Bằng cách thiết kế lại công

Một phần của tài liệu Các giải pháp tạo động lực cho ngươi lao động góp phần nâng cao (Trang 83 - 87)

bằng cách thiết kế lại công

việc

4

Tuyển dụng và cân nhắc đề bạt, nâng cao trình độ cho

ngƣời lao động

14 1 0 3.0 1

Nhìn vào kết quả ở bảng 3.2 chúng ta thấy các ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá các giải pháp mà chúng tôi đưa ra có tính khả thi cao.

84

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Hiểu và áp dụng tốt các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên hiện có đôi khi mang lại những hiệu quả lớn hơn, bền vững hơn việc đầu tƣ tiền bạc vào các nỗ lực cải thiện cơ sở vật chất.

Sự phát triển của Nhà trƣờng hiện nay phụ thuộc vào công tác nâng cao chất lƣợng đào tạo, quản lý và mở rộng qui mô, đối tƣợng đào tạo. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phát huy tính sáng tạo tập thể luôn cải tiến phƣơng pháp giảng dạy, hệ thống bài giảng, giáo trình nhằm nâng cao chất lƣợng và khả năng đào tạo của Nhà trƣờng.

Muốn giải quyết hai vấn đề này thì Nhà trƣờng không thể không quan tâm thích đáng đến vấn đề tạo động lực cho ngƣời lao động. Để hoạt động có hiệu quả, Nhà trƣờng đó cơ cấu lại lao động với mục đích nâng cao chất lƣợng làm việc của ngƣời lao động. Nhƣng bên cạnh đó, ngƣời lao động cũng có những băn khoăn, lo lắng về những về vị trí công tác của mình, đây cũng là một trong các vấn đề mà nhà trƣờng cần quan tâm. Hầu hết cán bộ, giáo viên và nhân viên còn nhiều khó khăn về vật chất cũng nhƣ tinh thần. Do đó Nhà trƣờng cần phải khắc phục tình trạng này bằng cách thực hiện cố vấn, đào tạo, quan tâm đến cán bộ, giáo viên và nhân viên nhằm tăng niềm tin vào chiến lƣợc phát triển của Nhà trƣờng và tạo động lực lao động cho họ bằng các giải pháp động viên phù hợp với nguyện vọng của ngƣời lao động cũng nhƣ khả năng của nhà trƣờng.

85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận

Chất lƣợng đào tạo và quản lý học sinh, sinh viên phần lớn phụ thuộc vào cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trƣờng, vì vậy tình hình hoạt động của nhà trƣờng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, tay nghề, chuyên môn cũng nhƣ sự yêu nghề hăng say lao động của ngƣời lao động.

Để khai thác đƣợc nguồn lực vô giá ấy, ngƣời lãnh đạo phải có cách thức quản lý nhân lực thực sự hiệu quả. Nhƣ vậy, công tác quản lý nhân lực nói chung, tạo động lực lao động nói riêng có vai trò rất quan trọng. Điều quan trọng là làm cách nào để duy trì, khuyến khích và động viên ngƣời lao động làm việc hết mình, làm việc một cách hứng thú. Ngƣời lao động có sức sáng tạo nhƣng không phải lúc nào sự sáng tạo ấy cũng đƣợc khơi dậy và phát huy. Luận văn đã hệ thống lại lý luận về tạo động lực cho ngƣời lao động, trên cơ sở thực trạng hoạt động quản lý nguồn nhân lực của trƣờng Đại học Công nghiệp Hà nội. Tác giả đề xuất một số các giải pháp khuyến khích, động viên tạo động lực cho ngƣời lao động nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của nhà trƣờng.

2. Kiến nghị

- Đối với tổ chức công đoàn nhà trƣờng

Trƣờng ĐHCNHN là một tổ chức có Công đoàn nhƣng vai trò của Công đoàn với ngƣời lao động chƣa có ý nghĩa to lớn, Công đoàn vẫn chƣa phải là ngƣời đại diện cho ngƣời lao động. Đặc biệt trong công tác khuyến khích ngƣời lao động, công đoàn hầu nhƣ không tham gia, hầu hết việc ra các quy chế lƣơng do phòng Tổ chức – hành chính thực hiện. Vì vậy, trong thời gian tới Công đoàn Nhà trƣờng cần quan tâm hơn đến ngƣời lao động, có ý kiến đóng góp tích cực cho hệ thống tiền lƣơng của Nhà trƣờng ngày càng hoàn thiện hơn.

- Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc:

+ Cần xây dựng quy chế về tổ chức và hoạt động, về cơ chế quản lý tự chủ, các chính sách về tổ chức, tài chính, đào tạo v.v..

86

+ Xây dựng những cơ chế, chính sách, tạo điều kiện và môi trƣờng để các trƣờng Đại học Công nghiệp hoạt động một cách linh hoạt, thông thoáng; nhất là những quy định về mở rộng quyền tự chủ, gắn với nâng cao trách nhiệm trong quản lý, điều hành.

+ Cần có những quy định tạo điều kiện thuận lợi mở rộng hoạt động hợp tác trong hệ thống Đại học Công nghiệp, hợp tác với các trƣờng đại học, cao đẳng khác cũng nhƣ hợp tác quốc tế để khai thác và huy động đƣợc các tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển của loại hình này theo tinh thần “Sáng tạo - Năng động - Hiệu quả”.

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Business-Edge (2004), Tạo động lực làm việc, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Trần Kim Dung (2003), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Văn Điệp (2007), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và sự gắn kết của nhân viên Liên hiệp hợp tác xã thương mại Tp.HCM, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học kinh tế TP.HCM.

4. Paul Hersey & Ken Blanc Hard (2001), Quản trị hành vi tổ chức, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Lam (1998), Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

6. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tạo động lực cho ngươi lao động góp phần nâng cao (Trang 83 - 87)