C Á ĐIỀU KIỆN ẤP TÍN DỤNG
b. Môi trường xã hộ
Nước ta có dân số đông đứng thứ 3 trong Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới, sức mua của người dân đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn hội nhập kinh tế, thu nhập của người dân tăng lên đẩy cao nhu cầu tiêu dùng, đồng thời thị trường Việt Nam còn là một thị trường dễ tính và giàu tiềm năng. Đây là một cơ hội cho các đối tác trong khu vực và trên thế giới đẩy mạnh buôn bán với nước ta. Nguồn lao động nước ta dồi dào, và dễ thấy những phẩm chất đáng quý như cần cù, có khả năng tiếp thu cao những tiến bộ khoa học kĩ thuật, trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng được nâng cao. Nhân dân ta có nhiều nghề truyền thống như chế biến lương thực – thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để có thể phát triển những ngành hàng sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi lao động rẻ (công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, chế biến lương thực – thực phẩm), đồng thời tiến tới phát triển và cho xuất khẩu những mặt hàng có chất lượng công nghệ cao, đáp ứng những thị trường khó tính hơn. Ngoài ra, Việt Nam còn có được lợi thế về lao động giá rẻ có sức hấp dẫn với việc thu hút
những dự án đầu tư từ nước ngoài, cụ thể những địa bàn có sức thu hút mạnh chính là những thành phố lớn, các địa bàn phát triển đông dân cư như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, cần chú ý đến dân số đông, trẻ và tăng nhanh nên đương nhiên sẽ tạo ra áp lực cho việc giải quyết nhu cầu công ăn việc làm tăng trưởng hàng năm, ngoài ra trong hoàn cảnh quy mô nền kinh tế còn thấp thì năng suất lao động cũng không cao (bình quân 1 năm lao động chỉ đạt khoảng 1.959 USD, trong đó của nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp – thủy sản chỉ có 821 USD, riêng nông nghiệp còn thấp hơn nữa).