năm ngành Toà án giải quyết không nhiều. Tập trung chủ yếu là án hình sự, hôn nhân gia đình điều đó phản ánh cho thấy nền kinh tế ở Thanh Hoá còn chưa phát triển. Bên cạnh đó, cũng phản ánh nhận thức pháp luật của nhân dân còn hạn chế, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật còn chưa thực sự đi vào cuộc sống do đó trên thực tế có nhiều tranh chấp xảy ra, các tổ chức, cá nhân còn chưa tìm đến các cơ quan chức năng để giải quyết. Tuy nhiên, trước xu thế phát triển của nền kinh tế, sự giao lưu và đầu tư như hiện nay thì chác chắn rằng trong thời gian tới các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động sẽ ngày càng tăng lên nhất là khi các khu kinh tế, khu công nghiệp đi vào hoạt động ổn định.
Như trên đã phân tích, các loại án nói trên ít nhiều đều liên quan đến công tác thi hành án dân sự, trong khi các bản án, quyết định về dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động không nhiều, nhưng các bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình và hình sự thì lại tăng lên đáng kể chính điều đó cũng là một trong những khó khăn cho công tác thi hành án dân sự sau này bởi các bản án đưa ra thi hành nếu chiếm tỷ lệ cao về phạt tiền, án phí, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính trong các bản án, quyết định của Tòa án về hình sự làm cho công tác thi hành án gặp nhiều khó khăn do đương sự không có tài sản để thi hành.
2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH THANH HÓA TỈNH THANH HÓA
2.2.1. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về các tổ chức thi hành án dân sự ở Thanh Hoá ở Thanh Hoá
Về phát triển hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự: thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX tại kỳ họp thứ nhất ngày 6/10/1992 về việc bàn giao công tác thi hành án dân sự từ Toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ và Chỉ thị số 266/TTg ngày 2/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai việc bàn giao và tăng cường công tác thi hành án dân sự, ngày 01/7/1993, công tác thi hành án dân sự đã được bàn giao trong toàn quốc. Thanh Hóa là một trong những tỉnh bàn giao sớm trong cả nước (tháng 7 năm 1993). Số đơn vị thi hành án tại thời điểm bàn giao là 23 đơn vị. Sau khi bàn giao đồng thời với việc củng cố và xây dựng bộ máy, các cơ quan thi hành án trong tỉnh phải bắt tay ngay vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện thiếu cán bộ, chưa có kinh nghiệm quản lý và điều hành thực hiện công việc. Cơ sở vật chất thiếu thốn, trụ sở làm việc đều do chính quyền bố trí tạm thời. Phương tiện làm việc nghèo nàn, kinh phí hoạt động ít, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công tác thi hành án đặt ra. Trong khi đó số lượng công việc ngày càng tăng cả về số lượng và tính phức tạp. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, Bộ Tư pháp, cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh, tổ chức bộ máy thi hành án dân sự trong tỉnh từng bước được kiện toàn, có sự phát triển và thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Đến năm 1997 được thành lập thêm 4 đơn vị mới, và hiện nay, tổng số đơn vị thi hành án là 28 đơn vị (Phòng thi hành án tỉnh và 27 đội thi hành án cấp huyện trong đó có 11 đội thi hành án miền núi). Đến nay cơ quan Thi hành án tỉnh đã thành lập được 3 phòng chuyên môn, đưa bộ máy cơ quan thi hành án từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn mới.
