Tình hình giáo viên giảng dạy môn Chính trị tại Trường Trung cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau, tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 59)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.2.1. Tình hình giáo viên giảng dạy môn Chính trị tại Trường Trung cấp

Cà Mau

Trong những năm qua Giáo dục và Đào tạo nhìn chung có những thành tựu đáng kể đáp ứng một số yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế và yếu kém tồn tại. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “ Giáo dục và Đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, nhất là về chất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện CNH - HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[12, tr.22]. Môn chính trị là một môn học thuộc chương trình đào tạo TCCN vì vậy nó cũng không nằm ngoài những thực trạng đó.

1.2.2.1. Tình hình giáo viên giảng dạy môn Chính trị tại trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Cà Mau cấp kinh tế - kỹ thuật Cà Mau

Vai trò của người thầy trong dạy học là không thể thay thế bằng bất kỳ phương tiện hiện đại nào. Phương tiện hiện đại chỉ có thể hỗ trợ để người thầy có thể cung cấp lượng tri thức nhanh và có hiệu quả hơn trong tiết dạy. Trước đây, môn chính trị bị coi là môn phụ trong hệ thống TCCN. Tư tưởng này khá nặng nề trong tư duy của người giáo viên, học sinh cũng như các cấp quản lý giáo dục. Điều đó làm cho giờ giảng môn chính trị không đạt hiệu quả như mong muốn. Mục đích dạy học chỉ đạt được ở mức độ cung cấp kiến thức còn các mục tiêu phát triển và giáo dục chưa thật sự mang lại hiệu quả. Trong quá trình dạy học, giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình là chính. Còn những buổi thảo luận, chủ yếu cho học sinh về nhà chuẩn bị sau đó lên lớp thuyết trình. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên chính trị của nhà trường còn thiếu hụt về số lượng, kinh nghiệm điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, trong những năm gần đây, sự nhìn nhận về môn học của các cấp, các ngành, của cả giáo viên và học sinh đối với môn học đã có sự thay đổi đúng mức. Đội ngũ giáo viên của nhà trường được đào tạo chuyên sâu và được nâng cao về chất lượng. Tổng số giáo viên của

trường trên 55 giáo viên, trong đó, Tổ chính trị có hai giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành chính trị.

Bảng 1.2. Thống kê giáo viên dạy môn Chính trị tại trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật tỉnh Cà Mau

Số lượng Trình độ

Đại học Cao học

Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh Thâm niên 15- 20 năm Thâm niên từ 1- 5 năm 02 02 01 01 0 01

(Nguồn: số liệu thống kê trình độ giáo viên dạy môn Chính trị ngày 04.6. 2012 tại Tổ chính trị trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật tỉnh Cà Mau).

Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng trình độ giáo viên dạy học môn chính trị của nhà trường là đúng chuyên ngành, đạt chuẩn, trong hai giáo viên có giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và năm 2012 này trường cử một giáo viên chính trị đi thi giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trong tháng 8 năm 2012. Điều đó cũng cho thấy rằng, sự quan tâm rất lớn của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường cho công tác nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường.

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên trong nhà trường nói chung và hai giáo viên chính trị nói riêng đã được cải thiện đáng kể. Điều đó góp phần quan trọng kích thích tính tích cực, lòng yêu nghề, trách nhiệm trong giảng dạy. Thông qua các đợt tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, giáo viên chính trị của trường đã được cập nhật nhiều phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiệu quả các giờ dạy được nâng lên đáng kể.

Thông qua các buổi họp chuyên môn và kiểm tra giáo án của Tổ chính trị có 70% giáo án của môn học này được thiết kế giáo án điện tử có hình ảnh minh họa và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Với sự đầu tư giáo án của giáo viên đã làm cho những tiết dạy của môn học bớt khô khan, giúp học sinh thêm phần hứng thú. Giáo viên tham gia giảng dạy môn chính trị của trường đều là cán bộ trẻ, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất thành

thạo, nhạy bén và kịp thời nắm bắt những thay đổi của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Bảng 1.3. Tình hình sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên

Stt Họ và tên GV Phương pháp Thuyết trình Trực quan Nêu vấn đề Thảo luận 01 Đỗ Hoàng Xa X X X 02 Nguyễn Chí Giáo X X

(Nguồn: số liệu thống kê trình độ giáo viên dạy môn Chính trị ngày 04.6. 2012 tại Tổ chính trị trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật tỉnh Cà Mau).

Hàng năm nhà trường đều tổ chức các buổi dự giờ, thao giảng, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; cũng như quá trình dự giờ đột xuất nên việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp của hầu hết tất cả giáo viên trong trường là rất tốt, các giáo viên trong trường nói chung cũng như hai giáo viên chính trị nói riêng đều có sử dụng đa dạng các phương pháp trong tiết dạy.

Theo kết quả điều tra 02 lớp với 02 chuyên ngành khác nhau đó là: Chế biến và bảo quản thủy sản 1 – K12; Kế toán doanh nghiệp sản xuất 2 – K12 với tổng 120 học sinh tại trường cho thấy năm học 2011 – 2012 đánh giá về chất lượng giáo viên trong quá trình giảng dạy môn chính trị như sau:

- Về mức độ nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy: tốt 56%, khá 44%. - Về trình độ chuyên môn và tri thức khoa học: tốt 52,6%, khá 47,4%. - Vềđạo đức lối sống: tốt 74,5%, khá 25,5%

Như vậy, phần đông học sinh đều đánh giá khá tốt về năng lực chuyên môn và đạo đức của các cán bộ giảng dạy môn chính trị.

Tuy nhiên, cả hai giáo viên đều là cán bộ trẻ, do đó, kinh nghiệm trong giảng dạy còn hạn chế; với lớp học đa số lớp ghép trên 80 học sinh. Vì vậy, dù

giáo viên có cố gắng áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy đi chăng nữa thì hiệu quả giờ dạy sẽ chắc chắn không được cao. Phần lớn mong muốn của học sinh là có một giờ học hiệu quả, ở đó các em được phân công nhiệm vụ và chính các em là người đi tìm chân lý, còn giáo viên chỉ là người trọng tài hoặc hỗ trợ các em những lúc vướng mắc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau, tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)