dựng được một hệ thống bộ máy thi hành án khá hoàn chỉnh, thống nhất. Công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, cơ sở vật chất được đầu tư góp phần làm cho công tác thi hành án dân sự đi vào nề nếp.
2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý nhà nước về thi hành án dân sự ở Thanh Hoá Thanh Hoá
Thực hiện Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 và các văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành, các cấp chính quyền ở Thanh Hoá đã tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trên một số nội dung sau:
Trong quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự
Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp: Nhận thức thi hành án dân sự là công tác khó khăn phức tạp, vì vậy, ngay từ những ngày đầu bàn giao công tác thi hành án dân sự, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, quản lý công tác này. Chỉ đạo chặt chẽ Uỷ ban nhân dân cấp huyện, ngành tư pháp và cơ quan thi hành án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đồng thời có biện pháp từng bước tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thi hành án dân sự ở địa phương.
Hằng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp giành thời gian, công sức tập trung quản lý, chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành án dân sự. Các văn bản Luật, pháp lệnh, thông tư, chỉ thị và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đều được quán triệt, học tập
nghiêm túc, đầy đủ. Phối hợp với Cục Thi hành án Bộ Tư pháp chỉ đạo Thi hành án tỉnh mở nhiều lớp tập huấn cho tất cả các Chấp hành viên, tập huấn nghiệp vụ kế toán, sổ sách. Nhằm nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ chấp hành viên, cán bộ thi hành án, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp và Thi hành án tỉnh hàng năm tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án và kế toán thi hành án. Chỉ đạo Thi hành án tỉnh và các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra một cách toàn diện nghiệp vụ thi hành án của các cơ quan thi hành án trong tỉnh, nhằm uốn nắn những sai sót về nghiệp vụ thi hành án cho các đơn vị nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thi hành án. Chỉ đạo Thi hành án tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn toàn thể các đơn vị thi hành án cấp huyện thực hiện chuyển giao những vụ việc có số tiền và trị giá từ 500.000 đồng trở xuống cho cấp xã đôn đốc thi hành.
Trên cơ sở các kế hoạch, chỉ thị của Bộ Tư pháp, chương trình kế hoạch công tác năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp đã chỉ đạo Thi hành án tỉnh xây dựng chương trình mục tiêu và tổ chức các hoạt động theo mục tiêu, chương trình đề ra. Tập trung rà soát phân loại, xác định cho chính xác số việc có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành. Trên cơ sở phân loại, tập trung tìm biện pháp giải quyết có hiệu quả những vụ việc có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành. Đồng thời xử lý kịp thời đúng pháp luật đối với những vụ, việc chưa có điều kiện thi hành như trả đơn; đối với những vụ việc được quy định xét miễn giảm đối với án phí, tiền phạt trên cơ sở đó hướng dẫn các đơn vị thi hành án lập hồ sơ đầy đủ để chuyển Viện Kiểm sát và Toà án tiến hành thủ tục xét miễn giảm theo quy định. Và thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức thi hành án, nhất là phương pháp giáo dục thuyết phục, động viên đương sự tự nguyện thi hành hoặc trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành án.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện hàng tháng, quý đều tiến hành giao ban với thi hành án huyện, thị, thành phố để nghe phản ánh kết quả công tác và cho ý kiến chỉ đạo trực tiếp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự. Thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, đôn đốc thi hành, rút kinh nghiệm những mặt còn yếu và tìm ra giải pháp khắc phục. Kịp thời biểu dương khen thưởng các đơn vị làm tốt, phê bình những đơn vị chưa tốt. Do đó, công tác quản lý nhà nước về thi hành án trong thời gian qua đã có những nét nổi bật, có ý nghĩa tích cực và tầm quan trọng đặc biệt trong việc đưa pháp
luật về thi hành án vào cuộc sống xã hội, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Duy trì tốt chế độ thông tin báo cáo, phát động và tổ chức các phong trào thi đua giữa các đơn vị và cán bộ công chức trong toàn ngành. Thường xuyên tập trung nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thi hành án.
Ban hành văn bản pháp quy về thi hành án: hàng năm trên cơ sở nội dung chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về nhiệm vụ công tác thi hành án và tình hình kinh tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thi hành án với những nội dung cụ thể, thiết thực. Chẳng hạn, để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 266/TTg ngày 2/6/1993 của Thủ tướng chính phủ về triển khai bàn giao và tăng cường công tác thi hành án dân sự, ngày 12 tháng 3 năm 2001, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 03/2001/CT-UB về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thi hành án dân sự. Để thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ Tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành Kế hoạch số 1408/KH-UB ngày 13/5/2002 của UBND tỉnh về việc kiểm tra đánh giá lại công chức Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1689/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo thi hành án tỉnh, ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo thi hành án cấp huyện. Ban chỉ đạo công tác thi hành án gồm các thành viên: Tư pháp, Thi hành án, Tài nguyên môi trường, tài chính, xây dựng, thi đua, viện kiểm sát, toà án, công an do đồng chí chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban để chỉ đạo công tác thi hành án địa phương. Các Ban chỉ đạo thi hành án ban hành quy chế hoạt động định kỳ 3 tháng học 1 lần. Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự. Sự hoạt động tích cực của Ban chỉ đạo có ý nghĩa quyết định việc nâng cao tỷ lệ án được thi hành. Ban Chỉ đạo thi hành án đã xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo các cơ quan thi hành án, định kỳ trực tiếp nghe cơ quan thi hành án báo cáo và chủ trì họp bàn biện pháp giải quyết với các ngành chức năng đối với những vụ, việc thi hành án khó khăn phức tạp tồn đọng kéo dài; chỉ đạo các ngành nhất là các ngành Công an, Kiểm sát, Toà án, Địa chính, Xây dựng, Tài
chính và Uỷ ban nhân dân cộng tác trách nhiệm trong việc tổ chức phối kết hợp với các cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình đôn đốc, giải quyết các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và trực tiếp giải quyết các khiếu nại tố cáo về thi hành án tại địa phương. Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hơn nữa công tác thi hành án dân sự, ngày 05/1/2005, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh đã ra Chỉ thị số 01/CT - UB của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường và nâng cao hơn nữa công tác thi hành án dân sự, qui định trách nhiệm và quan hệ phối hợp của các ngành, các cấp đối với công tác thi hành án dân sự.