B. PHẦN NỘI DUNG
2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Chính trị
trị tại trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Cà Mau
2.2.1. Nâng cao năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn chính trị.
Trong tác phẩm giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, Tsunesaburo Makiguchi đã dùng một hình ảnh rất độc đáo để nói về vai trò của người giáo viên trong việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là: Giáo viên không còn là ống dẫn thông tin mà là chất xúc tác của quá trình thông tin ấy. Giáo viên không đứng giữa môn học và học sinh mà ở bên cạnh học sinh... kích thích, duy trì, thúc đẩy bước đi vừa sức với những giải thích bổ sung... Giáo viên là trợ lực viên của quá trình học tập nhưng không bao giờ học thay cho học sinh. Giáo viên phải làm cho học sinh tự kiểm nghiệm, thực nghiệm những tri thức. Giáo viên là những bà đỡ giúp cho tiến trình tự thể hiện, đứng kề bên mà không bao giờđứng giữa lối đi.
Đánh giá cao vai trò của nhà giáo, ở những thế kỷ trước, các nhà giáo dục bậc thầy trên thế giới, như: Cô-mê-ni-ux, Pet-ta-lô-gi đã cho rằng: Phần lớn trách nhiệm của giáo viên là những người hướng dẫn có hiệu quả cho học sinh học tập chứ không phải là người truyền thụ những mảnh tri thức chết. Muốn trở thành người hướng dẫn có hiệu quả đội ngũ giáo viên phải hết sức tâm huyết với nghề, như Khổng Tử đã dạy: “Hối nhân bất quyện”. Nghĩa là, “dạy người không mệt mỏi”. Câu này nói về sự nhiệt thành, sự tận tâm của người thầy đối với học sinh. Phương pháp dạy học tích cực chỉ có thể thành công khi giáo viên có động
lực, tình cảm và tinh thần trách nhiệm đối với học sinh, đối với nghề dạy học. Xin được trích dẫn ý kiến của cô giáo Đỗ Thị Hồng Hà (trường THCS Đống Đa, Hà Nội) tại Hội thảo bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội tháng 12/2008: “Đổi mới phương pháp dạy học được hay không cốt yếu ở mỗi giáo viên. Nếu giáo viên đam mê nghề, yêu quý học sinh, luôn trăn trở để tìm được con đường ngắn nhất dẫn tới giờ dạy học hiệu quả thì họ sẽ tìm được phương pháp phù hợp”. Theo đó, giáo viên phải tích cực vận dụng phương pháp dạy học mới, tự nguyện và quyết tâm từ bỏ vai trò chủ thể, kiểu dạy “đọc – chép”, như thế mới mong phương pháp dạy học tích cực được các giáo viên vận dụng thường xuyên vào bài giảng. Tác giả Nguyễn Kỳ trong cuốn: “Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực” đã viết: “Thầy tự nguyện từ bỏ vai trò chủ thể… Thầy giáo không còn là người truyền đạt tri thức có sẵn, cung cấp chân lý có sẵn mà là người định hướng, đạo diễn cho học sinh tự mình khám phá ra kiến thức cùng với cách tìm ra kiến thức” [44; 14,15].
Đồng thời, các giáo viên cần linh hoạt, mềm dẻo, luôn tạo cơ hội để người học tham gia và làm chủ hoạt động nhận thức, phải tạo ra được những giờ học có khả năng thúc đẩy học sinh tích cực tham gia vào quá trình dạy học, tự điều khiển hoạt động học tập của mình, đặt ra những nhiệm vụ học tập có mức độ phù hợp với từng học sinh, tạo điều kiện cho mỗi học sinh được phép lựa chọn, tự lập kế hoạch, tự đưa ra mục đích hoạt động, tự mình hoặc hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập, cuối cùng tự nhận xét, đánh giá kết quả học tập của bản thân. Giáo viên chỉ làm tròn vai trò người tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức; làm cho học sinh hiểu được vai trò và tầm quan trọng của môn học chính trị để học sinh có cái nhìn lạc quan hơn về môn học, nó có ý nghĩa nhiều hơn việc học thuộc lòng và thi cho qua. Từ đó nâng cao ý thức tích cực học tập, tạo hứng thú và niềm đam mê đối với môn học. Trước đây Mikhancốp - Viện sĩ Liên xô cũng đã nhắc nhở nhà trường rằng: Điều quan trọng không phải là dạy cái gì mà là dạy như thế nào? Diện mạo tinh thần của một đất nước ra sao tuỳ thuộc vào việc nhà trường giảng dạy như thế nào?
