Nhóm giải pháp liên quan đến vận dụng cơ sở pháp lý trong xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học trong xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 111 - 114)

3. CTCP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng

3.3.3.Nhóm giải pháp liên quan đến vận dụng cơ sở pháp lý trong xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà

dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh

Phải thực hiện việc rà soát văn bản thường xuyên và đảm bảo tính hệ thống. Khi một văn bản mới ban hành thuộc loại quy phạm pháp luật, các bộ phận chức năng phải tập hợp những văn bản cũ có liên quan đã hết hiệu lực hay cần bổ sung, những văn bản còn mâu thuẫn để điều chỉnh, bổ sung trong chiến lược kinh doanh. Đây là một việc làm khó khăn nhưng không thể không thực hiện.

Các văn bản Pháp luật và chính sách của Nhà nước sau khi ban hành, thường có có kèm theo văn bản hướng dẫn. Đây là điều không mới, song kết quả khảo sát thực tế lại cho thấy nhiều khi các doanh nghiệp đã không quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện đã không quan tâm đầy đủ những rằng buộc của các văn bản cấp trên có liên quan làm cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay phải điều chỉnh, hoặc nếu không có thể không đúng với quy định của Luật pháp, chính sách. .

Tình trạng bộ phận chức năng các doanh nghiệp lơ mơ về luật pháp, chính sách là có thực. Nguyên nhân do nhân sự quản trị kinh doanh của doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bản. Thực tế đó cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật của

doanh nghiệp ngày càng nhiều, trong khi đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh không thể bỏ qua những căn cứ pháp lý cả ở trong nước và ngoài nước. Nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Sự thiếu cập nhật những quy định mới của pháp luật trong xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh còn xuất phát từ một nghịch lý khác, đó là, vi phạm pháp luật có thể mang lại nhiều lợi ích cho DN hơn là tuân thủ pháp luật.

MITRACO là Tổng công ty được cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước, trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối, việc xây dựng chiến lược kinh doanh cần thực hiện nghiêm chính sách pháp luật.

Việc thực hiện đúng quy định pháp luật sẽ tạo cơ hội tốt để MITRACO xây dựng uy tín, thương hiệu với các đối tác và đầu tư mở rộng thị trường trong nước, xuất khẩu. sớm gia nhập sân chơi chung của nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Theo đó, Tổng công ty sẽ huy động mọi nguồn lực để thực hiện thành công các dự án chiến lược như: nhà máy tấm trần thạch cao tại Lào; cầu cảng số 3, cảng container và dịch vụ hậu cảng Vũng Áng; mở rộng và hoàn thiện các dự án nông nghiệp đang triển khai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những đánh giá ở chương 2, tại chương này, tác giả luận văn đã đề xuất 6 quan điểm xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Từ đó, tác giả mạnh dạn đề xuất 5 nhóm giải pháp đảm bảo tính khoa học trong xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, đó là: (1) Nhóm giải pháp liên quan đến xác định mục tiêu và lập kế hoạch kinh doanh; (2) Nhóm giải pháp liên quan đến quy trình xây dựng chiến lược; (3) Nhóm giải pháp liên quan đến phương pháp xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh; (4) Nhóm giải pháp liên quan đến năng lực phân tích tác động của các yếu tố bên trong, bên ngoài đến xây dựng chiến lược kinh doanh; (5) Nhóm giải pháp liên quan đến năng lực nghiên cứu và vận dụng luật pháp, chính sách trong xây dựng chiến lược kinh doanh.

KẾT LUẬN

Xây dựng chiến lược kinh doanh là một việc làm rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Phần lớn các doanh nghiệp đều xuất phát từ xây dựng sai chiến lược. Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng chiến lược kinh doanh, tuy nhiên để xây dựng được một chiến lược kinh doanh đúng và hiệu quả thì thật sự không hề đơn giản.

Đề tài nghiên cứu này đã đưa ra được cách tiếp cận cơ sở khoa học từ cơ sở lý luận, thực tiễn đến cơ sở pháp lý để thiết lập một quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hiện nay của doanh nghiệp. Các vấn đề cơ bản của quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh bao gồm: Xác định mục tiêu, của doanh nghiệp; đánh giá yếu tố môi trường có tác động đến doanh nghiệp, tìm ra cơ hội và những mối đe dọa đối với hoạt động của doanh nghiệp kết hợp với đánh giá những thế mạnh và yếu kém của doanh nghiệp, từ đó thiết lập các ma trận lựa chọn chiến lược và hình thành một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh

Trong phạm vi luận văn này, tác giả đã mạnh dạn đề xuất tác giả luận văn đã đề xuất 6 quan điểm xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Từ đó, tác giả mạnh dạn đề xuất 5 nhóm giải pháp đảm bảo tính khoa học trong xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, đó là: (1) Nhóm giải pháp liên quan đến xác định mục tiêu và lập kế hoạch kinh doanh; (2) Nhóm giải pháp liên quan đến quy trình xây dựng chiến lược; (3) Nhóm giải pháp liên quan đến phương pháp xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh; (4) Nhóm giải pháp liên quan đến năng lực phân tích tác động của các yếu tố bên trong, bên ngoài đến xây dựng chiến lược kinh doanh; (5) Nhóm giải pháp liên quan đến năng lực nghiên cứu và vận dụng luật pháp, chính sách trong xây dựng chiến lược kinh doanh.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học trong xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 111 - 114)