Tăng cường phối hợp, hiệp đồng giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu LUẬN văn thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh thanh hóa (Trang 92 - 97)

hữu quan trong việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự

Công tác thi hành án dân sự là hoạt động mang tính thực tiễn, xã hội rộng rãi, có thể nói hầu hết các hoạt động thi hành án dân sự đều được triển khai trong thực tiễn và gắn bó chặt chẽ với cơ sở. Đồng thời, do thi hành án dân sự liên quan trực tiếp đến tài sản của đương sự, có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người phải thi hành án và gia đình, nên thi hành án dân sự có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước khác nhau như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Thuế, Tài chính, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Ngân hàng, Kho bạc, Bảo hiểm... và có tác động lớn đến tình hình an ninh chính trị của từng địa phương do đó cần có sự phối hợp, hiệp đồng giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự. Để tăng cường sự phối hợp, hiệp đồng giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự có các giải pháp sau:

- Cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với công tác thi hành án dân sự

Do công tác thi hành án dân sự là hoạt động khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành nên có nhiều việc bản tự bản thân các cơ quan thi hánh án sẽ không thực hiện được do đó cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc tăng cường sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan. Trước hết, trong phạm vi toàn tỉnh, Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp

tỉnh và các huyện, thị, thành uỷ cần duy trì tốt việc giao ban thường xuyên và định kỳ với các ngành nội chính theo Quy định số 51-QĐ/TW, ngày 19/4/2007 của Ban Chấp hành Trung ương về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ và Quy chế của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh để kịp thời lãnh đạo công tác nội chính nói chung trong đó có công tác thi hành án dân sự. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong công tác phối hợp thi hành án. Sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên hơn nữa của cấp uỷ Đảng nhằm mục đích cuối cùng là phát huy sức mạnh tổng hợp giữa cấp uỷ, các cơ quan Nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong việc thực hiện công tác thi hành án dân sự ở địa phương.

- Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cần khẳng định hơn nữa vai trò của mình trong công tác thi hành án dân sự. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tăng cường hơn nữa giám sát chính quyền, cơ quan thi hành án các cấp về công tác thi hành án. Định kỳ nghe ngành Tư pháp và cơ quan thi hành án báo cáo công tác thi hành án dân sự, kịp thời có giải pháp chỉ đạo giải quyết những việc thi hành án khó khăn phức tạp trong công tác thi hành án, tập hợp và báo cáo với Trung ương những kiến nghị đề xuất đảm bảo tăng cường công tác thi hành án có hiệu quả.

- Để tăng cường phối hợp, hiệp đồng giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự. Trong thời gian tới, Thi hành án tỉnh Thanh Hoá cần tranh thủ sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo thi hành án tỉnh nhất là Trường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để sớm xây dựng Quy chế phối hợp trách nhiệm thi hành án dân sự giữa Thi hành án tỉnh với các cơ quan Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Quy chế phối hợp cần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan nhất là các cơ quan Công an, Kiểm sát và Tòa án trong việc áp dụng các biện pháp kê biên, phong tỏa tài khoản, tạm giữ tài sản của người phạm tội; trong việc cưỡng chế thi hành án đối với những vụ việc khó khăn phức tạp và giải quyết án tồn đọng; trong việc xử lý nghiêm minh, kịp thời những người không chấp hành án, không thi hành án, cản trở việc thi hành án, vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản theo qui định tại các Điều 304, 305, 306, 310 Bộ luật Hình sự năm 1999; trách nhiệm trong việc chuyển giao bản sao bản án, quyết định và bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản, kèm theo tang vật (nếu có) cho cơ quan thi hành án tránh tình trạng chuyển giao không kịp thời và không đầy đủ, gây khó khăn cho cơ quan thi hành án

