Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn về hàng tồn kho 1 Tình hình quản lý khoản phải thu của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tổng quát về tất cả các mặc trong CTCP dược phẩm pharmedic (Trang 48 - 50)

PHẦN III: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn về hàng tồn kho 1 Tình hình quản lý khoản phải thu của công ty

3.4.1 Tình hình quản lý khoản phải thu của công ty

Việc quản lý vốn về hàng tồn kho rất quan trọng vì đây là lượng vốn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản, việc duy trì một lượng vốn về hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho công ty thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, tránh ứ đọng hàng hóa, là tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh.

Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hóa nhanh hay chậm. Số ngày lưu kho cho biết thời gian hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra. Thời gian này càng giảm thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho càng nhanh. Do đó, các chỉ tiêu này giúp đánh giá một phần khả năng thanh toán của đơn vị. Đồng thời cũng phản ánh chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh có phù hợp trên thị trường hay không.

Bảng 3.9 Tình hình hàng tồn kho của PMC

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 (+/-) (%) (+/-) (%)

Doanh thu thuần 303,043,145,742 357,361,789,880 363,475,886,117 54,318,644,138 17.92 6,114,096,237 1.71 Hàng tồn kho 60,900,019,879 70,812,683,011 64,874,358,800 9,912,663,132 16.28 -5,938,324,211 -8.39 Bình quân hàng tồn kho 60,900,019,879 65,856,351,445 67,843,520,906 4,956,331,566 8.14 1,987,169,461 3.02 Giá vốn hàng bán 186,660,963,257 208,241,206,545 200,660,329,492 21,580,243,288 11.56 -7,580,877,053 -3.64 Vòng quay hàng tồn kho (ngày) 3.07 3.16 2.96 0 3.17 0 -6.46 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (Ngày) 119.08 115.43 123.41 -4 -3.07 8 6.91

Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 3.07 vòng tương ứng thời gian tồn kho là 119.08 ngày. Năm 2013 số vòng quay là 3.16 vòng, thời gian lưu kho giảm xuống còn 115.43 ngày , tương ứng thời gian lưu kho giảm 4 ngày. Năm 2012, số vòng quay là 2.96 vòng, giảm 0.2 vòng, so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ giảm là 6.46 % và thời gian lưu kho tăng thêm 8 ngày.

Đánh giá sự biến động của số vòng quay và số ngày lưu kho ta nhận thấy sự biến động của 2 chỉ tiêu này diễn ra theo ngược chiều nhau . Vòng quay hàng tồn kho giảm dần, thì số ngày lưu kho tăng dần.

Vòng quay hàng tồn kho tăng sau lại giảm dần trong giai đoạn 2012-2014 do giá vốn hàng bán tăng sau lại giảm trong khi giá trị tồn kho bình quân lại tăng lên. Năm 2013, vòng quay tăng mạnh hơn so với năm 2012 do ở thời điểm này, giá vốn hàng bán tăng so với năm trước và khoản phải thu khách hàng trong giai đoạn này có xu hướng tăng nhẹ

Sang năm 2014, vòng quay hàng tồn kho giảm sâu xuống còn 2.96 vòng kéo theo số ngày trong 1 vòng quay tăng lên 123.41 ngày . Nguyên nhân do năm 2014, hoạt động sản xuất của công ty có hiệu quả kém nhất trong giai đoạn này , doanh thu và lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thấp nhất, các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp hay chi phí sản xuất chung của công ty thấp, doanh nghiệp không bán được hàng làm cho giá vốn hàng bán giảm. Kết hợp với số lượng hàng tồn kho tăng vì những lý do như vấn đề dự báo số lượng tiêu thụ, chính sách bán hàng chưa tạo đòn bẩy kích cầu, hay các khó khăn chung trong nền kinh tế đã khiến cho tình hình tài chính của công ty trở nên xấu đi so với năm 2013.

Vòng quay hàng tồn kho giảm thì số ngày lưu kho sẽ có xu hướng tăng, làm cho thời gian chuyển hóa thành tiền của các sản phẩm tồn kho diễn ra lâu. Tuy công ty có khả năng sẵn sàng cung cấp cho thị trường cao nhưng số lượng hàng tồn kho lớn, lại lưu kho dài ngày ảnh hưởng đến sản phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích tổng quát về tất cả các mặc trong CTCP dược phẩm pharmedic (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w