Khái quát về Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Cà Mau

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau, tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 48)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.1.Khái quát về Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Cà Mau

1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Cà Mau

Đầu năm 1997 tỉnh Cà Mau được tái lập, trong bối cảnh biến đổi nhiều lĩnh vực, các ban ngành cấp tỉnh cần sớm củng cố, chấn chỉnh ổn định đi vào hoạt động, trong đó nhu cầu cấp bách nhất là lĩnh vực đào tạo. Được sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Cà Mau lần lượt các Trường TCCN ra đời.

Ngày 9 tháng 8 năm 1999 Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau (nay là Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật) được UBND tỉnh quyết định thành lập số 21/1999/QĐ-UB, nhằm đẩy nhanh tốc độ công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Tỉnh Cà Mau là một tỉnh giàu tiềm năng về kinh tế, dân số trong độ tuổi lao động dồi dào, nhưng trình độ tay nghề của người lao động ở mức thấp 12- 15%. Trên cơ sở đó, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật bậc TCCN và dưới bậc TCCN cho nguồn nhân lực tỉnh nhà.

Vào thời kỳ ấy, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau ra đời chỉ vài ba nhân sự, chưa có kinh nghiệm nhiều về công tác quản lý đào tạo TCCN. Cơ sở vật chất tiếp nhận từ nhà khách của UBND tỉnh, vừa cải tạo chỉnh trang lại theo mô hình trường TCCN. Cuối năm 2000 trường hình thành các bộ phận chuyên môn, quản lý bước đầu và tiến hành liên kết đào tạo, hằng năm từ 500- 600 học sinh bậc TCCN và Công nhân kỹ thuật. Đây là giai đoạn trường phấn đấu quyết liệt nhất vừa học hỏi công tác chuyên môn nghiệp vụ, vừa nắm bắt nội dung chương trình giảng dạy.

Đến đầu năm học 2003-2004 được Bộ GD-ĐT cho phép trường tự đào tạo 7 chuyên ngành. Đây là bước ngoặt, là bước trưởng thành, là sự phấn đấu cật lực của công chức viên chức, người lao động, trước hết là người thầy. Kết quả năm đầu tiên tuyển sinh trên 700 học sinh ở bậc TCCN và Công nhân kỹ thuật.

Đến nay, trường được phép đào tạo bậc TCCN và TC nghề là 15 chuyên ngành, trong đó có 4 chuyên ngành là khâu đột phá của trường: Nuôi trồng thủy sản; Chế biến – Bảo quản thủy sản; Tài chính – Kế toán; Tin học, bước đầu đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo phục vụ phát triển theo cơ cấu kinh tế tỉnh nhà, qua hơn10 năm trường đào tạo được: TCCN là 5.113 học sinh; TC nghề: 1.480

học sinh; bồi dưỡng nghề: 1.421 học viên, nếu so sánh về yêu cầu đào tạo, thì trường mới đáp ứng được một phần, nhưng kết quả đó cũng cho phép trường đánh giá thành tích đáng ghi nhận, đáng khen ngợi.

Nền tảng để trường xây dựng và phát triển là công tác Đảng, từ lúc khởi đầu chỉ vài ba đảng viên đến nay là 25 đảng viên, hầu hết là trẻ bản lĩnh vững vàng ham học hỏi, cầu tiến, hiện có một số đảng viên trẻ hơn 10 năm phấn đấu đã trưởng thành là thành viên trong Ban giám hiệu, Trưởng phó phòng, khoa… Rõ ràng đảng viên tốt, thì Chi bộ mạnh chắc chắn đơn vị sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng thời trường còn quan tâm xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh, ngang tầm, ngoài việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công chức, viên chức, người lao động nhà trường, còn tham gia hoạt động công tác xã hội, các phong trào, chương trình nhà vì người nghèo. Đoàn trường đã đóng góp 9 căn (Với tổng kinh phí gần 100 triệu đồng); hằng trăm em học sinh tình nguyện hiến máu nhân đạo.

Cũng hơn 10 năm qua, công tác đào tạo tỉnh nhà tỉ lệ lao động qua đào tạo đã tăng lên 27%, tuy chưa phải tăng ở tốc độ cao, song tỉ lệ đó là điều đáng ghi nhận thành tích chung của tỉnh, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của thầy và trò của Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Cà Mau. Từ đó Chi bộ, Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể đều được Bộ, UBND tỉnh, các ngành có liên quan khen tặng…

1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức – chức năng và nhiệm vụ

Đồng hành cùng công tác đào tạo, trường rất chú trọng xây dựng tổ chức, bộ máy phát triển khá đồng bộ hiện nay có 03 phòng (Phòng hành chính tổ chức, Phòng công tác học sinh, Phòng đào tạo), 03 khoa (Khoa cơ bản, Khoa kỹ thuật nông nghiệp, Khoa tài chính - kế toán), 02 trung tâm (Trung tâm ngoại ngữ tin học, Trung tâm đào tạo lái xe ôtô – mô tô) và 01 tổ (Tổ kế toán tài vụ). Với tổng số nhân sự là 86, trong đó giáo viên: 50, có 12 thạc sỹ, 12 giáo viên đang học cao học, hầu hết giáo viên đều đạt và trên chuẩn.

