TÀI SẢN NĂM 2014 NĂM 2013 NĂM 2012 2014/

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học trong xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 80 - 89)

3. CTCP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng

TÀI SẢN NĂM 2014 NĂM 2013 NĂM 2012 2014/

2013 2013/ 2012 chính dài hạn Tài sản dài hạn khác 4,409,421,734 3,185,052,923 4,926,623,801 38.4% -35.4% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1,518,183,848,932 1,427,291,142,754 1,260,584,968,224 6.4% 13.2% NỢ PHẢI TRẢ 438,525,123,590 354,159,196,255 216,913,863,119 23.8% 63.3% Nợ ngắn hạn 375,850,219,424 323,059,292,089 172,580,229,110 16.3% 87.2% Nợ dài hạn 62,674,904,166 31,099,904,166 44,333,634,009 101.5% -29.9% NGUỒN VỐN 1,079,568,725,342 1,073,131,946,499 1,043,671,105,105 0.6% 2.8% Vốn chủ sở hữu 1,079,568,725,342 1,073,131,946,499 1,043,671,1 05,105 0.6% 2.8% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1,518,093,848,932 1,427,291,142,754 1,260,584,968,224 6.4% 13.2%

“Nguồn: Báo cáo tài chính MITRACO năm 2012, 2013, 2014” - Sự biến động về tài sản của Tổng công ty qua 3 năm :

Qua bảng trên có thể thấy, tổng tài sản của Tổng công ty tăng dần qua 3 năm, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 166.706.174.530 đồng tương ứng tăng 13,2%. Năm 2014 tăng lên so với năm 2013 là 90.892.706.178 đồng tương ứng tăng 6,4%. Việc tăng tài sản này chủ yếu là do:

Tài sản ngắn hạn (TSNH) năm cũng tăng qua các năm. Năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 18,8% tương đương với 68.904.633.516 đồng, năm 2013 tăng hơn năm 2012 là 44,6% tương đương với 113.048.799.384 đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng rõ rệt trong năm 2014 (tăng 271,3%) cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của Tổng công ty đang tốt lên, do tiền mặt là khoản có tính thanh khoản cao nhất. Đầu tư tài chính ngắn hạn trong năm 2013 tăng lên, tuy nhiên đến năm 2014 lại giảm xuống. Các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác đều tăng qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ các khoản phải thu chiếm tỷ lệ còn khá cao trong tổng tài sản. Có thể nhận thấy quy mô các khoản phải thu tăng trong khi doanh thu giảm, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của MITRACO đang có nhiều biến động, phương thức bán hàng còn cứng nhắc và chưa hợp lý. Công ty cần có sự điều chỉnh chính sách bán hàng phù hợp hơn và cần có những biện pháp

thu hồi tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.

Đặc biệt trong năm 2014, hàng tồn kho của Tổng Công ty tăng 46,4%, do đặc thù của công ty nên hàng tồn kho cũng chiếm tỷ lệ cao.

Tài sản dài hạn (TSDH) năm 2013 tăng so với năm 2012 là 53.657.375.146 đồng tương ứng tăng 5,3%. Năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 là: 21.988.072.662 đồng, tương đương với 2.1%. Trong đó là sự gia tăng của tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản dài hạn khác. Cũng giống như các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư tài chính của MITRACO cũng tăng trong năm 2013 nhưng lại giảm đi trong năm, nguyên nhân giảm là do trong năm 2014 Tổng công ty đã giảm đầu tư vào các Công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác.

- Về cơ cấu tài sản của Tổng công ty

Năm 2012, TSNH chiếm 20,1% ,TSDH chiếm 79,9%. Tỷ lệ này thay đổi qua các năm, năm 2013 TSNH chiếm 25,7%, TSDH chiếm 74,3%. Năm 2014 TSNH chiếm 28,7%. TSDH chiếm 71,3%. Như vậy, MITRACO bố trí cơ cấu tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Qua các năm trước cho thấy cơ cấu tài sản như vậy là hợp lý. Năm 2014, mặc dù Tổng Công ty có sự thay đổi tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn nhưng cơ cấu tài sản không thay đổi. Trong năm, Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản tăng 226% so với năm trước, cho thấy Công ty đang đầu tư mở rộng quy mô hoạt động. Trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) có lợi nhuận khá cao như các năm trước và điều kiện kinh doanh hiện tại thì điều này là phù hợp.

