Một số giải pháp hoàn thiện vốn cố định

Một phần của tài liệu Phân tích tổng quát về tất cả các mặc trong CTCP dược phẩm pharmedic (Trang 58 - 59)

PHẦN III: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

3.5.3 Một số giải pháp hoàn thiện vốn cố định

Qua xem xét tình hình sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty thấy rằng PMC vẫn còn một số vấn đề tồn tại trong quá trình kinh doanh nhất là quá trình sử dụng vốn cố định. Từ thực tế đó, để quản lý và sử dụng tốt tài sản cố định tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty cần có những biện pháp như sau:

- Tăng cường mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh là giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ. Muốn vậy, công ty cần có mạng lưới kinh doanh ở nhiều địa bàn nhằm thu hút nhiều khách hàng, tạo niềm tin và uy tín trên thị trường.

- Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đặc biệt là về vốn. Là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm nên cần phải

đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đồng thời tránh tình trạng hàng tồn kho thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường đổi mới TSCĐ, đa dạng hóa nhiều mặt hàng, nâg cao năng suất lao động.

- Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh để góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Cần mở số đánh giá và theo dõi với từng tài sản kinh doanh, theo nguyên tắc mỗi TSCĐ phải do cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng tài sản. Doanh nghiệp có thể chủ động tiến hành nhượng bán TSCĐ không cần thiết, thanh lý TSCĐ đã hư hỏng, lạc hậu … để nhanh chóng thu hồi vốn. Định kỳ kiểm kê tài sản, xác định số lượng và hiện trạng của TSCĐ…

- Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định thì cần phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận trong công ty, tự quy trách nhiệm đối với người quản lý và sử dụng tài sản cố định , đa ra các hình thức khen thởng nhằm Khuyến khích sự sáng tạo và cần cù của ngời lao động giúp tiết kiệm các chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và đa ra các hình thức kỷ luật, phạt đối với những cá nhân gây thiệt hại tới tài sản cố định của công ty.

- Thường xuyên sửa chữa, duy tu bảo dưỡng tài sản cố định . Công tác này có mục đích là duy trì khả năng hoạt động bình thường cho tài sản cố định của công ty và cần tiến hành định kỳ để có thế phát hiện, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc chứ không phải đến lúc xảy ra sự cố mới xem xét sửa chữa thay thế. Tuy nhiên, đôi khi chi phí sửa chữa còn cao hơn giá trị còn lại của tài sản cố định, trong trường hợp này cần cân nhắc sửa chữa hay là sẽ thay mới tài sản này.

- Cần có kế hoạch trích lập khấu hao TSCĐ, đây là biện pháp công ty xác định nguồn tài chính để tái đầu tư đổi mới TSCĐ, thấy được sự tăng giảm vốn cố định của công ty.

- Coi trọng công tác bồi dưỡng và đào tạo đội ngủ cán bộ công nhân viên của công ty, nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý vốn cố định. Bên cạnh đó có chính sách khuyến khích cán bộ, công nhân viên tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích tổng quát về tất cả các mặc trong CTCP dược phẩm pharmedic (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w