Tình hình vận dụng cơ sở thực tiễn trong xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học trong xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 73 - 80)

3. CTCP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng

2.2.2. Tình hình vận dụng cơ sở thực tiễn trong xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh

doanh của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh

2.2.2.1. Tình hình vận dụng tác động của các yếu tố vĩ mô trong xây dựng chiến lược kinh doanh

* Môi trường kinh tế

Là một Tổng Công ty hoạt động đa ngành với lĩnh vực chính là khai thác, chế biến khoáng sản và nhiều lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ khác nên hoạt động kinh doanh của MITRACO chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự tăng trưởng hoặc trì trệ của nền kinh tế quốc tế nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.

Những năm trở lại đây, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng mức tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn ổn định, bình quân 7,26%/năm trong mười năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010. Từ năm 2008 đến năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 1.024 USD/người/năm lên 1.960 USD/người/năm.. Các biện pháp bình ổn được thực hiện trong năm 2011 và 2012 đã giúp Việt Nam khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô trong thông qua giảm lạm phát, tăng cường các tài khoản đối ngoại, và ổn định thị trường ngoại hối. Chỉ số lạm phát CPI chung giảm xuống còn 1,84% trong năm 2014, thấp nhất trong vòng 15 năm qua so với chỉ số 6,6% trong năm 2013 và 9,1% trong năm 2012. Với sự tăng trưởng như vậy tất nhiên sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển.

Trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động khó lường đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước của các doanh nghiệp. Chi phí đầu vào tăng cao, khủng hoảng kinh tế làm sức mua giảm sút, chi phí sử dụng vốn từ doanh nghiệp cao gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây, có thể coi là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam, mở ra cho Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cơ hội làm việc với các đối tác ở trong nước cũng như nước ngoài; những công ty có kĩ năng quản trị, vốn và công nghệ hàng đầu.. Theo số liệu từ Cục đầu nước ngoài, tính chung cả cấp mới và tăng vốn trong 12 tháng năm 2014, các nhà đầu tư

nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20,23 tỷ USD, bằng 93,5% so với cùng kỳ 2013 và tăng 19% so với kế hoạch năm 2014 (17 tỷ USD).

Tại Hà Tĩnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao; tổng sản phẩm GDP tăng hàng năm bình quân đạt 9,4%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp - Dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông nghiệp.

Công tác thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt kết quả cao, đã có 8 nước và vũng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Hà Tĩnh với số vốn trên 10 tỷ USD trong đó có dự án lớn: Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa 7,879 tỷ USD; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam 1,595 tỷ USD; Khai thác mỏ sắt Thạch Khê 670 triệu USD… Hà Tĩnh được nhà nước tạo nhiều ưu đãi và đầu tư nhiều dự án lớn như Mỏ sắt Thạch khê, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Cảng Vũng Áng, Khu kinh tế cửa khẩu cầu treo, .v.v.

Do vậy, trong tình hình hiện nay mặc dù tăng trưởng GDP hàng năm luôn ổn định, sự phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh và quá trình hội nhập sâu mở ra cho Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh nhiều cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên do tình hình kinh tế, thị trường thế giới tồn tại khá nhiều bất ổn dẫn đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của MITRACO cũng chịu ảnh hưởng nhiều.

* Môi trường chính trị và luật pháp

Môi trường chính trị ổn định tại Việt Nam luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh nói riêng. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của MITRACO luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ từ phía lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và Nhà nước. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh hiện là đại biểu quốc hội đã từng giữ chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh và là Chủ tịch Hiệp hội Titan Việt Nam.

Với sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam đối với thế giới thì luật pháp của chúng ta luôn đổi mới, hoàn thiện hơn, chuẩn hóa hơn để bắt kịp với xu thế phát triển của kinh tế thế giới. Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là một tiền đề để luật pháp của chúng ta được xây dựng hoàn thiện hơn. Luật Doanh nghiệp sữa đổi

đã có sự cải thiện đáng kể, có khả năng chuyển tải thông điệp kinh tế và là chỗ dựa tốt cho doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư, tạo ra các điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển bình đẳng và công bằng hơn. Bên cạnh đó chính phủ cũng đã mở rộng các liên kết với các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới, đồng thời ngày càng mở rộng hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động. Giảm các thủ tục hành chính, chống tham những sách nhiễu, hoàn thiện thêm hệ thống pháp luật theo hướng tiếp cận với các chuẩn mực thế giới.