Trong TSNH tỉ lệ các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Trong TSDH thì tỷ lệ TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính dài hạn có tỷ trọng lớn nhất.

- Sự biến động nguồn vốn của Tổng công ty qua 3 năm

Nguồn vốn của tổng công ty tương đối ổn định và khá lớn nó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Qua bảng biểu, ta thấy tổng nguồn vốn của tổng công ty có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Từ đó có thể thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng

tăng. Đi sâu cụ thể vào từng nguồn vốn ta thấy:

Nợ phải trả của tổng công ty qua 3 năm có tăng lên, điều này cũng dễ hiểu khi công ty phải vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Việc tăng khoản nợ của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn tăng lên.

Nguồn vốn chủ sở hữu (CSH) qua 3 năm đều tăng. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 29.460.841.394 đồng tương ứng tăng lên 2,8%, Năm 2014, nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2013 là 6.436.778.843 đồng tương ứng tăng 0,6%. Quy mô doanh nghiệp ngày càng tăng và thể hiện được khả năng huy động vốn từ chủ sở hữu của tổng công ty.

- Cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty

Qua 3 năm cơ cấu của nợ phải trả tăng lên do quy mô của lượng vốn đi vay tăng nhanh hơn qua 3 năm, Công ty có vốn CSH chiếm phần lớn trong nguồn vốn hoạt động cho thấy tiềm lực tài chính của Công ty tốt. Vốn CSH chiếm tỷ trọng lớn khẳng định sụ tự chủ về tài chính của Công ty.

Nhìn chung, năm 2014 MITRACO có sự điều chỉnh tăng về tài sản, nguồn vốn và đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên trong năm kết quả hoạt động của Tổng Công ty không hiệu quả như các năm trước. Tuy nhiên về cơ cấu tài sản nguồn vốn hiện có của Tổng Công ty là khá hợp lý, do đó, khi ổn định hoạt động kỳ vọng MITRACO sẽ đạt được kết quả kinh doanh tốt như các năm trước.

Tóm lại, MITRACO cần có những chính sách thu hút nguồn vốn để tăng nguồn vốn chủ sỡ hứu của mình lên, chủ động trong kinh doanh và tăng quy mô nguồn vốn để phát triển những năm tiếp theo.

(3). Công nghệ và máy móc thiết bị

Trong những năm qua Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã đầu tư đưa công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại vào sản xuất. Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, cải tiến công tác quản lý, tổ chức sản xuất, phát huy các sáng kiến kỹ thuật để hợp lý hoá sản phẩm và tăng năng suất lao động.

Hiện nay MITRACO đang sở hữu 12 dây chuyền khai thác mỏ, 02 nhà máy tuyển tinh Ilmenite với công suất 120.000 tấn/năm, 01 nhà máy tuyển tinh Zircon và Rutile với công suất 10.000 tấn/năm, 01 nhà máy nghiền sản phẩm Zircon siêu mịn công suất 7.000 tấn/năm; các máy phát điện được nhập khẩu từ Nhật Bản và các nước G7.

Dây chuyền công nghệ khai thác mỏ khoáng sản titan, ngoài dây chuyền công suất 120 tấn/h theo công nghệ của Australia với các thiết bị nhập khẩu từ các nước Australia, Nhật Bản là tiên tiến, hiện đại có năng suất cao (nhưng chi phí ban đầu lớn), dây chuyền còn lại dùng thiết bị trong nước sản xuất, chi phí đầu tư thấp nhưng công nghệ hạn chế, dẫn đến năng suất không cao, sử dụng nhiều lao động. 03 nhà máy tuyển tinh sản phẩm Ilmenite hiện nay sử dụng công nghệ và thiết bị trong nước nên năng suất không cao. Do thiết bị công nghệ của hai khâu trên còn hạn chế nên chi phí nhân công sản xuất ra 1 tấn sản phẩm Ilmenite ở mức cao, chiếm 21% giá thành, điều đó gây khó khăn cho doanh nghiệp khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong ngành.