- Các phòng chức năng

Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các mảng công việc chủ yếu của trường: Hành chính tổng hợp, tổ chức cán bộ, khoa học công nghệ, công tác chính trị - quản lý học sinh, sinh viên, kế hoạch tài chính, quan hệ quốc tế, thanh tra, kiểm định.

- Khoa

+ Tổ chức hoạt động, khai thác quản lý các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất và các phương tiện khác, kế hoạch tài chính, cán bộ, công chức, viên chức và sinh viên thuộc trách nhiệm của khoa, Khoa tuân thủ các quy định về quản lý đào tạo do hiệu trưởng quy định.

+ Tổ chức thực hiện đào tạo những ngành nghề do hiệu trưởng giao.

+ Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và nghiên cứu ứng dụng trong phạm vi khoa hoặc liên kết, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài trường để tiến hành nghiên cứu trong phạm vi cho phép của hiệu trưởng.

Khoa có thể có các cơ sở thực nghiệm và các cơ sở thực hành sản xuất, hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ của khoa được thực hiện thông qua các đơn vị chuyên trách của trường theo chức năng nhiệm vụ được quy định (công ty, trung tâm).

- Bộ môn trực thuộc

Chức năng và nhiệm vụ chính của bộ môn là đơn vị tổ chức giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên ngành do Trưởng khoa phân công. Có một số bộ môn chung trực thuộc trường.

- Các đơn vị trực thuộc:

+ Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ

Tổ chức các khoa đào tạo, bồi dưỡng các trình độ Tin học - Ngoại ngữ cho sinh viên của trường và cho CB,CC,VC và nhân dân có nhu cầu học tập.

Ngoài ra, sự ra đời của trường gắn liền với những chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức có trình độ Cao đẳng, TCCN và thấp hơn trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển

nguồn nhân lực cho địa phương và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí đáp ứng được nhu cầu xã hội cho các tỉnh lân cận và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu công tác và đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của địa phương.

- Nghiên cứu triển khai và thực hiện các dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Tham gia thực hiện mở rộng chương trình giáo dục thường xuyên và nâng cao dân trí.

- Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc.

- Kết hợp với các trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh các vùng lân cận, trong và ngoài nước về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.1.3. Về đội ngũ giáo viên

Giáo viên là nhân tố quyết định trong việc hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường. Vì vậy, xây dựng đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của nhà trường.

Do đặc điểm về địa lý, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau bước đầu gặp không ít khó khăn, tuy nhiên với đội ngũ giáo viên hiện có của trường đang được đào tạo sau đại học sẽ bổ sung nguồn giáo viên đủ chuẩn để giảng dạy tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau. Kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên thực hiện đồng thời theo hướng:

Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường bổ sung lực lượng giáo viên hàng năm theo đề án phê duyệt của UBND tỉnh và nhu cầu của trường. Hàng năm chọn cử công chức viên chức của trường dự thi cao học, và xét tuyển nghiên cứu sinh trong và ngoài nước theo đề án 911 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đề án đào tạo 2000 tiến sĩ ngoài nước của Trường Đại học Cần Thơ; Đề án Mekong Cà Mau giai đoạn 2007-2015 của địa phương thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ).

Năm 2012 Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau có 64 giáo viên và đến năm 2015 cần 100 giáo viên. Số giáo viên bổ sung chủ yếu để tăng cường cho các khoa, ngành đào tạo mới (Cơ bản, Kỹ thuật, Công nghệ, Kinh tế các ngành, Nông nghiệp và Chế biến thủy sản… Tính bình quân, nhu cầu bổ sung giáo viên trong 5 năm sẽ là 62 giáo viên (bình quân 12 giáo viên/năm. Một số cần đào tạo bổ sung để thay thế giáo viên đến tuổi về hưu).

Về chất lượng đội ngũ giáo viên, dự kiến đào tạo, tuyển mới bảo đảm 50% tổng số giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên đểđảm bảo tỷ lệ trên 40% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường có trình độ trên đại học.

1.2.1.4. Tình hình học sinh – sinh viên của nhà trường

Hàng năm Trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh từ 600 đến 1.500 học sinh chính quy trình độ TCCN và TC nghề, ngoài ra còn đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho các doanh nghiệp, người lao động có nhu cầu học nghề nghiệp.

Tuyển sinh đầu vào tại trường được thực hiện theo hình thức xét tuyền, trình độ TCCN xét tuyển hai đối tượng là tốt nghiệp Trung học phổ thông và trượt tốt nghiệp Trung học phổ thông; trình độ TC nghề xét tuyển học sinh trung học phổ thông với thời gian đào tạo là 2 năm và học sinh tố nghiệp Trung học cơ sở thời gian đào tạo là 3 năm.