Tuy nhiên hiện nay hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn có những bất cập nhất định trên con đường hoàn thiện các thể chế pháp lý và hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật, đôi khi gây ra sự chồng chéo và khó hiểu khi thực thi ở các thành phần kinh tế. Các ngành nghề kinh doanh của MITRACO đều được điều chỉnh bằng pháp luật. Đến nay đã có hoàn chỉnh Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật môi trường, Luật đất đai, Luật đầu tư, Luật khoáng sản (Luật khoáng sản sủa đổi bổ sung ngày 30/11/2010 thay thế Luật khoáng sản năm 1996) ngoài ra MITRACO còn thực hiện theo một số quy định của chuyên ngành. Nhìn chung, Việt nam được đánh giá là nước có môi trường Chính trị và Xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Sau khi đưa ra nhiều chính sách “đổi mới”, Việt nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định. Sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang được duy trì. Việt nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư. Ngoài ra, hiện nay có những chủ trương lớn của tỉnh Hà Tĩnh tạo điều kiện cho sự phát triển của MITRACO, như chính sách về cấp mỏ khoáng sản, mỏ nguyên vật liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, phụ gia luyện kim, hỗ trợ đầu tư ... Đây là thuận lợi cho MITRACO hoạch định chiến lược kinh doanh trong thời gian tới.

* Môi trường văn hóa - xã hội

Để có thành đạt trong kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hướng nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai thác tất cả các yếu tố của môi trường kinh doanh, trong đó có yếu tố môi trường văn hóa- xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của người dân ngày càng tăng và trình độ dân trí của Việt Nam ngày một được nâng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho

Công ty có nguồn lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũ công nhân có trình độ bậc thợ cao...

Đặc biệt Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đây là một địa phương có truyền thống hiếu học, chịu khó, hăng say trong lao động sản xuất và có truyền thống anh hùng bất khuất, có bản lĩnh cách mạng và lòng tự trọng cao, sẵn lòng hy sinh vì sự phát triển chung của xã hội, có nền văn hoá lâu đời, có phong tục tập quán lành mạnh. Đây là một yếu tố thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên tư duy đổi mới về làm kinh tế của địa phương còn hạn chế do kinh tế còn chưa phát triển và nhà máy đặt xa trung tâm thành phố nên việc thu hút nhân lực có chất lượng cao còn gặp khó khăn, đây là một thách thức của MITRACO.

Bên cạnh đó, phong tục tập quán của địa phương còn năng nề, nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế gây không ít khó khăn cho Tổng công ty trong việc đền bù giải phóng mặt bằng khai thác mỏ.

* Môi trường công nghệ

Năng lực của ngành khai thác và chế biến khoáng sản Việt Nam đang còn rất thấp so với quốc tế, trình độ công nghệ chưa cao. Hiện nay Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh chủ yếu sử dụng công nghệ khai thác bằng phương pháp tuyển trọng lực, sử dụng nhiều lao động cho nên Tổng Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh, đặc biệt là công nghệ chế biến sâu các loại khoáng sản. Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo cho nên việc chế biến sâu, sử dụng có hiệu quả, tận thu triệt để khoáng sản để nâng cao giá trị sử dụng, giá trị kinh tế là hết sức quan trọng cho sự phát triển của MITRACO nói riêng và của ngành khai thác khoáng sản Việt Nam nói chung. Đây là một khó khăn thách thức lớn đòi hỏi MITRACO phải nhanh chóng chuyển giao, sử dụng các công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới, phát triển viễn thông, công nghệ thông tin, đổi mới sản phẩm để nâng cao năng lực của mình về khả năng chế biến sâu, vừa nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình vừa đáp ứng theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nước.

Với các loại hình sản xuất kinh doanh của MITRACO phải tính đến việc xử lý và hoàn trả môi trường theo đúng yêu cầu, làm giảm tối đa ô nhiễm môi trường. Hiện nay công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế.. Mặt khác MITRACO đóng tại địa bàn thuộc khu vực bắc miền Trung; Thời tiết không thuận lợi, lượng mưa lớn và chịu ảnh hưởng của gió Lào nên không thuận lợi cho khai thác khoáng sản cũng như không thuận lợi đối với các ngành nghề kinh doanh có thời gian tác nghiệp chủ yếu ở ngoài nhà xưởng. Cùng với đó ngành kinh doanh cốt lõi của Công ty có trữ lượng trên địa bàn Hà Tĩnh tương đối lớn. Quặng sắt: 500 triệu tấn, Măng gan: 1.560 triệu tấn, Titan: 5 triệu tấn, đá xây dựng 250 triệu m3. MITRACO chủ yếu đang khai thác, chế biến thô nên chưa tận dụng hết các sản phẩm từ khoáng sản, khả năng tái tạo nguyên liệu thấp, đây cũng là thách thức và cơ hội cho công ty tiến hành phát triển chế biến sâu từ các sản phẩm của khoáng sản

