Khả năng thanh toán tức thời của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tổng quát về tất cả các mặc trong CTCP dược phẩm pharmedic (Trang 44 - 47)

PHẦN III: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

3.2.2 Khả năng thanh toán tức thời của công ty

Bảng 3.5 Khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2012-2013 2013-2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1.79 2.09 2.51 0.30 17.05% 0.42 20.09% Hệ số khả năng thanh

toán hiện thời 3.25 3.50 3.75 0.25 7.75% 0.25 7.16%

Hệ số khả năng thanh

toán tức thời 1.14 1.33 1.7 0.19 16.47% 0.37 27.60%

Dựa vào bảng ta thấy, khả năng thanh toán tức thời của công ty là rất tốt. Năm 2012 hệ số này là 1,14 đến năm 2013 tăng lên 1,33 tương đương tăng 16,47% và tăng 27,6% vào năm 2014 lên mức 1,7. Hệ số này tăng đều là do hai khoản nợ ngắn hạn và tiền và tương đương tiền đều tăng qua các năm, nhưng tiền và tương đương tiền có tốc độ tăng trưởng nhiều hơn nợ ngắn hạn (bảng 2.2 và bảng 2.5) Điều này là dấu hiệu tốt cho công ty khi có chính sách hợp lý với các khoản nợ ngắn hạn khiến chỉ tiêu này tăng chậm lại và khoản mục tiền tăng lên làm cho tính chủ động về tài chính của công ty luôn ở mức cao, có nhiều cơ hội cho việc mở rộng các khoản đầu tư khác để thêm lợi nhuận.

3.2.3 Các biện pháp quản lý vốn bằng tiền

Tiền mặt luôn cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sự trữ thừa, thiếu hay không dự trữ tiền mặt sẽ khiến cho doanh nghiệp phải đối mặt với những nguy cơ về tài chính. Từ đó, PMC cần phải xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý, điều này giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro không có khả năng tận dụng các cơ hội đầu tư tốt. Việc xác định mức tồn dự trữ tiền mặt hợp lý có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro không có khả năng thanh toán giữ được uy tín với các nhà cung cấp.

Để quản lý vốn bằng tiền hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện bằng cách

- Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý, xác định nhu cầu vốn bằng tiền của kỳ sắp tới bằng cách dự báo dựa vào số liệu thống kê của năm trước

- Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi bằng tiền của doanh nghiệp, bằng cách áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình thu chi tiền

- Đảm bảo cấp thẩm quyền phê duyệt, phòng tránh trường hợp sử dụng tiền sai mục đích

- Kiểm kê định kỳ, đảm bảo đúng số dư thực tế sau khi trừ đi các khoản phát sinh

3.3 Phân tích đánh giá tình hình các khoản phải thu 3.3.1 Tình hình các khoản phải thu

Bảng 3.6 Phân tích các khoản phải thu giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013 - 2014 2014 - 2015

Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (đồng) Tỷ lệ(%) Chênh lệch(đồng) Tỷ lệ(%)

Các khoản phải thu 25,967,229,097 100 36,786,995,351 100 39,908,525,925 100 10,819,766,254 41.67 3,121,530,574 8.49

Phải thu khách hàng 24,655,331,699 94.95 30,842,808,360 83.84 35,227,517,561 88.27 6,187,476,661 25.1 4,384,709,201 14.22 Trả trước người bán 1,204,200,542 4.64 5,947,926,929 16.17 4,876,863,276 12.22 4,743,726,387 393.93 -1,071,063,653 -18.01

Các khoản phải thu

khác 157,305,556 0.61 104,854,167 0.29 329,547,945 0.83 -52,451,389 -33.34 224,693,778 214.29 Dự phòng phải thu

khò đòi (49,608,700) -0.19 -108,594,105 -0.30 -525,402,857 -1.32 -58,985,405 118.90 -416,808,752 383.82

(Nguồn: BCTC CTCP Dược phẩm Pharmedic)

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy các khoản phải thu khách hàng luôn có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể vào năm 2013 tăng 10,819,766,254 đồng so với năm 2012 tương đương tăng 41,67% và tăng thêm 8,49% vào năm 2014 lên mức 35,227,517,561 đồng.

Nhìn vào tỷ trọng các khoản mục nhỏ trong các khoản phải thu thì phải thu khách hàng luôn giữ ở mức tỷ trọng cao và có ảnh hưởng lớn nhất đến các khoản phải thu. Năm 2012, khoản mục này chiếm đến 94,95%; năm 2013, tỷ trọng giảm xuống là 83,84% và 88,27% vào năm 2014. Tuy tỷ trọng trong năm 2012 và 2014 không cao bằng năm 2012 nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao.

Phải thu khách hàng cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Tăng 25,1% vào năm 2013 và 14,22% vào năm 2014. Theo thuyết minh báo cáo tài chính giai đoạn

năm 2012 – 2014, phải thu khách hàng chủ yếu là hai đối tượng phải thu khách hàng tiêu thụ thành phẩm dược phẩm và phải thu khách hàng tiêu thụ nguyên liệu, trong đó phải thu khách hàng tiêu thụ thành phẩm dược phẩm chiếm gần như 100% trong phải thu khách hàng. Việc duy trì tỷ trọng khoản phải thu lớn không phải là một dấu hiệu tốt, nó bảo hiện phần vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng bởi các tổ chức khác là lớn. Chính sách bán chịu của mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó góp phần tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp, nhưng nếu bán chịu quá nhiều sẽ dẫn đến phát sinh những khoản nợ khó đòi. Vì vậy, công ty nên quan tâm tới các khoản phải thu này kể từ khi ký kết hợp đồng bán hàng đến các biện pháp đòi nợ để giảm bớt vốn bị chiếm dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh

Cùng với phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn là sự biến động mạnh của khoản phải trả cho người bán. Chiếm tỷ trọng tương đối trong khoản phải thu sau phải thu khách hàng, có xu hướng tăng tỷ trọng. Năm 2012, tỷ trọng là 4,64%; 16,67% trong khoản phải thu năm 2013 và 12,22% năm 2014. Nhưng phải nói đến là sự biến động của khoản mục này. Năm 2013 tăng 393,93% so với năm 2012. Trong thuyết minh báo cáo tài chính, các khoản trả trước cho người bán gồm: ứng tiền mua nguyên vật liệu sản xuất, ứng tiền mua máy móc thiết bị và ứng tiền cho hoạt động khác. Vào năm 2013, chỉ tiêu này tăng lên đột ngột là do chỉ tiêu ứng tiền mua máy móc thiết bị tăng lên tức là trong giai đoạn này công ty đang đầu tư máy móc, thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất. Nhưng vào năm 2014 lại giảm nhẹ 18,01% nhưng nhìn chung vẫn khá cao, ở năm này chỉ tiêu ứng trước tiền mua nguyên vật liệu sản xuất chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ công ty đang đầu tư đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

3.3.2 Phân tích tình hình các khoản phải thu

Để đánh giá tình hình các khoản phải thu, ta dựa trên hai tiêu chí là vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

Một phần của tài liệu Phân tích tổng quát về tất cả các mặc trong CTCP dược phẩm pharmedic (Trang 44 - 47)