Trong những năm qua tình hình học sinh – sinh viên của nhà trường có sự chuyển biến tích cực, số lượng học sinh – sinh viên ngày càng đông lên, năm sau cao hơn năm trước và tình hình vi phạm kỷ luật của học sinh cũng được giảm đi, kết quả học tập và rèn luyện tăng lên, trong những năm qua không có trường hợp học sinh – sinh viên nào bị kỷ luật vì liên quan đến ma túy tội phạm và các vấn đề về “diễn biến hòa bình” trong học sinh – sinh viên.

Năm học 2009 – 2010, nhà trường quản lý và đào tạo 35 lớp của 02 khóa học liền kề, với 1.722 học sinh chính quy và vừa làm vừa học.

Năm 2010 – 2011, quản lý 1.714 học sinh của 02 khóa học liền kề với 33 lớp học kể cả chính quy và vừa làm vừa học.

Năm học 2011 – 2012 tổng số học sịnh chính quy trúng tuyển và làm thủ tục nhập học là 685 học sinh, đạt chỉ tiêu gần 90%. Hệ vừa làm vừa học và liên

kết là 225 học sinh. Từđó nâng tổng số học sinh hiện tại của trường là gần 1.800 học sinh, bao gồm 37 lớp kể cả hai khóa liền kề.

Quan niệm trọng thầy, khinh thợ hoặc tâm lý về phân biệt bằng cấp còn rất nặng nề trong các bậc phụ huynh học sinh và xã hội. Nhiều học sinh vẫn cứ đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng trong khi biết mình không đủ khả năng, dường như vào học trường TC là con đường cuối cùng trong sự lựa chọn của học sinh trung học phổ thông.

Chính sách xét tuyển nguyện vọng 3 của các trường Đại học, Cao đẳng kéo dài trong khi các trường TCCN và trường TC nghề đã ổn định và nhập học, học sinh vẫn cứ bỏ trường vì trúng tuyển nguyện vọng 3 nên chuyển sang theo học đại học, cao đẳng. Điều này làm cho công tác tuyển sinh của các trường hang năm không ổn định, chất lượng thấp và không đủ chỉ tiêu. Thực tế tuyển sinh trong 3 năm qua Trường Cao đẳng nghề không tuyển đủ chỉ tiêu đối với trình độ TC nghề.

Hệ vừa làm, vừa học của các trường đại học, cao đẳng vẫn tuyển sinh cả đối tượng mới tốt nghiệp Trung học phổ thông, như vậy học sinh vẫn có cơ hội vào đại học, cao đẳng trong khi năng lực thực sự chỉđủ vào học TCCN hoặc học nghề. Sốđông học sinh nam vào học trường chỉ để tránh né nghĩa vụ quân sự.

Từ những nguyên nhân trên, đương nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của nhà trường trong những năm vừa qua. Ngoài những mặt tích cực, một số học sinh vẫn còn vi phạm nội quy, quy chế của trường như: trang phục không đúng quy định, vắng học, trốn tiết… đáng lo ngại hơn là hiện nay một bộ phận học sinh sống thực dụng, thiếu lý tưởng, hoài bão của thanh niên.

Bảng 1.1. BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2012 Bậc đào tạo Năm đào tạo Tổng cộng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Cao đẳng 84 52 136 TCCN 52 111 439 531 650 719 845 788 978 798 837 820 1440 9008 CNKT & TCN 419 274 137 96 234 84 92 80 64 56 43 60 120 1759 Sơ cấp, ngắn hạn 101 177 32 80 235 357 439 100 200 300 500 2521 Tổng cộng 572 385 576 888 916 883 1172 1225 1481 954 1080 3243 2060 15435

1.2.2. Thực trạng dạy học môn Chính trị tại Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Cà Mau Cà Mau

Trong những năm qua Giáo dục và Đào tạo nhìn chung có những thành tựu đáng kể đáp ứng một số yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế và yếu kém tồn tại. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “ Giáo dục và Đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, nhất là về chất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện CNH - HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[12, tr.22]. Môn chính trị là một môn học thuộc chương trình đào tạo TCCN vì vậy nó cũng không nằm ngoài những thực trạng đó.

1.2.2.1. Tình hình giáo viên giảng dạy môn Chính trị tại trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Cà Mau cấp kinh tế - kỹ thuật Cà Mau

Vai trò của người thầy trong dạy học là không thể thay thế bằng bất kỳ phương tiện hiện đại nào. Phương tiện hiện đại chỉ có thể hỗ trợ để người thầy có thể cung cấp lượng tri thức nhanh và có hiệu quả hơn trong tiết dạy. Trước đây, môn chính trị bị coi là môn phụ trong hệ thống TCCN. Tư tưởng này khá nặng nề trong tư duy của người giáo viên, học sinh cũng như các cấp quản lý giáo dục. Điều đó làm cho giờ giảng môn chính trị không đạt hiệu quả như mong muốn. Mục đích dạy học chỉ đạt được ở mức độ cung cấp kiến thức còn các mục tiêu phát triển và giáo dục chưa thật sự mang lại hiệu quả. Trong quá

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật cà mau, tỉnh cà mau trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 48)