PHẦN III: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
3.3.2.1 Phân tích vòng quay các khoản phải thu
Bảng 3.7 Phân tích vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh thu thuần 303,043,145,742 357,361,789,880 363,475,886,117
Nợ phải thu 25,967,229,097 36,786,995,351 39,908,525,925
Nợ phải thu bình quân 24,673,418,579 31,377,112,224 38,347,760,638 Vòng quay khoản
phải thu 12.28 11.40 9.48
Vòng quay các khoản phải thu đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 là 12,28 vòng thì năm 2013 giảm xuống còn 11,4 và giảm tiếp vào năm 2014 là 9,48 vòng. Điều này là dấu hiệu không tốt cho tình hình các khoản phải thu của công ty, vòng quay ngày càng nhỏ cho thấy lượng vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng đang tăng dần, có thể doanh nghiệp đang thực hiện chính sách bán chịu nhiều hơn khi giảm vòng quay các khoản phải thu. Xem xét khoản mục doanh thu, ta thấy chỉ tiêu này vẫn tăng đều qua các năm và khoản mục hàng tồn kho giảm vào năm 2014 chứng tỏ công ty thực hiện chính sách bán chịu trong năm 2014 nhưng năm 2013 hàng tồn kho lại tăng lên chứng tỏ trong năm này công tác quản lý khoản phải thu kém.
3.3.2.2 Phân tích kỳ thu tiền trung bình
Bảng 3.8 Phân tích kỳ thu tiền trung bình
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số ngày trong kỳ 360
Vòng quay các
khoản phải thu 12.28 11.40 9.48
Kỳ thu tiền trung
bình 29,32 31,58 37,97
Kỳ thu tiền bình quân giai đoạn năm 2012 – 2014 có xu hướng tăng dần đều. Năm 2012 là 29,32 ngày thì đến năm 2013 là 31,58 ngày và năm 2014 tăng lên 37,97 ngày. Nguyên nhân như đã phân tích tại vòng quay các khoản phải thu là do doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu và cũng là do công tác quản lý khoản phải thu còn hạn chế khiến thời gian thu hồi vốn là tăng lên. Điều này là không có lợi cho doanh nghiệp.
Từ các chỉ tiêu trên ta có thể thấy công tác quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp phải cần được cải thiện và các chính sách bán chịu của công ty làm tăng các khoản phải thu có thể tạo ra các khoản nợ quá hạn, làm cho vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều hơn ảnh hưởng tới nguồn tiền lưu động của công ty. Bên cạnh đó, chính sách bán chịu cũng góp phần làm tăng khả năng bán hàng, giảm được hàng tồn kho và chi phí bảo quản hàng tồn kho. Vậy nên công ty cần có những chính sách hợp lý, tùy vào từng thời điểm để có thể quản lý tốt các khoản phải thu đồng thời vẫn có thể đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.3.3 Giải pháp quản lý khoản phải thu
- Xác định chính sách bán chịu thích hợp với khách hàng.
- Xác định điều kiện thanh toán: Thời hạn thanh toán, tỷ lệ chiết khấu.
- Thường xuyên kiểm soát khoản nợ phải thu: Thời hạn trả nợ, tình hình trả nợ của khách hàng.
- Áp dụng chính sách quản lý từng khoản phải thu một đồng thời áp dụng khuyến mãi nhiều hơn, đối với những khoản nợ quá hạn công ty cần thưong thảo lại với khách hàng để có thể thu được những khoản nợ sớm nhất, còn chính sách bán chịu thì công ty nên dần giảm bớt và thay vào đó là những khuyến mãi và chiết khấu nhiều hơn nhằm thu đựoc tiền phục mhu cầu vốn lưu động.
Chú ý: Khi thực hiện chính sách bán chịu công ty phải nghiên cứu rõ thị trừơng,chính sách bán chịu của đối thủ, tình trạng của doanh nghiệp để có thể có chiến lược hợp lý nhất nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bằng giá thấp.