Phòng phân tích hoá nghiệm của Tổng công ty với nhiều máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại của Nhật Bản, Mỹ, các nước châu Âu và là máy móc hiện đại vào loại bậc nhất của Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu giám định chất lượng sản phẩm. Nhờ phòng phân tích này đã giám định chất lượng sản phẩm của Tổng công ty (cũng như các doanh nghiệp khác gửi tới). Qua đó khách hàng lớn như: Nhật Bản, Mỹ ... luôn tin tưởng kí các hợp đồng mua bán dài hạn với Tổng công ty. Tuy nhiên MITRACO cần phải thường xuyên đổi mới và cập nhật những thay đổi về công nghệ, đổi mới sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hơn nữa..

(4). Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Mặc dù được đầu tư nhiều máy móc thiết bị tiên tiến, tuy nhiên hệ thống nhà xưởng của Công ty còn chưa được khang trang, đồng bộ, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thiết kế và đặc biệt là chưa đáp ứng được trong việc tạo ra điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động, vì hệ thống chống nóng, chống ồn còn chưa được đầu tư đúng mức. Bởi lẽ, địa bàn của Tổng công ty là ở Hà Tĩnh, có điều kiện khí hậu

rất khắc nghiệt, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất lao động của người lao động.

Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là khai thác quặng nên việc giao thông đi lại giữa các mỏ là rất quan trọng. Giao thông nội mỏ đi lại khó khăn, hạn chế các phương tiện vận chuyển và việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm làm ảnh hưởng đến công tác điều hành sản xuất.

Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng ngày càng phức tạp, diện tích đền bù nhiều, các mỏ khai thác ngày càng nghèo, thu hồi thấp, quặng biến đổi nhanh làm ảnh hưởng tới công nghệ tuyển quặng. Nhiều nhà máy các công cụ sản xuất vẫn còn thiếu và chưa hoàn thiện khiến việc khai thác gặp nhiều khó khăn, không tận dụng khai thác được.

(5) Hoạt động quản trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MITRACO hiện đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, kinh doanh nhiều lĩnh vực, nhưng lĩnh vực khoáng sản vẫn là lĩnh vực chủ đạo của Tổng công ty. Mô hình này cũng đã được áp dụng tại nhiều Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Tuy vậy còn một số hạn chế cần sớm khắc phục:

Thứ nhất: Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc, công tác điều hành còn mang nặng tính bao cấp. Hoạt động điều hành chủ yếu thông qua hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đơn vị dựa trên hệ thống định mức này và chỉ chịu trách nhiệm gián tiếp đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc có tính độc lập tự chủ không cao. Sức ép đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và hiệu quả trong hoạt động tài chính đối với lãnh đạo các đơn vị này là chưa đủ lớn. Do vậy, có thể thấy rằng với mô hình quản trị như hiện tại, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc là khó khăn.

Thứ hai: Hệ thống kiểm soát nội bộ chưa phát huy hiệu quả cao nhằm kiểm soát có hệ thống và do vậy còn gây lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ ba: Đối với từng hình thức tham gia đầu tư vốn đòi hỏi phải có phương thức quản lý, chế độ báo cáo, cách thức tham gia điều hành khác nhau. Việc này

MITRACO làm chưa tốt, do cán bộ tham gia quản lý phần vốn tại các công ty con còn phải kiêm nhiệm quá nhiều việc.

Hiện tại MITRACO có ba loại công ty chính gồm công ty trực thuộc (các công ty hạch toán báo sổ), các công ty con (các công ty cổ phần MITRACO nắm giữ trên 51% vốn điều lệ hoặc công ty TNHH MITRACO nắm giữ 100% vốn) và công ty liên kết (MITRACO tham gia dưới 50% vốn điều lệ).

