Đánh giá nhân viên

Một phần của tài liệu Các giải pháp tạo động lực cho ngươi lao động góp phần nâng cao (Trang 32 - 34)

Đánh giá nhân viên là quá trình nghiên cứu, phân tích và so sánh giữa tiêu chuẩn đó đề ra với kết quả công việc thực hiện của nhân viên trong một thời gian nhất định.

Việc đánh giá năng lực nhân viên nằm trong các chuỗi hoạt động nhằm thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong một hệ thống quản lý và phát triển nguồn nhân lực dài hơi. Hệ thống này cần phải đƣợc xây dựng thật chi tiết, khoa học và phù hợp với mô hình và văn hóa của tổ chức mới đảm bảo tính hiệu quả. Nhờ nó mà ngƣời làm công tác quản lý tránh đƣợc các vấn đề nhƣ nguồn nhân lực cạn kiệt, tinh thần sa sút, sắp xếp nhân sự không hợp lý dẫn đến năng suất thấp, chi phí cao, chất lƣợng sản phẩm kém.

Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên đựơc sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau nhƣ:

- Cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác.

- Giúp nhân viên điều chỉnh, sữa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc. - Kích thích, động viên nhân viên thông qua những điều khoản đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ.

- Cung cấp các thông tin làm cơ sở cho các vấn đề đào tạo, trả lƣơng, khen thƣởng, thuyên chuyển nhân viên, cải tiến cơ cấu tổ chức,v.v...

- Phát triển sự hiểu biết về tổ chức thông qua đàm thoại về các cơ hội và hoạch định nghề nghiệp.

- Tăng cƣờng quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dƣới.

Tất cả những nhà quản lý thành công đều cho rằng nhân sự là tài sản quý giá nhất của tổ chức. Nhân sự là một trong những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng ngày nay.

Đánh giá năng lực nhân viên nhƣ thế nào để họ tâm phục khẩu phục? Làm sao chọn đƣợc đúng ngƣời để tạo điều kiện hợp lý khuyến khích nhân tài làm việc trung thành? Đó là những công việc không đơn giản.

Nhiều tổ chức đó phải hứng chịu hậu quả vì thiếu kinh nghiệm xây dựng và duy trì một hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nhân lực một cách chặt chẽ và khoa học. Có nơi thì cần cán bộ chủ chốt bất mãn nghỉ việc, nhân viên cấp dƣới hoang mang.

33

Nơi khác thì mất khách hàng do chất lƣợng dịch vụ giảm sút, sản phẩm bị lỗi nhiều làm tăng chi phí.

Rõ ràng đánh giá năng lực của nhân viên là công việc nhạy cảm vì kết luận này ảnh hƣởng nhiều nhất đến quyền lợi thiết thân của họ, từ việc tăng lƣơng, xét thƣởng cho đến kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng.

Khi đánh giá đúng về một nhân viên thì việc quy hoạch nhân sự sẽ chính xác hơn, nhờ đó họ có thể phát huy năng lực của mình một cách cao nhất. Ngƣời đƣợc đánh giá đúng năng lực sẽ hài lòng vì đƣợc công nhận. Họ sẽ làm việc hăng say hơn, năng suất lao động tăng cao, góp phần làm giảm chi phí. Bên cạnh đó, về phía tổ chức, một khi đó đánh giá đúng ngƣời thì sẽ giảm đƣợc rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc đào tạo nhân viên.

Một quy chế lƣơng thƣởng và chế độ lao động hấp dẫn sẽ có ích nhƣng nếu áp dụng sai đối tƣợng. Nhƣ vậy tổ chức lại phải tốn quá nhiều chi phí cho những ngƣời chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Ngƣợc lại, tổ chức có thể không giữ đƣợc ngƣời thực tài vì áp dụng chế độ không thích hợp, làm cho ngƣời lao động cảm thấy sự đái ngộ chƣa xứng đáng với công sức bỏ ra.

34

Một phần của tài liệu Các giải pháp tạo động lực cho ngươi lao động góp phần nâng cao (Trang 32 - 34)