Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN văn thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh thanh hóa (Trang 76 - 78)

Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, phải nhận thức đúng đắn thực hiện pháp luật thi hành án dân sự có vị trí, vai trò, ý nghĩa vô cùng qua trọng, là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước nhằm đưa các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế.Hoạt động thi hành án một mặt bảo đảm việc thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, mặt khác nó là công cụ hữu hiệu để khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của xã hội và công dân khi bị xâm hại.

Việc thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự phải trên cơ sở nắm bắt được những nội dung, tư tưởng và cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, văn bản pháp luật của Quốc hội, văn bản pháp qui của Chính phủ và của Bộ Tư pháp một cách kịp thời, tổ chức thực hiện nghiêm túc và vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương; phải đề ra được những chính sách, cơ chế thực hiện phù hợp để thu hút đông đảo cơ quan nhà nước, các tổ chức, cán bộ và nhân dân tích cực tham gia việc thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh Thanh Hoá.

Hai là, phảibảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự, tăng cường sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền nhằm huy động mọi nguồn lực của địa phương, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành công tác thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự, phải tạo ra được sự hưởng ứng chung, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng nhằm thực hiện chu đáo những qui định của pháp luật về thi hành án dân sự, làm cho công tác thi hành án dân sự tạo được sự ủng hộ đồng thuận của các cấp các ngành và nhân dân.

Ba là, luôn quan tâm xây dựng đội ngũ chấp hành viên, và cán bộ quản lý công tác thi hành án, bảo đảm phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong, có chuyên môn nghiệp vụ

giỏi, lương tâm nghề nghiệp trong sáng, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự. Đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bốn là, phải thường xuyên tăng cường công tác quản lý nhà nước, tăng cường sự kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi hành án dân sự. Xử lý kịp thời và nghiêm minh những vi phạm trong thực hiện pháp luật, thường xuyên và kịp thời tổ chức công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, làm tốt công tác thi đua, khen thưởng.

Năm là, luôn quan tâm phát huy nội lực, tích cực khắc phục những khó khăn, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại; tập hợp và động viên sức mạnh của cộng đồng xã hội, huy động mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện nghiêm túc pháp luật về thi hành án dân sự. Làm tốt công tác phối hợp đối vối các ban ngành, đoàn thể ở địa phương cũng như đối với gia đình người học và xã hội trong việc thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự.

Kết luận chương 2

Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng, người đông, số lượng án bàn giao và thụ lý hàng năm tương đối lớn. Từ khi công tác thi hành án dân sự được chuyển giao từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan thuộc Chính phủ, công tác này có rất nhiều khó khăn, phức tạp, số lượng án tồn đọng ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ thi hành án vừa thiếu, vừa yếu. Nhưng vượt lên những khó khăn đó, thực hiện pháp luật thi hành án dân sự ở Thanh Hóa đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng lâu năm đã được tổ chức thi hành dứt điểm; một số án lớn, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn về kinh tế, trật tự an toàn xã hội cũng đã được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo. Kết quả đạt được nói trên phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành tư pháp Thanh Hoá nói chung, cũng như đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự ở Thanh Hoá nói riêng, sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành hữu quan trong thi hành án dân sự. Do vậy, việc thực hiện pháp luật thi hành án đã có nhiều chuyển biến, số lượng vụ thi hành án được giải quyết và giá trị tiền tài sản thu được năm sau cao hơn năm trước.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc thực trạng thực hiện pháp luật thi hành án dân sự ở Thanh Hoá còn một số tồn tại đó là một số địa phương, cấp uỷ,

Một phần của tài liệu LUẬN văn thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh thanh hóa (Trang 76 - 78)