Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật đối với hoạt động thi hành án dân sự tại Thanh Hoá

Một phần của tài liệu LUẬN văn thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 54)

dân sự tại Thanh Hoá

Thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động thi hành án dân sự là những nội dung mà các cơ quan thi hành án dân sự và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thi hành án dân sự phải thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ.

Đối với các cơ quan thi hành án dân sự

- Trong công tác tổ chức thi hành án dân sự: trong những năm gần đây, nhất là từ khi có Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004, công tác tổ chức thi hành án dân sự đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc ban hành các quyết định thi hành án dân sự cũng như việc kê biên, định giá, cưỡng chế, uỷ thác thi hành án, xử lý tang vật trong các bản án đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan thi hành án cơ bản đảm bảo đúng thủ tục theo qui định; trách nhiệm của chấp hành viên được tăng cường; công tác quản lý án nhất là việc thiết lập hồ sơ thi hành án được chú trọng. Do vậy, tiến độ thi hành án nhiều vụ được thực hiện kịp thời, kết quả thi hành án năm sau cao hơn năm trước. Giải quyết được một số việc có tính chất phức tạp tồn tại nhiều năm, việc chi trả, nộp ngân sách tiền thi hành án cơ bản kịp thời đúng quyết định của bản án.

Có được điều đó là do ngay từ đầu năm, lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự đã triển khai kế hoạch công tác đến chấp hành viên và cán bộ trong đơn vị về việc tập trung xác minh, rà soát phân loại án có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành để có biện pháp xử lý kịp thời. Lập hồ sơ thi hành án đầy đủ, đúng với qui định của ngành. Việc trả đơn yêu cầu, thi hành án, uỷ thác thi hành án cho các địa phương khác cũng như nhận uỷ thác từ địa phương khác đến đều thực hiện kịp thời đúng pháp luật. Đối với những vụ việc thuộc diện qui định về xét miễn, giảm đối với khoản án phí, tiền phạt theo qui định tại Điều 32 Pháp

lệnh Thi hành án 2004, Thi hành án tỉnh đã hướng dẫn các đơn vị thiết lập hồ sơ đầy đủ để chuyển Viện kiểm sát và Toà án nhân dân cấp huyện tiến hành thủ tục xét miễn, giảm.

- Trong công tác kế toán, thống kê, kho quỹ: luôn giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động nghiệp vụ thi hành án, do đó lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo Thi hành án tỉnh rất quan tâm đến sự đổi mới về hình thức và nội dung. Cán bộ kế toán, kho - quỹ chuyên trách được bổ sung, chế độ kế toán, quy chế kho - quỹ được áp dụng thống nhất, trang thiết bị được cấp, phát đầy đủ. Trong 5 năm Thi hành án tỉnh đã tổ chức 8 đợt tập huấn nghiệp vụ kế toán thi hành án cho thi hành án cấp huyện. Do đó, nhiều đơn vị đã có sự cố gắng thực hiện tốt nghiệp vụ kế toán, nhất là kế toán thi hành án; việc thu chi được thực hiện nghiêm túc; công tác thống kê được thực hiện đầy đủ kịp thời theo qui định của ngành, qua đó giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo được kịp thời, chính xác. Về nghiệp vụ, hàng năm Thi hành án tỉnh đã chú trọng kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất quỹ của các đơn vị, tránh tình trạng để tồn quỹ quá nhiều tiền mặt, qua đó kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục những sai sót ở các đơn vị. Việc bảo quản tang tài vật và tiền thi hành án được thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định, hạn chế cơ bản tình trạng mất mát hư hỏng, nhầm lẫn tang, tài vật và tài sản thi hành án đã được.

- Trong công tác thanh tra, kiểm tra: là một trong những biện pháp nâng cao nghiệp vụ tổ chức thi hành án do đó được Thi hành án tỉnh chú trọng. Trong năm năm (2003 - 2007) đã tiến hành kiểm tra, kiểm chéo được 76 lượt đơn vị. Hằng năm kiểm tra từ 10 đến 18 đơn vị. Các đơn vị đều được kiểm tra, hoặc phải tự kiểm tra, báo cáo về nghiệp vụ thi hành án, về quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản công. Qua kiểm tra đã hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ và kịp thời sửa chữa, khắc phục những sai sót. Nội dung kiểm tra vào việc xác minh phân loại án, việc thực hiện các văn bản của Trung ương trong việc xét miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí và chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ án tồn đọng khó khăn phức tạp có nhiều đơn thư khiếu nại. Đối với những đơn vị hiệu quả thi hành án đạt thấp, lãnh đạo Sở Tư pháp và Thi hành án tỉnh đã tổ chức giao ban rút kinh nghiệm, chỉ đạo các đơn vị phải họp kiểm điểm rút ra những nguyên nhân vì sao hiệu quả đạt thấp và có các biện pháp tăng cường để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án đối với giai đoạn tiếp theo.

- Trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: cũng hết sức được coi trọng và luôn được tập trung chỉ đạo thực hiện. Vì thi hành án dân sự là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được thi hành. Vì vậy trong quá trình giải quyết có khi cả 2 bên phải thi hành án, được thi

hành án đều khởi kiện. Trong 5 năm trở lại đây công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại 2 cấp thi hành án đã đi vào nề nếp, khoa học. Để giải quyết công tác khiếu kiện của công dân Sở Tư pháp và cơ quan thi hành án tỉnh đã phân công lãnh đạo, phân công cán bộ tiếp dân, tiếp nhận đơn thư. Tại cơ quan Thi hành án tỉnh và các đơn vị thi hành án cấp huyện đã phân công cán bộ tiếp dân, có phòng tiếp dân, lịch tiếp dân, vào sổ ghi chép đây đủ, trả lời đúng thời gian qui định. Sau khi nhận đơn phải phân loại, báo cáo lãnh đạo để có hướng giải quyết. Việc giải quyết phải theo quy chế và các quy định của pháp luật. Hồ sơ giải quyết đơn thư đã đã được thiết lập theo từng vụ việc và cập nhật đầy đủ các tài kiệu làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại. Đơn thư khiếu nại thụ lý và giải quyết kịp thời đúng quy định của pháp luật tạo niềm tin của nhân dân đối với cơ quan thi hành án. Các khiếu kiện của đương sự đến các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền, Sở Tư pháp đã kịp thời có văn bản hoặc phối hợp với chính quyền các cấp, các ngành hữu quan cùng báo cáo giải trình qua đó đã góp phần gắn được vai trò Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý và tạo ra được sự thống nhất về quan điểm chỉ đạo, giải quyết khiếu kiện về thi hành án, đặc biệt đối với các vụ việc phức tạp kéo dài. Trong 5 năm 2003- 2007, có 147 đơn khiếu nại, 42 đơn tố cáo liên quan đến thi hành án ở cả cấp tỉnh và huyện. Nội dung đơn khiếu nại, tố cáo chủ yếu là chậm thi hành án. Các đơn khiếu nại, tố cáo nhìn chung đã cơ bản được giải quyết.

- Trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thi hành án: hằng năm, Thi hành án tỉnh phối hợp với Phòng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Sở Tư pháp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Thi hành án dân sự cho tất cả các huyện thị, thành phố, thị xã trong tỉnh. Năm 2005, Thi hánh án tỉnh đã triển khai Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 đến 27 huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Các đơn vị thi hành án thường xuyên phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các đài phát thanh và truyền hình huyện, thị thành phố và đài phát thanh ở các xã, phường, thị trấn tuyên truyền nội dung Pháp lệnh Thi hành án dân sự, các vụ việc thi hành án dân sự làm cho người dân hiểu và thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ quan thi hành án còn thường xuyên cộng tác với các phương tiện thông tin đại chúng, viết bài, đưa tin về công tác thi hành án, qua đó giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân.

Đối với Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong công tác giám sát thi hành án dân sự

Công tác giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp đã có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc làm cho các các cơ quan thi hành án, chấp hành viên chấp hành tốt pháp luật thi hành án, giải quyết thi hành án chính xác, dứt điểm, nhất là đối với những vụ việc khó khăn, tồn đọng, kéo dài giám sát việc chấp hành pháp luật của. Nội dung giám sát bao gồm các hoạt động nghiệp vụ như kết quả thi hành án, miễn giảm thi hành án, hỗ trợ tài chính thi hành án, công tác kho quỹ, kế toán thồng kê thi hành án, công tác tổ chức, xây dựng ngành, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. Từ năm 2003 - 2007, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân 27 huyện, thị xã đã tiến hành 93 lượt giám sát tại các đơn vị thi hành án. Những kiến nghị qua công tác giám sát của của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp đã được Cơ quan thi hành án 2 cấp tiếp thu sửa chữa kịp thời.

Đối với Toà án nhân dân: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, tuyên án nhân danh Nhà nước, đảm bảo các bản án, quyết định đã tuyên đúng pháp luật, khách quan, chính xác đồng thời có trách nhiệm giao các bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án, người được thi hành nghiêm chỉnh. Từ năm 2003 đến 2007, hàng năm, Tòa án nhân dân hai cấp đã xét xử trên 15.000 vụ án các loại (số liệu ở phần trên). Nhìn chung, chất lượng các bản án, quyết định Toà án tuyên ngày càng nâng lên. Hạn chế số án bị huỷ, sửa do lỗi chủ quan. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, đa số Tòa án nhân dân hai cấp đã chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát, người được thi hành án, người phải thi hành án. Các bản án, quyết định nhìn chung đảm bảo về mặt nội dung, hình thức văn bản, thời hạn chuyển giao bản án, quyết định thi hành án kịp thời. Để đảm bảo cho công tác thi hành án dân sự được nhanh chóng Tòa án nhân dân hai cấp đều bố trí cán bộ Tòa án kiêm nhiệm hoặc chuyên trách công tác thi hành án dân sự, bàn giao bản án, quyết định đầy đủ cho các đối tượng được nhận, vào sổ theo dõi đối chiếu với cơ quan thi hành án. Kịp thời giải thích khi có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan thi hành án.