trong việc xử lý tài sản. Ngoài ra, Thi hành án cũng cần xây dựng quy chế phối hợp riêng giữa cơ quan Thi hành án với Tòa án đối với việc kháng nghị giám đốc thẩm khi bản án, quyết định của Tòa án đã được thi hành án xong. Giữa Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cần ban hành quy chế phối hợp trong việc phân loại các vụ việc có điều kiện và không có điều kiện đảm bảo chính xác, khách quan. Các vụ việc cần áp dụng biện pháp cưỡng chế phải có sự trao đổi để thông nhất về phương pháp chỉ đạo và sự phối hợp. Theo đó, đối với những vụ việc khó khăn, phức tạp trong quá trình thi hành án, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên phải chủ động sắp xếp thời gian để trao đổi nghiệp vụ, có giải pháp tổ chức thi hành tốt nhất. Khi tham gia phối hợp công tác, nếu không thống nhất ý kiến phải lập thành văn bản và báo cáo lãnh đạo để giải quyết. Nội dung quy chế đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành án dân sự trong thời gian qua.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan hữu quan thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước để thi hành án theo Điều 33 Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 và Quyết định số 136/2005/QĐ-TTg ngày 9/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ đối với các cơ quan nhà nước phải thi hành án nhưng chưa có điều kiện thi hành để những đơn vị này thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Theo thống kê của cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh hiện trên địa bàn tỉnh có 48 Uỷ ban nhân dân cấp xã, 01 Uỷ ban nhân dân cấp huyện còn nợ đọng tiền thi hành án với số tiền gần 2,3 tỷ đồng và 113,5 tấn thóc; ngoài ra có 8 doanh nghiệp nhà nước còn nợ đọng tiền thi hành án lên đến hàng chục tỷ đồng. Đến nay qua rà soát có 34 việc của các cơ quan này thuộc diện hỗ trợ tài chính để thi hành án, các cơ quan thi hành án đã lập hồ sơ đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ 25 việc nhưng hiện vẫn chưa có trường hợp nào được hỗ trợ. Đối với số tiền thuộc diện hỗ trợ tài chính là 1,2 tỷ đồng, cơ quan thi hành án đã lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ 1,1 tỷ đồng nhưng số tiền được giải quyết hỗ trợ tài chính mới chỉ là 20,9 triệu đồng. Trong thời gian tới, để giảm lượng án tồn đọng, theo chúng tôi Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện cần chỉ đạo cơ quan chuyên môn, kiểm tra, thanh tra việc các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước còn nợ đọng thi hành án, nếu có căn cứ về việc các cơ quan, doanh nghiệp nợ thi hành án vì sử dụng tài sản cho mục đích công trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương thì nhanh chóng có kế hoạch hỗ trợ trợ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước để những đơn vị này

thực hiện nghĩa vụ thi hành án; còn nếu tiền phải thi hành án là do các cơ quan này sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả thì buộc trách nhiệm cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ của bản án. Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện cần tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, đoàn thể ở địa phương với cơ quan thi hành án trong việc thi hành án, thực hiện kịp thời việc chuyển dịch, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật; bố trí đất đai, hỗ trợ đền bù, đảm bảo giải phóng nhanh mặt bằng cho các cơ quan thi hành án để xây dựng trụ sở, kho vật chứng.

- Trong quá trình thi hành án dân sự, việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ như phong toả, khấu trừ tài khoản, tài sản của những đối tượng phải thi hành án tại các Ngân hàng, tổ chức Tín dụng, Kho bạc, cơ quan Bảo hiểm… kết quả không cao, còn có nhiều ý kiến khác trong việc thực hiện thì Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh cần kịp thời lãnh đạo các cơ quan này thực hiện nghiêm túc, nếu có khó khăn vướng mắc về cơ chế và pháp luật thì kịp thời kiến nghị Trung ương tháo gỡ.