Về cơ sở vật chất: Những năm đầu bàn giao, cơ sở vật chất của các cơ quan thi hành án hết sức khó khăn, thiếu thốn, nhiều địa phương đã phải hỗ trợ địa điểm làm tạm thời trong cơ quan Uỷ ban nhân dân, phương tiện hầu như chưa có gì. Qua các năm được sự quan tâm cấp vốn của Bộ Tư pháp, Cấp uỷ, Chính quyền địa phương quan tâm giải quyết đất đai, hỗ trợ kinh phí nên đến năm 2003, đã có 13/28 đơn vị thi hành án được đầu tư xây dựng trụ sở mới, các đơn vị còn lại đều được cấp kinh phí sửa chữa, cải tạo. Đến hết năm 2007, đã có đã có 26/28 đơn vị xây dựng xong trụ sở làm việc. Các đơn vị còn lại đã hoàn thành tất thủ tục và được Bộ Tư pháp cấp vốn để xây dựng trụ sở làm việc. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp có chủ trương cấp vốn cho một số đơn vị xây dựng kho tang vật, nâng cấp xây dựng trụ sở mới với diện tích sử dụng lớn hơn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Ngoài nguồn kinh
phí do Bộ Tư pháp cấp, hằng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện đã hỗ trợ thêm kinh phí cho các cơ quan thi hành án dân sự để trang bị phương tiện làm việc, kinh phí cưỡng chế thi hành án và xử lý tang vật phương tiện xung quỹ Nhà nước lên tới năm trăm triệu đồng mỗi năm.
Các chế độ chính sách đã quan tâm giải quyết kịp thời theo tiêu chuẩn của ngành. Chế độ quản lý, cấp phát trang phục, công cụ hỗ trợ, đầu tư mua sắm tài sản cố định như xe máy công, máy phôtô, vi tính, Fax theo định mức kinh phí của Bộ Tư pháp được thực hiện theo đúng qui định trên cơ sở tham khảo đơn giá, chất lượng hàng hoá, hiệu quả sử dụng đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí đáp ứng được nhu cầu công việc và là động lực vật chất góp phần giúp các đơn vị thi hành án hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, đến nay Thi hành án dân sự tỉnh đã có 02 ôtô, 27 đơn vị thi hành án cấp huyện được trang bị xe máy công; tất cả các đơn vị được cấp trang thiết bị làm việc tương đối đầy đủ: mỗi chấp hành viên 01 máy vi tính, mỗi đơn vị 01 máy phô tô, bàn ghế và các trang thiết bị làm việc tương đối đầy đủ. Sự quan tâm về cơ sở vật chất là một điều kiện quan trọng giúp cho kết quả hoạt động thi hành án ngày càng được nâng cao, thực hiện tốt hơn.
Về công tác tổ chức cán bộ: Sau khi bàn giao, khó khăn lớn nhất của công tác tổ chức cán bộ các cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh là được tiếp nhận một đội ngũ cán bộ vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Tổng số cán bộ công chức chuyển từ toà án sang chỉ có 60 người, trong đó Phòng Thi hành án 9 người, 23 đội thi hành án 51 người, trong đó chấp hành viên 41 người, cán bộ 19 người. Về trình độ, đại học 15 người, chiếm 25%, cao đẳng 15 người, chiếm 25%, luân huấn từ 1 đến 2 khoá có 8 người, chiếm 13%, trung cấp 22 người chiếm 36,7%, sơ cấp 13 người chiếm 21,7%. Như vậy, số cán bộ công chức có trình độ từ 1-2 khóa luân huấn trở xuống còn chiếm tới 71,7%. Bình quân mỗi đơn vị chỉ có từ 2 đến 3 người, cán bộ quản lý còn thiếu ở 15 đơn vị thi hành án.
