Dự báo về trữ lượng khoáng sản titan của tỉnh Hà Tĩnh và nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế đối với sản phẩm khoáng sản Ti Tan

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học trong xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 94 - 96)

3. CTCP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng

3.1.2. Dự báo về trữ lượng khoáng sản titan của tỉnh Hà Tĩnh và nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế đối với sản phẩm khoáng sản Ti Tan

3.1.2.1. Dự báo về trữ lượng khoáng sản titan của Tỉnh Hà Tĩnh

Bảng 3.1. Dự báo Trữ lượng titan tại Việt Nam

STT Tỉnh Trữ lượng (1.000 tấn) Tỷ lệ (%) 1 Thái Nguyên 8.832 1,35 2 Thanh Hóa 1.334 0,20 3 Hà Tĩnh 6.020 0,92 4 Quảng Bình 603 0,09 5 Quảng Trị 1470 0,22

6 Thừa Thiên Huế 6.097 0,93

7 Quảng Nam 3.529 0,54 8 Quảng Ngãi 2.525 0,39 9 Bình Định 8.784 1,34 10 Ninh Thuận 17.226 2,63 11 Bình Thuận 599.009 91,39 Cộng Cả nước 655.429 100,00

Nguồn: Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03/9/2013 của Thủ tướng chính phủ”

Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03/9/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030 dự báo, tổng trữ lượng dự báo

quặng titan - zircon ở Việt Nam sẽ là 655,429 triệu tấn quặng tinh (khoảng 78 triệu tấn zircon), bằng 46% trữ lượng toàn thế giới (1.400 triệu tấn). Quặng sa khoáng titan chủ yếu phát hiện dọc ven biển từ Thanh Hóa đến Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó chiếm đến 83% là ở những vùng có tầng cát đỏ của Ninh Thuận, Bình Thuận. Nhờ nguồn tài nguyên này mà Việt Nam được dự đoán là một trong những quốc gia có ngành Khai khoáng titan phát triển nhất.

3.1.2.2. Dự báo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế đối với sản phẩm khoáng sản Titan

Nhu cầu thị trường trong nước:

Titan phân bố tập trung ở khu vực miền núi phía bắc và ven biển miền Trung. Trong đó, tỉnh Bình Thuận có trữ lượng khoảng 599 triệu tấn, chiếm 92% tổng trữ lượng quặng titan của VN. Theo Quy hoạch dự kiến phát triển ngành titan Việt Nam, mục tiêu đến năm 2020 sẽ hình thành ngành công nghiệp titan với các sản phẩm chế biến sâu đến pigment và titan xốp để đảm bảo nhu cầu trong nước về pigment; xuất khẩu các sản phẩm xỉ titan, titan xốp, muối zircon oxychloride... Đến năm 2030, ngành công nghiệp titan phải phát triển ổn định và bền vững với trung tâm khai thác, chế biến quặng titan quy mô lớn, công nghệ tiên tiến tại Bình Thuận.

Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng titan của thị trường trong nước

TT Tên sản phẩm

Dự kiến sản lượng chế biến/và nhu cầu sử

dụng trong nước (nghìn tấn)

Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

1 Xỉ titan 600÷800/120 700÷900/312 700÷900/390

2 Gang (sản phẩm thu hồi từ sản xuất xỉ titan) 525/525 551/551 559/559 3 Zircon siêu mịn và hợpchất zircon 150/20 150÷200/30 200÷250/40

4 Rutil nhân tạo 60/20 120/30 120/60

5 Ilmenit hoàn nguyên 60/20 60/30 60/40

6 Pigment 0/90 240/150 300/200

7 Titan xốp/kim loại 20/0 20/0 20/0

8 Ferro titan 0 20/0 30/0

Nhu cầu titan trên thế giới:

Nhu cầu sử dụng Titan trên thế giới hiện đạt khoảng 6 triệu tấn/năm (trong đó 98% khối lượng Titan được dùng để sản xuất bột màu titan dioxit (pigment) và được dự báo sẽ ngày càng tăng cao trong những năm tới. Theo dự báo của Dupont, TZMI và Iluka, tốc độ tăng trưởng nhu cầu Titan bột màu tính trung bình đến năm 2020 là 3,5%/năm. Còn theo dự báo của Hatch, nhu cầu Titan bột màu trong tương lai tăng trưởng trung bình khoảng 3%/năm, riêng đối với Trung Quốc thì tốc độ tăng trưởng trong trung hạn đạt 7,5%/năm. Có thể thấy các quốc gia hàng đầu về tiêu thụ titan như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ có tỷ lệ titan/đầu người rất thấp, chứng tỏ thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển.

Châu Á tiếp tục là khu vực tiêu thụ titan lớn nhất thế giới với 38% tổng cầu thế giới. Với sự hồi phục kinh tế thế giới trong năm 2015, dự đoán nhu cầu các sản phẩm về titan tiếp tục tăng và chạm mức 8,4 triệu tấn với lượng tiêu dùng trải đều toàn cầu, trong đó Châu Á vẫn tiếp tục là khu vực tiêu thụ lớn nhất với 38% so với toàn cầu. Khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, y tế, hàng không, vũ trụ ngày càng phát triển, yêu cầu về vật liệu bền, chịu nhiệt cao, không hoen rỉ tiếp tục mang tới nhu cầu lớn.

Trong khi đó, những khu mỏ đang ngày dần cạn kiệt trong khi những nhà sản xuất chính trên thế giới vẫn chưa đầu tư đủ cơ sở hạ tầng công nghệ để đáp ứng kịp nhu cầu đang gia tăng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt Titan thô trên thế giới. Theo báo cáo của Stork, thị trường Titan sẽ ở trong tình trạng thiếu hụt ít nhất là trong 3 năm tới. Giá xỉ Titan cũng có tốc độ tăng trưởng trung bình (CAGR) đạt 6% trong vòng 5 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng cao trong những năm tới do sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu Titan. Với trữ lượng Titan lớn, các sản phẩm Titan của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng tiêu thụ ra thị trường thế giới và đạt được biên lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học trong xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 94 - 96)