Giáo viên cần tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy của mình như: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề; Phương pháp động não; Phương pháp thảo luận nhóm; Kết hợp các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ứng dụng giáo án điện tử, bài giảng điện tử; sử dụng phương pháp ngoại khoá. Ngoài ra, cần tích cực hóa phương pháp thuyết trình, bằng cách sử dụng kết hợp với các phương pháp khác, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn học, tạo hứng thú và tính tích cực học tập chính trị đối với học sinh. Như nhà giáo dục người Nga khẳng định: Giảng không phải là nhồi học sinh một mớ kiến thức, các em không phải là cái bình chứa kiến thức, cũng không phải là nước rót vào bình. Các em là ngọn đèn mà người thầy cần thắp sáng. Những người thầy giáo giỏi đều dạy học phát triển tính tích cực và độc lập của học sinh; không truyền đạt lại nguyên xi giáo trình, chỉ giảng những phần kiến thức cơ bản, lý giải những vấn đề mới về phương diện khoa học, những vấn đề bức xúc để tăng cường tính tích cực của học sinh, giáo viên giảng dạy chính trị cần phải coi trọng công tác tổ chức việc tự học cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu ở nhà, đồng thời phải kiểm tra kết quả tự học, góp phần rèn luyện ý thức và thói quen tự học cho học sinh.
Các giáo viên phải tích cực hưởng ứng cuộc vận động do Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của ngành từ 20/11/2007 đến 20/11/2012: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” để học sinh noi theo.
Tóm lại, mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy vai trò tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, biến quá trình đào tạo thành quá trình tựđào tạo. Muốn đạt được mục tiêu đó, bản thân người học hay các cấp quản lý giáo dục không thể tự làm được mà đòi hỏi sự hợp tác tích cực của đội ngũ các “kỹ sư tâm hồn”. Do đó, phương pháp dạy học tích cực được thực hiện hay không, mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học có đạt được hay không phụ thuộc nhiều ởđội ngũ các nhà giáo. Tổ chức Văn hoá và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã khuyến cáo: Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giáo viên. Đặc biệt, đối với nước ta mặt trái của cơ chế thị
trường và toàn cầu hoá đang tác động tiêu cực đến một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trong đó có đội ngũ học sinh – sinh viên. Vì vậy, việc giáo dục ý thức chính trị có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Xây dựng lý tưởng cách mạng cho học sinh về con đường tiến lên CNXH của nước ta.
2.2.2. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học, tự rèn luyện của học sinh trong học tập môn Chính trị học sinh trong học tập môn Chính trị
Tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học, tự rèn luyện của học sinh trong học tập môn chính trị thực chất là sự hiểu biết, cố gắng nhận thức và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Đó là quá trình học tập mang tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.
Vấn đề này, theo tác giả Kharlanôp – nhà giáo dục Xô viết: Tích cực trong học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủ động, tự giác, có nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng, những hành động trí óc và tay chân nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng chúng vào học tập và thực tiễn. Điều đó đòi hỏi người học không ngừng nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu: Tự học, tự nghiên cứu là hình thức hoạt động có mục đích của cá nhân người học, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức. Hoạt động tự học, tự nghiên cứu do chính người học tiến hành ở lớp, ở nhà, ở mọi nơi, mọi lúc. Tự học có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, nhưng có tính độc lập cao, được xem là chìa khóa vàng của giáo dục hiện đại, phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin và kinh tế tri thức hiện nay. Tự học thực chất là hoạt động độc lập của người học với các nguồn tri thức có sẵn như các giáo trình; các tài liệu tham khảo khác như: sách, báo, tạp chí, Internet… dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên, người học tìm tòi, khám phá hoặc chọn lọc, bổ sung, hệ thống hóa các kiến thức cần nắm…. Bàn về tự học, Khổng Tử cũng từng dạy rằng: Tự mình làm công việc sẽ suôn sẻ, tự mình nghĩ thì đầu óc sẽ khơi thông, tự mình học thì đường đời sẽ thuận lợi; Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Phải lấy tự học làm cốt”. Chính Người cũng là một tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học. Nhà nghiên cứu Vasiliep
đã viết trong tác phẩm “Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh”: Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời. Đây hoàn toàn không phải là sự suy tôn thái quá mà qua các tài liệu lịch sử cho thấy, Người đã miệt mài học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học; khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm (ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau” [31; 465]. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”. Trong tập “Nhật ký trong tù” của Bác có bài “Nghe tiếng giã gạo”, Bác viết:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công.”