Để từng bước ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Sở Tư pháp, Thi hành án tỉnh trong công tác tổ chức cán bộ, từng bước sắp xếp tổ chức cán bộ phù hợp với từng vị trí công tác. Xây dựng đề án tổ chức cán bộ của Thi hành án dân sự tỉnh trình Bộ Tư pháp. Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được phân bổ hàng năm Sở Tư pháp đã kịp thời xây dựng kế hoạch, tổ chức xét và thi tuyển, báo cáo Bộ Tư pháp tuyển dụng,
tiếp nhận cán bộ, công chức thi hành án. Nguồn tuyển dụng chủ yếu là là cử nhân luật và trung học pháp lý được đào tạo tại Trường Trung học Pháp lý của tỉnh. Công tác tuyển dụng đã được triển khai, thực hiện chặt chẽ công khai, dân chủ đúng qui định, đúng đối tượng đảm bảo chất lượng tuyển dụng để bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức của ngành, từng bước hoàn thiện và nâng cao năng lực cán bộ. Do đó cán bộ, công chức thi hành án không ngừng tăng lên, đến cuối năm 1993 đã có 93 người, năm 1994 - 1995 là 145 người, năm 1997 là 182 người, năm 2005 là 197 người, năm 2006 là 232 người, năm 2007 là 262 người và đến tháng 5 năm 2008, biên chế của các đơn vị Thi hành án dân sự trong tỉnh đã lên đến 269 người, trong đó có 153 nam và 116 nữ. Trong đó, về trình độ, đại học 174 người, cao đẳng 6 người, trung cấp và tương đương 89 người. Trong đó, chấp hành viên 79 người, chuyên viên 62, cán sự 62, kế toán 32, kho quĩ 22, còn lại là nhân viên phục vụ, lái xe. Các chức danh chuyên trách về thủ kho, thủ quỹ cũng đã được quan tâm tuyển dụng, bổ sung góp phần tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Như vậy, chỉ tiêu biên chế phân bổ ngày càng tăng, so với thời kỳ đầy bàn giao đã tăng hơn 3 lần.
Ngoài số chấp hành viên chuyển từ toà án sang, ngành Tư pháp cũng đã rất quan tâm tạo nguồn bổ nhiệm chấp hành viên. Nhiều cán bộ, công chức có trình độ cử nhân các ngành khác và trung cấp pháp lý được cử đi học các lớp đại học luật tại chức tạo nguồn bổ nhiệm chấp hành viên. Do đó, từ số lượng chấp hành viên ban đầu là 41 người năm 1993 đến tháng 5 năm 2008 đã có 79 chấp hành viên, trong đó chấp hành viên Thi hành án dân sự tỉnh 11; chấp hành viên cấp huyện 68 người. Đến nay cơ bản không còn tình trạng đơn vị thi hành án chỉ có 01 chấp hành viên. 27/27 đơn vị thi hành án cấp huyện có từ 2 chấp hành viên trở lên, trong đó có một số đơn vị thi hành án có từ 3 chấp hành viên trở lên như: thành phố Thanh Hoá có 7 chấp hành viên, các huyện: Hoằng Hoá 4 chấp hành viên, Quảng Xương 4 chấp hành viên, Thạch Thành 3 chấp hành viên. Số chấp hành viên bổ nhiệm mới đều là cử nhân luật, đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Có được kết quả này là do ngành Tư pháp đã rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trước mắt và lâu dài. Hiện đang cử 47 cán bộ, chấp hành viên đi học lớp đại học luật, 20 chuyên viên có đủ điều kiện đi học lớp đào tạo nghiệp vụ chấp hành viên, 2 cán bộ đi học đại học tài chính tại chức. Đây là những cán bộ có thực tiễn
công tác thi hành án, đã qua đào tạo trung cấp, là nguồn bổ sung quan trọng cho đội ngũ chấp hành viên trong thời gian tới.
Việc đề bạt, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo cũng rất được quan tâm, nếu như thời kỳ đầu mới chỉ có 1 chấp hành viên trưởng cấp tỉnh, 8 chấp hành viên huyện đương nhiệm thì đến nay đã có 24 trưởng thi hành cấp huyện và 19 phó trưởng thi hành án cấp huyện (trong đó có 04 phó trưởng thi hành án được giao phụ trách), tiếp tục làm quy trình cho các đơn vị có đủ điều kiện. Những năm gần đây, vai trò chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thi hành án tỉnh và thi hành án 27 đơn vị đã phát huy, giữ vững đoàn kết, quản lý điều hành hoạt động của đơn vị, tham mưu cho lãnh đạo địa phương và phối hợp với các ngành, đơn vị hữu quan tổ chức thi hành án ở địa phương đạt kết quả ngày càng tốt hơn.
Nhìn chung việc thực hiện qui định của pháp luật về các tổ chức thi hành án dân sự ở