Môi trường pháp luật

Một phần của tài liệu Phân tích tổng quát về tất cả các mặc trong CTCP dược phẩm pharmedic (Trang 134 - 136)

C Á ĐIỀU KIỆN ẤP TÍN DỤNG

c. Môi trường pháp luật

Hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, nhiều văn bản Nghị định nghị quyết ra đời phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Nhìn lại trước đây từ khi nước ta bắt đầu xây dựng nền kinh tế thị trường đã có nhiều bước tiến cải cách đáng kể và có được những hiệu quả to lớn như: Cho quyền tự chủ sản xuất kinh doanh đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, ghi nhận tự do kinh doanh, đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế vào Hiến pháp 1992, bãi bỏ độc quyền ngoại thương, độc quyền ngân hàng, độc quyền bảo hiểm của Nhà Nước, cho phép các hình thức công ty phát triển thông qua các đạo luật...

Sự ra đời của bộ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và thay thế Luật đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam... Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo “một sân chơi” bình đẳng. Trong hai năm 2005-2006, Bộ Thương Mại (đã đổi thành Bộ Công Thương) đã trình Quốc hội thông qua Luật Thương mại sửa đổi và Luật Cạnh tranh, ban hành 13 Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ...

Trong bối cảnh lạm phát tăng vọt trong thời gian qua, đầu tư tràn lan kém hiệu quả và việc những ngành trọng điểm của kinh tế Việt Nam ồ ạt đầu tư ngoài ngành, Nghị quyết 11 (ngày 24/02/2011) của Chính phủ được coi như “phát súng lệnh” để tổng rà soát và tái cơ cấu lại hoạt động của nền kinh tế, ổn định vĩ mô.

a. Tổng quan về ngành dược thế giới

 Ngành công nghiệp dược có tốc độ phát triển khá cao nhưng hiện nay đang chậm dần

 Thị trường dược ở một số thị trường chủ chốt như châu Âu và châu Mỹ đang có dấu hiệu bão hòa một phần do dân số đã ổn định và một số loại thuốc quan trọng hết hạn quyền sang chế

 Nhưng các nước ở khu vực Thái Bình Dương, Mỹ La-tinh,… vẫn có tiềm năng tăng mạnh trong thời gian tới. Đây là các nước phát triển các loại thuốc generic, dân số đông, thu nhập trên mỗi đầu người đang dần cải thiện

b. Tổng quan ngành dược Việt Nam

Thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng và ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, nhưng tỷ lệ đóng góp trong GDP vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1,6% GDP (2009).Thị trường dược phẩm Việt Nam chịu tác động của các yếu tố đặc biệt là yếu tố về con người và yếu tố kinh tế như tỷ giá, lãi suất, lạm phát…Phân khúc thị trường đa dạng chia làm hai mảng đông dược và tây dược. Riêng mảng tây dược còn được chia ra làm:

• Theo cách thức sử dụng thuốc:

- Thuốc OTC (hàng không kê toa, bán chủ yếu ở các nhà thuốc bán lẻ) - Thuốc điều trị (thuốc có kê toa, sử dụng trong bệnh viện và các trung tâm y tế)

Tại Việt Nam

- Thuốc phân phối vào hệ thống bệnh viện - Thuốc phân phối ra thị trường.

• Theo bản quyền chế tác thuốc.

- Thuốc generic (theo công thức có sẵn của thuốc nước ngoài đã chứng minh hiệu quả và hết thời hạn bản quyền)

- Thuốc patent (có bản quyền).

Hiện nay, ngành dược trong nước đang chủ yếu sản xuất thuốc generic có giá trị không cao và chiếm tới 69% tổng thị trường thuốc với các chủng loại liên quan nhiều đến thuốc kháng sinh, thuốc thông thường (vitamin, giảm đau, hạ sốt).

- Theo WHO và UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development (Hội nghị thường niên về thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc), ngành công nghiệp dược được phân theo 4 cấp độ:

 Cấp độ 2: Sản xuất được một số generic và đa số phải nhập khẩu

 Cấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic xuất khẩu được một số sản phẩm dược

 Cấp độ 4: Sản xuất dược nguyên liệu và phát minh thuốc mới.

Theo đó, ngành công nghiệp dược Việt Nam đang phát triển ở cấp độ 2,5-3. Đây là mức độ đánh giá nền kinh tế có ngành công nghiệp dược, đã sản xuất được thuốc generic nhưng đa phần vẫn nhập khẩu. Đây là khó khăn lớn của ngành dược Việt Nam hiện nay, khi vẫn chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, với trung bình hơn 90% nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu, chiếm trên 50% giá thành sản xuất.Các dược liệu được nhập chủ yếu là nguyên liệu kháng sinh, vitamin và chiếm trên 80% giá trị nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Phân tích tổng quát về tất cả các mặc trong CTCP dược phẩm pharmedic (Trang 134 - 136)