Đó cũng chính là ý chí tự học, tự rèn và phấn đấu không mệt mỏi của người cách mạng. Ngày nay, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thế hệ trẻ nước nhà cần phải học ở Người tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Người căn dặn: Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Là học sinh - sinh viên Việt Nam ai cũng phải nỗ lực học tập để góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, đặc biệt là sinh viên ở các trường TCCN và TC nghề, các bạn là lực lượng lao động được đào tạo trực tiếp góp phần vào đội ngũ lao động có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đất nước đã bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, cơ hội mở ra nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thương trường, sản phẩm của Việt Nam có cạnh tranh nổi với các nước khác hay không, trình độ tay nghề, cũng như phẩm chất chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp của các bạn có vai trò quyết định. Do đó, việc nâng cao ý thức tự học không chỉ đối với môn học chính trị mà tất cả các môn học khác là rất cần thiết góp phần hình thành thói quen về tinh thần tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo trong học tập và lao động. Đây sẽ là
nền tảng để các học sinh tiếp tục sáng tạo trong công việc về sau, phấn đấu trở thành những người thợ lành nghề, có tay nghề cao, có tư cách đạo đức tốt.
Điều 5 của Luật Giáo dục (2005) quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; “đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, phát triển phong trào tự học, tựđào tạo...”; “tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh” [38; 2].
Phải có thái độ học tập nghiêm túc: Hăng say xây dựng bài trên lớp, tích cực tham gia các buổi thảo luận nhóm, xêmina, tăng cường trao đổi ý kiến với giáo viên và các bạn trong lớp, trong nhóm về những vấn đề liên quan đến tri thức môn học. Khổng Tử dạy: “Học nhi bất yếm” – Nghĩa là, “Học không biết chán”; phải đọc giáo trình trước khi học bài mới (những chỗ nào không hiểu cần đánh dấu để hỏi thêm GV, nghiên cứu và trả lời những câu hỏi ôn tập ở cuối bài học) và đọc lại bài đã học, phải có kế hoạch ôn tập phù hợp (có thể theo chương, hoặc ôn tập thường xuyên); đến lớp khi giáo viên giảng bài phải tập trung cao độ để nghe và lĩnh hội tri thức; phải ghi lại bài giảng của giáo viên theo sự hiểu biết của mình, tuyệt đối không chờ thầy đọc cho chép, khi tự học ở nhà, các em đối chiếu phần ghi được với giáo trình, tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm qua bạn bè hoặc hỏi thêm thầy, cô giáo để sửa chữa, bổ sung giúp các em hiểu sâu sắc bài học hơn; tham khảo các sách, báo, tạp chí và tài kiệu tham khảo khác, Bác Hồ kính yêu của chúng ta còn là một tấm gương về đức tính ham đọc sách, báo.
Tóm lại, nếu như trong phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên giữ vai trò là người làm chủ quá trình dạy học, thì trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh trở thành trung tâm và là chủ thể của quá trình dạy học. Vì vậy, việc kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh là rất cần thiết, có ý nghĩa quyết định thành công của buổi học. Đặc biệt, đối với kiến thức chính trị, việc phát huy được tính tích cực học tập của học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm tạo cho các em niềm tin, hứng thú và những tình cảm tốt đẹp đối với môn học. Làm được điều này chúng tôi tin chắc chính trị sẽ được
học sinh đón nhận một cách tích cực, vai trò thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chính trị sẽđược phát huy tối đa.
2.2.3. Đổi mới chương trình, nội dung môn Chính trị trong các Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật theo hướng cập nhật, hiện đại
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy và học tập môn học chính trị ở các trường TC đòi hỏi phải có sự đổi mới về nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy và học tập. Bởi thực tế cho thấy, nếu đổi mới phương pháp dạy học mà nội dung chương trình không đổi mới thì khả năng vận dụng thành công các phương pháp dạy học tích cực là điều khó thực hiện và không thể thành công, khi phương pháp dạy học mới đòi hỏi học sinh làm việc nhiều, trong khi kiến thức trong giáo trình lại quá ôm đồm, nhiều vấn đề học sinh không nhận thức được. Đặc biệt, kiến thức môn học chính trị lại thiên về lý luận, trừu tượng nên càng khó khăn hơn với học sinh; thời gian một tiết lên lớp chỉ được 45 phút. Vì vậy, để vận dụng thành công các phương pháp dạy học tích