Tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị ở

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau, tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 41)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.1.3. Tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị ở

ở Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay

Định hướng nâng cao chất lượng dạy học cũng như đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là Chỉ thị số 15 (4 - 1999). Như vậy, trong những năm vừa qua, quán triệt quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng, nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học bộ môn chính trị, tạo nên sự chuyển biến tích cực về chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn chính trịở trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Cà Mau diễn ra chưa mạnh mẽ, chưa đi vào chiều sâu, thiếu tính vững chắc và hiệu quả chưa cao. Trong giảng dạy, hiện tượng độc thoại của thầy vẫn phổ biến, giáo viên ngại vận dụng các phương pháp dạy học mới do phải chuẩn bị nhiều.

Do việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường còn thiếu tính đồng bộ, chưa đột phá vào những khâu chủ yếu của quá trình dạy học. Như chúng ta đã biết môn chính trị có hai nhiệm vụ rất rõ ràng là giáo dục cho học sinh một hệ thống tri thức khoa học theo những quy định của môn học và động viên học sinh vận dụng những tri thức môn học vào thực tiễn của cuộc sống. Trong nhà trường

TC, môn chính trị được xếp cùng loại với các môn khoa học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức khoa học theo quy định của chương trình môn học. Nhưng nhiệm vụ này của môn chính trị có đặc điểm khác biệt so với các môn học khác. Bộ môn chính trị vấn đề giáo dục lòng tin cho học sinh là một vấn đề quan trọng, một yêu cầu giáo dục thể hiện đậm nét cuộc đấu tranh giữa các xu hướng khác nhau trong xã hội. Yêu cầu này phải được quán triệt một cách sâu sắc trong quá trình dạy học. Ở đây không phải chúng ta phủ nhận vai trò giáo dục lòng tin của các môn học khác, nhưng trong thực tế giảng dạy, những bài học của các môn học khác, việc thực hiện yêu cầu này không phải là vấn đề gay gắt như đối với môn chính trị. Hầu hết nội dung bài học nào của môn chính trị đều đặt ra yêu cầu này. Và thực tế dạy môn chính trị đã cho ta thấy rằng để thực hiện được yêu cầu này là đều hết sức khó khăn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong xã hội bên cạnh những xu hướng tích cực còn có những xu hướng tiêu cực và chính xu hướng tiêu cực này đã xóa bỏ không thương tiếc những nguyên lý mà học sinh đã được giáo viên giáo dục trong nhà trường TC về thế giới quan, nhân sinh quan, về bản chất tốt đẹp của CNXH, về các nguyên tắc đạo đức của dân tộc ta mà thay vào đó là lối sống đua đòi, hiện tượng lai căng mất gốc đã đánh mất đi bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Mặt khác, để đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi khắt khe của thị trường nhân lực mang tính quốc tế, thì đòi hỏi giáo dục phải có rất nhiều thay đổi. Bởi bản thân giáo dục đào tạo vừa là một kênh tham gia toàn cầu hoá, vừa là lĩnh vực đào tạo những con người để làm tốt công việc giao lưu hợp tác, đối ngoại quan hệ trên nhiều lĩnh vực ở bình diện quốc tế. Thành công trên hội nhập giáo dục là cơ sở để tiến hành một sự hội nhập sâu rộng và bền vững, chứng tỏ năng lực giao hoà và phát triển của con người Việt Nam. Nước ta thực hiện hội nhập sâu rộng vào thế giới thì giáo dục đào tạo càng đóng vai trò, trách nhiệm to lớn và sẽ phải đối mặt với không ít những thách thức. Rồi đây việc giáo dục lý luận Mác - Lênin sẽ như thế nào, đó là một điều quan ngại chính đáng, khi thực hiện giáo dục có tính hội nhập, đảm bảo năng lực hội nhập thì trong đó lĩnh vực giáo dục lý luận chính trị Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là một

khuôn viên đóng kín để có khả năng loại trừ những tác động ảnh hưởng từ bên ngoài. Việt Nam phải giải quyết bài toán là làm sao để đạt trình độ thế giới, tức là phải "chuẩn hoá", "hiện đại hoá", "chuyên môn hoá", "quốc tế hoá" vừa phải xây dựng được giữ được một nền giáo dục với dấu ấn Việt Nam với những nét truyền thống và hệ giá trị xã hội chủ nghĩa. Trách nhiệm đó đang đặt lên vai những nhà giáo, mà trước hết theo tôi những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng đóng vai trò không nhỏ.