Một vấn đề về cấu trúc của MITRACO cần phải xem xét là việc duy trì một loạt các đơn vị hạch toán báo sổ. Đa số các đơn vị hạch toán báo sổ này đã từng là đơn vị chủ lực tạo ra nguồn thu chính của MITRACO. Vai trò chủ lực tạo ra nguồn tiền mặt của các đơn vị hạch toán báo sổ này đã giảm dần trong những năm vừa qua, song vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu của MITRACO. Vấn đề đối với các đơn vị hạch toán báo sổ này là cách thức hoạt động vẫn theo mô hình bao cấp. Các đơn vị hạch toán báo sổ sản xuất đơn thuần theo chỉ tiêu định mức của tổng công ty. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ vấn đề kỹ thuật, máy móc, con người, marketing, thị trường đầu ra đều do tổng công ty quyết định. Các đơn vị hạch toán báo sổ chỉ đơn thuần thực hiện chức năng sản xuất. Ngay cả trong việc thực hiện chức năng này, các đơn vị hạch toán báo sổ cũng không được chủ động hoàn toàn và gặp nhiều khó khăn do những thủ tục hành chính trong nội bộ công ty. Tuy là những đơn vị tạo ra nguồn thu lớn cho MITRACO, nhưng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị hạch toán báo sổ không được hạch toán riêng biệt. Các đơn vị hạch toán báo sổ không biết là mình đã tạo ra được bao nhiêu doanh thu, đóng góp bao nhiêu lợi nhuận cho tổng công ty, lợi nhuận và doanh thu của mình đã được sử dụng cho các mục đích gì. MITRACO cũng đã áp dụng hình thức khoán sản phẩm đối với các đơn vị hạch toán báo sổ, nhưng biện pháp này chưa đủ mạnh, chưa tạo ra động lực để thực sự tạo sự chuyển biến tại các đơn vị hạch toán báo sổ.

Rõ ràng đây là một vấn đề cần được sớm xử lý theo hướng tạo thế chủ động cho các đơn vị hạch toán báo sổ, minh bạch hóa các thông tin sản xuất kinh doanh, tạo động lực, tính tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của

các đơn vị hạch toán báo sổ. Đồng thời, cũng tạo áp lực để tổng công ty phải đơn giản hóa, nâng cao tính chuyên nghiệp và tính hiệu quả trong hoạt động của các phòng ban tại tổng công ty. Việc tách bạch này cũng góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của Tổng công ty.

(6). Hoạt động marketing

MITRACO là một doanh nghiệp có bề dày phát triển tại Hà Tĩnh và đã có nhiều đóng góp cho địa phương. Từ góc độ các cơ quan nhà nước, thương hiệu MITRACO cũng đã khá quen thuộc. Do vậy MITRACO cũng nhận được sự quan tâm của địa phương và một số cơ quan trung ương. Chính vì vậy MITRACO cũng đã nhận được nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay thương hiệu MITRACO và khoáng sản titan của Tổng công ty có uy tín lớn đối với thị trường trong nước và thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… Một số sản phẩm như Ilmenite, zircon siêu mịn chất lượng ngày càng ổn định nên được các khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Tuy nhiên, nguồn tài chính đầu tư cho công tác marketing chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nguồn nhân lực thực hiện công việc này đang thiếu về số lượng chuyên môn nghiệp vụ nên hiệu quả bán hàng chưa cao. Công tác dự báo biến động nhu cầu, giá cả hạn chế nên đang bị động trong đàm phán bán hàng cho khách nước ngoài. Chính vì vậy Tổng Công ty cần có những nghiên cứu đánh giá, phân tích xu hướng các ngành nghề sử dụng sảng phẩm này kỹ hơn, mang tính dự báo cao hơn.

2.2.2.3. Tình hình vận dụng tác động của các đối thủ cạnh tranh và đối tác trong xây dựng chiến lược kinh doanh

a) Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện nay có rất nhiều đơn vị khai thác và chế biến khoáng sản titan trong nước, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung nước ta như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận… Trong 37 đơn vị đang hoạt động khai thác và chế biến titan, phần lớn trong số này chỉ chủ yếu khai thác và xuất khẩu thô. Không đầu tư vào chế biến sâu vì không xác định tham gia lâu dài trong ngành, nhóm này sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp để mang lại lợi ích, sẵn sàng cạnh tranh không lành mạnh, lũng đoạn thị trường.

+ Ilmenite: Trên toàn quốc có gần 37 Công ty chính thức có mỏ khai thác và

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học trong xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 80 - 89)