết tiểu luận, chuẩn bị và tham gia xêmina có sử dụng powerpoint

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau, tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)