Ngày nay, đổi mới, mở cửa hội nhập càng đi vào chiều sâu, đòi hỏi công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và môn chính trị ở bậc TC nói riêng phải được đổi mới toàn diện, sâu sắc và coi đó là nhiệm thường xuyên, liên tục trong các trường, nhằm góp phần củng cố thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, trang bị cơ sở phương pháp luận khoa học cho việc nhận thức đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận chống lại những luận điệu xuyên tạc, bóp méo các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ở nước ta hiện nay “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên…Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng CNXH chưa được khắc phục. Các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta” [18; 22]. Từ thực tiễn đó, dạy học chính trị ở các trường TC trở nên cấp thiết. Giáo dục nhà trường, nhất là giáo dục TC là đào tạo con người, cung cấp nhân lực trình độ TC cho xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, do đó, phải chú trọng đào tạo kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cho học sinh để họ có thể sống và làm việc bằng chính năng lực của mình. Song không nên quên rằng, không thể thành nghề nếu không thành người, nghề nghiệp cũng không còn mang ý nghĩa xã hội tích cực, hữu ích nếu chủ thể của nó lệch lạc về

tư tưởng, đạo đức và lối sống, khiếm khuyết trong nhân cách. Vì vậy, cái quan trọng nhất là phải đào tạo ra những con người có đạo đức, có nhân cách, có bản lĩnh. Theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì để nâng cao chất lượng dạy học hiện nay là chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo của của học sinh làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập. Đó là chuyển từ học tập ghi nhớ thụ động sang học tập tích cực chủđộng sáng tạo, chú trọng phương pháp tự học, tự rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đổi mới phương pháp học tập của học sinh bắt buộc phải đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và đổi mới cả môi trường đang diễn ra các hoạt động giáo dục. Cốt lõi của việc nâng cao chất lượng dạy học là nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và chống đọc – chép môn chính trị là thay đổi cách dạy học của giáo viên để từ đó tác động đến học sinh, lấy học sinh làm trung tâm phải được giáo viên thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả. Đây chính là quan niệm dạy học mới yêu cầu học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mà thực chất là không ngừng phát huy tính tích cực của học sinh để thích ứng nguồn thông tin ngày càng phong phú. Để có thể làm được điều này đòi hỏi người học phải ở nhà không chỉ đọc sách giáo khoa, soạn câu hỏi. Sau khi đọc, học sinh dùng bút gạch dưới những ý chính, ý quan trọng đồng thời trả lời được một số câu hỏi gợi ý của giáo viên và sách giáo khoa. Từ đó, phát hiện và ghi nhận các vấn đề bằng câu hỏi để vào lớp có thể trao đổi với các học sinh khác hoặc trao đổi với giáo viên. Điều quan trọng là khi giáo viên giao cho học sinh hệ thống các câu hỏi thì yêu cầu học sinh được giao câu hỏi phải hoàn thành công việc. Ở trên lớp, khi thảo luận, học sinh vận dụng tư duy để trả lời các câu hỏi của giáo viên với phương châm: tai nghe, mắt nhìn, óc suy nghĩ, tay ghi, học sinh phải biết tự làm việc với sách giáo khoa là yêu cầu cần thiết, mở lối con đường nghiên cứu trong phạm vi học tập, phù hợp với trình độ và yêu cầu. Điều quan trọng hơn là học sinh biết phát hiện vấn đề, đặt ra câu hỏi yêu cầu chứ không chỉ dựa vào sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên trên lớp. Không những thế học sinh còn biết tự kiểm tra đánh giá ngay

kết quả học tập của mình. Ngoài ra, học sinh còn phải biết cách sử dụng những câu hỏi trong sách giáo khoa để nêu và giải quyết vấn đề. Đây là biện pháp quan trọng để phát triển tư duy của học sinh trong bộ môn thông qua hệ thống câu hỏi thảo luận. Bên cạnh đó, trong những năm qua, giáo viên dạy chính trị ở trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Cà Mau đã có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tuy nhiên, với sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, chúng ta thấy rằng hiệu quả giờ dạy chính trị còn nhiều hạn chế, học sinh chưa yêu thích và ham học môn chính trị. Mặc dù, giáo viên dạy bộ môn cũng đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung phương pháp dạy học của giáo viên chính trị ở trường vẫn chỉ dừng lại ở phương pháp dạy học truyền thống với việc giáo viên là người chủ động cung cấp kiến thức (vì lớp quá đông, 70 – 80 học sinh), thông qua các sự kiện, hiện tượng lịch sử, học sinh tiếp nhận thụ động. Việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm như đã phân tích ở trên chưa có. Bên cạnh đó, giáo viên còn thể hiện sự độc quyền trong việc đánh giá học sinh qua các hình thức kiểm tra.

1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị tại Trường Trung cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau, tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)