1.4.1.1. Kinh nghiệm của Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam - Vimico
Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam (Vimico) được thành lập theo Quyết định 1118/QĐ-TCCBĐT ngày 20/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Khoáng sản Quý hiếm và Tổng công ty Phát triển Khoáng sản. Vimico hoạt động trong nhiều ngành nghề: Điều tra khảo sát, thăm dò địa chất, khai thác, chế biến (tuyển, luyện) và kinh doanh tiêu thụ các loại khoáng sản như: Kim loại màu (Thiếc, chì, kẽm , đồng, nhôm..); kim loại đen ( sắt, mangan, crom, titan)…
Trong quá trình hoạt động, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam đã xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả, từng bước kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị, số đơn vị làm ăn kém hiệu quả ngày càng giảm dần.
Thứ nhất, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển tập trung đầu tư các dự án vừa và nhỏ để nâng cao vai trò chủ đạo của Tổng công ty trong ngành khai thác chế biến khoáng sản. Tổng công ty đẩy mạnh đầu tư, đưa các công trình, dự án trọng điểm vào sản xuất như nhà máy tuyển (Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền), Nhà máy Luyện đồng (Công ty Luyện đồng Lào Cai)
Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên (Công ty Cổ phần KLM Thái Nguyên) triển khai đầu tư các dự án lớn khác như Gang thép Cao Bằng, Vàng Apây Quảng trị, Vàng Minh Lương Lào Cai… Ngoài ra còn tham gia góp vốn với các Công ty cổ phần liên doanh, liên kết. Đây cũng là thời kỳ, Tổng công ty thực hiện đầu tư mạnh vào chế biến sâu các sản phẩm khoáng sản, theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đề ra.
Thứ hai, Vimico không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của doanh nghiệp mình. Từ khi trở thành đơn vị thành viên trong Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ngày càng được hoàn thiện hơn, Được tiếp nhận một cơ chế quản lý thống nhất đồng bộ theo đặc thù của ngành Than - Khoáng sản của Tập đoàn, Tổng công ty đã nhanh chóng tiếp cận và triển khai các công cụ, cơ chế quản lý như: Củng cố chế độ hạch toán kế toán, thống kê, nâng cao hiệu lực điều hành, hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế hợp đồng phối hợp kinh doanh, khoán quản trị chi phí, trả lương giãn cách theo ngành nghề, quản lý giá bán sản phẩm chủ yếu thông qua cơ chế đấu giá…đã tạo nên diện mạo mới cho Tổng công ty, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Thứ ba, Tổng công ty còn có chính sách tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật. Là một ngành có đặc thù địa bàn hoạt động chủ yếu là các tỉnh miền núi, điều kiện giao thông, đời sống vật chất, tinh thần của phần lớn các đơn vị còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu ngày càng gia tăng về cán bộ và công nhân kỹ thuật cho phát triển các dự án và các doanh nghiệp mới thành lập và đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành. Ngoài việc xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ tăng cường đảm nhận nhiệm vụ các dự án ở vùng sâu, vùng xa, thì công tác đào tạo công nhân, cán bộ kĩ thuật cũng là vấn đề “nóng” mà Tổng công ty rất tập trung giải quyết. Hiện nay lực lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy Luyện đồng Lào Cai, Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên đã vững vàng, hoàn toàn làm chủ công nghệ kỹ thuật mới.
nhân viên chức – lao động. Thực hiện chiến lược mở rộng khai thác khoáng sản tại các tỉnh có tiềm năng khoáng sản như: Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên,… Tổng công ty đã xây dựng các tổ hợp công nghiệp với công nghệ chế biến sâu tại các địa bàn, trong đó chú trọng quy hoạch từ quy mô sản xuất, cụm nhà sinh hoạt văn hoá cho công nhân mỏ, nhà ở tập thể cho CNVC… tạo dựng môi trường “ an cư”, phục vụ cho phát triển bền vững, từng bước xây dựng niềm tự hào về văn hoá doanh nghiệp.
Thứ năm, tập trung phát triển ngành khoáng sản với mục tiêu không ngừng nâng cao sản lượng, năng suất, chất lượng, hiệu quả theo hướng đi đôi với phát triển theo chiều rộng đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu trên cơ sở tăng cường đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận
Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận tiền thân là Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Bảo Thư, được thành lập năm 2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 5,76 tỷ đồng. Năm 2009 Công ty chuyển đổi mô hình hoạt động sang hình thức công ty cổ phần và đăng ký vốn điều lệ. Hiện nay Công ty có vốn điều lệ lên tới 339,736 tỷ đồng với lĩnh vực kinh doanh chính là khai thác và chế biến sâu titan (xỉ titan, pigment, nano titan).
Với mục tiêu dài hạn sẽ phấn đấu trở thành một trong những Công ty hàng đầu ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất chế biến sâu các sản phẩm titan và xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến, Công ty đã đề ra các chiến lược kinh doanh như sau:
Chính sách về sản phẩm: Trong dài hạn công ty chỉ tập trung kinh doanh ngành nghề cốt lõi là chế biến sâu các sản phẩm Titan và xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến. Đây là ngành công nghiệp rất tiềm năng của Việt Nam do nước ta sở hữu nguồn quặng Titan phong phú (trữ lượng đứng thứ 2 thế giới). Đầu tư đồng bộ hóa các thiết bị công nghệ truyền thống, quản lý sử dụng tốt những trang thiết bị còn sử dụng được đáp ứng với từng sản phẩm cụ thể; Tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa các thiết bị máy móc mới, hiện đại của các nước phát triển phù hợp với các sản
phẩm mới. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành giai đoạn 1 nhà máy chế biến xỉ titan, công suất 30.000 tấn/năm đi vào hoạt động và tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 để nâng công suất lên 60.000 tấn/năm.
Chính sách về thị trường: Tập trung vào phân đoạn thị trường trọng điểm của mình, tìm hiểu và dự báo xu hướng tiêu dùng trong thời gian sắp tới, tạo được một mạng ưới tiếp thị phân phối rộng khắp, phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi của đối thủ cạnh tranh.
Chính sách tài chính: Thực hiện chính sách kiểm soát và quản lý chi phí hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh. Linh hoạt trong việc huy động các nguồn vốn để phục vụ sản xuất khi có nhu cầu đột xuất. Huy động vốn bằng nhiều kênh khác nhau, phối hợp giữa các nhà đầu tư, thực hiện liên minh, hợp tác; thực hiện cân đối ngân sách cho công ty.
Chính sách nguồn nhân lực: Tiêu chuẩn hóa các chức danh để bố trí nhân lực cho phù hợp, tận dụng các sáng kiến của cán bộ công nhân viên, kết nối nguồn lực và khả năng bên trong tổ chức của Công ty, cải tiến liên tục bộ máy quản lý. Cải cách chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp với thu nhập thị trường, đảm bảo cho cuộc sống, nhằm khuyến khích người lao động an tâm làm việc với năng suất cao, thu hút chất xám và người lao động có tay nghề cho Công ty.
Chính sách marketing: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, am hiểu sâu về lĩnh vực khoáng sản. Chính sách phân phối: Giao hàng đảm bảo chất lượng và kịp tiến độ, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong mua bán, làm tốt việc tư vấn để khách hàng yên tâm nâng cao được tính chuyên nghiệp trong kinh doanh; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển cung ứng sản phẩm khoáng sản; Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống; Tăng cường hoạt động marketing để thiết lập mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.