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện tăng cường công tác chỉ đạo đối với Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phối hợp với cơ quan thi hành án để thi hành có hiệu quả các việc thi hành án trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân cấp xã cần tăng cường công tác phối hợp với cơ quan thi hành án để thi hành có hiệu quả các việc thi hành án trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân cấp xã cần nhận thức rõ việc thi hành án là trách nhiệm nghĩa vụ của mình được quy định trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004. Coi kết quả giải quyết việc thi hành án là một trong những chỉ tiêu đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù Chỉ thị 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự dừng chuyển giao việc thi hành án có giá trị không quá 500.000 đồng cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp đôn đốc thi hành nhưng không có nghĩa là Uỷ ban nhân dân cấp xã không còn liên quan đến công tác thi hành án dân sự. Bởi hoạt động thực hiện pháp luật được thực hiện trực tiếp tại cơ sở, do đó vai trò của Uỷ ban nhân dân cấp xã và vai trò của cán bộ tư pháp cấp xã vẫn rất quan trọng vì Chấp hành viên, cán bộ thi hành án không thể đến địa bàn xác minh khả năng kinh tế của đương sự nếu thiếu sự phối hợp, hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân và cán bộ tư pháp cơ sở. Do đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã cần quan tâm bố trí cán bộ Tư pháp có năng lực để giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện tốt việc chỉ đạo, điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện công tác thi hành án dân sự; chỉ đạo việc

tuyên truyền pháp luật thi hành án dân sự, thường xuyên đôn đốc thực hiện nghĩa vụ thi hành án trên hệ thống loa truyền thanh của cấp xã; buộc đương sự phải hoàn thành nghĩa vụ thi hành án trước khi được hưởng quyền hoặc thực hiện các dịch vụ hành chính tại cơ sở...

- Toà án nhân dân cần làm tốt công tác điều tra, xác minh để tuyên những bản án rõ ràng, chính xác. Trong công tác xét xử cần phổ biến triệt để các nội dung liên quan đến hiệu lực bản án và yêu cầu về thi hành án cho các bên liên quan. Việc phổ biến không chỉ bằng miệng mà ghi rõ vào bản án để người dân biết và thực hiện. Khi xét xử đối với những người phạm tội ma tuý, nếu xác định họ không có tài sản thì không tuyên hình phạt bổ sung phạt tiền, bởi những người sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma tuý số lượng nhỏ thường không có tài sản để thi hành án nếu vẫn tuyên phạt sẽ không khả thi.

- Viện kiểm sát nhân dân cần tăng cường hoạt động kiểm sát để hỗ trợ tích cực về nghiệp vụ cho công tác thi hành án dân sự;đổi mới mạnh mẽ về phương thức tổ chức công tác kiểm sát thi hành án dân sự. Để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi cán bộ, kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát thi hành án phải hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đồng thời phải nắm chắc kỹ năng kiểm sát thi hành án dân sự đối với từng loại việc, ở các thời điểm, thời gian khác nhau từ khi bản án, quyết định dân sự của Toà án có hiệu lực pháp luật, được thi hành đến khi thi hành xong theo quy định của pháp luật trên cơ sở đó ban hành kháng nghị, kiến nghị yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị khắc phục vi phạm trong công tác thi hành án dân sự. Đổi mới mạnh mẽ trong việc vận dụng linh hoạt các phương thức công tác kiểm sát, thường xuyên bám sát các hồ sơ thi hành án để nghiên cứu phát hiện kháng nghị kịp thời những vi phạm của Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án quyết định đã có hiệu lực pháp Luật và những bản án được thi hành ngay theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo các bản án, quyết định đó được thi hành đúng pháp Luật, đầy đủ, kịp thời. Bố trí lựa chọn đủ số lượng Kiểm sát viên có trình độ năng lực nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị vững vàng để làm công tác kểm sát thi hành án dân sự ở hai cấp theo hướng tăng số lượng Kiểm sát viên làm công tác thi hành án dân sự ở cấp huyện đối với những huyện đã được tăng thẩm quyền xét xử để đáp ứng với yêu cầu nghiệp vụ hiện nay. Bên cạnh đó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thi hành án 2 cấp cần tăng cường việc phối hợp và chỉ đạo các vụ việc phải cưỡng chế về thi

hành án để công tác thi hành án và kiểm sát thi hành án đạt hiệu quả và chất lượng cao, phối hợp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

Một phần của tài liệu LUẬN văn thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh thanh hóa (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)