Đối với Viện kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan được Nhà nước giao cho chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện pháp luật của các cơ quan thi hành án, chấp hành viên, các tổ chức cá nhân liên quan. Việc đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực này là trách nhiệm rất lớn của ngành Kiểm sát. Từ năm

2003 đến nay, toàn ngành Kiểm sát Thanh Hóa thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm sát các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong công tác thi hành án, phát hiện và kịp thời ngăn chặn các vi phạm đồng thời yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục các vi phạm trong công tác này. Hằng năm, ngay từ đầu năm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện xây dựng chương trình công tác kiểm sát thi hành án để có kế hoạch tổ chức thực hiện, ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, báo cáo thống kê kiểm sát thi hành án, hướng dẫn về việc xét miễn giảm tiền phạt và án phí thi hành án dân sự. Tích cực kiểm sát trực tiếp tại các cơ quan thi hành án đối với các vụ việc có hiệu lực thi hành án, cưỡng chế thi hành án, tiêu huỷ, định giá, bán đấu giá tài sản, kiểm sát trực tiếp tại các xã, phường đối với những vụ việc chuyển giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường đôn đốc thi hành. Trên cơ sở đó chỉ đạo các đơn vị cấp huyện trong việc kháng nghị, kiến nghị. Nội dung kiểm sát gồm: trình tự thủ tục thi hành án, các biện pháp nghiệp vụ thi hành án, việc phân loại án, xác minh điều kiện thi hành án, kết quả thi hành án, miễn giảm thi hành án, hỗ trợ tài chính thi hành án, công tác kho quỹ, kế toán thống kê thi hành án, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, về công tác trong. Do đó, số kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu tăng lên và có chất lượng hơn trong những năm gần đây. Viện kiểm sát 2 cấp đã chú trọng kiểm sát các trường hợp có điều kiện và cả các trường hợp không có điều kiện thi hành, đồng thời tăng cường kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động cưỡng chế thi hành án, cho hoãn thi hành án, thu chi thi hành án. Từ năm 2003 - 3007, Viện kiểm sát đã tiến hành kiểm sát ở 148 đơn vị thi hành án và các đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan, kết luận tại 134 đơn vị; yêu cầu thi hành án tự kiểm tra 654 việc, yêu cầu cung cấp tài liệu 35 việc; trực tiếp kiểm sát 3056 việc; qua công tác kiểm sát phát hiện vi phạm đã ban hành 61 kháng nghị, 248 kiến nghị, 58 yêu cầu trong công tác thi hành án dân sự và được tiếp thu sửa chữa do vậy đã khắc phục được vi phạm trong công tác thi hành án. Trực tiếp kiểm sát hơn 100 đơn vị Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc thi hành án dân sự đối với những vụ việc có giá trị dưới 500 ngàn đồng chuyển giao, qua kiểm sát đã ban hành 7 kháng nghị, 43 kiến nghị, 8 yêu cầu cấp xã khắc phục vi phạm.

Đối với cơ quan Công an: Ngay từ giai đoạn điều tra, cơ quan công an đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thi hành án sau này. Cơ quan Công an tiến hành kê biên tài sản để tránh tẩu tán là biện pháp làm cho án không rơi vào tình

trạng tồn đọng. Cơ quan Công an có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, kịp thời ngăn chặn những hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án. Trong trường hợp cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp thực hiện theo yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hoặc Chấp hành viên. Thực tế cho thấy vai trò của cơ quan Công an rất quan trọng đối với công tác thi hành án. Trong 5 năm 2003 - 2007, Công an tỉnh đã phối hợp Thi hành án tỉnh đảm bảo an ninh trật tự cho hàng trăm cuộc cưỡng chế thi hành án dân sự, trong đó có 30 vụ thi hành án phức tạp, khiếu kiện đông người.

Trong công tác phối hợp thi hành án: Công tác phối hợp về công tác thi hành án dân sự được đổi mới toàn diện, tính hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp đã nâng cao vai trò chỉ đạo các ban ngành phối hợp với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp trong việc giải quyết án tồn đọng, khó khăn, phức tạp. Trong năm năm 2003 - 2007, có tới 253

Một phần của tài liệu LUẬN văn thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)