2.2.2.2. Tình hình vận dụng tác động của các yếu tố vi mô (bên trong doanh nghiệp) trong xây dựng chiến lược kinh doanh

(1). Nguồn nhân lực

Hiện nay Tổng công ty có 812 cán bộ công nhân viên làm việc tại Tổng Công ty và các xí nghiệp, đơn vị trực thuộc. Mức thu nhập bình quân của một người lao động đạt xấp xỉ 3,8 triệu đồng/người/tháng.

Bảng 2.2. Tình hình lao động tại Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh

TT Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Trên đại học 7 0.86

2 Đại học, cao đẳng 132 16.26

3 Trung cấp, sơ cấp 67 8.25

4 Công nhân kỹ thuật, lái máy, lái xe 141 17.36

5 Lao động phổ thông 465 57.27

“Nguồn:Phòng Tổ chức lao động tiền lương MITRACO“

Qua bảng trên có thể thấy Công ty có đặc thù riêng nên lực lượng lao động của công ty cũng có đặc thù riêng. Lao động trong công ty chủ yếu là công nhân kỹ thuật chiếm số đông (57,27%). Số cán bộ tốt nghiệp cao học, đại học, cao đẳng có trình độ, kinh nghiệm tốt, trong đó đại học và trên đại học chiếm

17,12%. Lực lượng lao động gián tiếp này thể hiện mức độ cải tạo cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên chức trong công ty. Hiện nay công ty đang sử dụng chiến lược mới trong kinh doanh, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới nên từng bước giảm dần lực lượng lao động trực tiếp, sử dụng những lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao.

Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc điều hành là những người có trình độ đại học và trên đại học, trải qua các cấp quản lý, có kinh nghiệm trong lĩnh vực khoáng sản, có khả năng tổ chức lãnh đạo thực hiện công việc. Cán bộ các phòng, Ban của Tổng Công ty có tuổi đời bình quân tương đối cao (tuổi đời bình quân 40). Cán bộ quản lý ở các công ty vừa chuyển đổi sở hữu bước đầu còn gặp không ít khó khăn, nhất là sự năng động và linh hoạt trong cơ chế thị trường. Số lượng lao động phổ thông quá lớn, trong khi hoạt động đầu tư chế chiến sâu khoáng sản đòi hỏi phải đào tạo lại mới sử dụng được. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi phải thay đổi công nghệ sản xuất, đi vào chế biến sâu các loại khoáng sản theo lộ trình, quy định thực hiện của nhà nước và chiến lược phát triển của Tổng công ty trong giai đoạn tới. Chất lượng lao động của Tổng công ty nhìn chung chưa cao, đặc biệt là đội ngũ công nhân, do đó hạn chế đến năng suất và chất lượng, cũng như ý thức sản xuất công nghiệp, lao động chủ yếu xuất thân từ nông nghiệp do vậy ý thức sản xuất công nghiệp còn quá nhiều hạn chế.

Hiện nay, số lượng cán bộ có trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn thiếu do MITRACO đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ về nguồn nhân lực trình độ cao, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có các nhà đầu tư trong và ngoài nước khác đang đầu tư vào Hà Tĩnh, các tỉnh lân cận và đang lôi kéo các cán bộ có trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật từ các Công ty về làm việc tại các đơn vị này.

Cơ chế hoạt động hiện tại của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh chưa phát huy được sự đóng góp của các cán bộ có trình độ, đặc biệt là các cán bộ cấp trung, cho các kế hoạch và chiến lược của công ty. MITRACO chưa hình thành được một cơ chế nhằm tạo động lực cho các cán bộ liên tục cải thiện và nâng

cao năng lực của mình, chủ động trong công việc và chủ động đóng góp nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các hoạt động quản lý vẫn còn mang tính chỉ đạo từ trên xuống và chưa tạo được khoảng trống để các cán bộ tại các đơn vị cấp dưới chủ động đưa ra các quyết định kinh doanh và chịu trách nhiệm đối với các quyết định kinh doanh đó.

MITRACO còn thiếu một kế hoạch đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực mang tính dài hạn nhằm thu hút được lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật và trình độ chuyên môn cao. Chưa xây dựng được quy chế tuyển dụng, đào tạo, sử dụng lao động phù hợp và kích thích khả năng sáng tạo, tinh thần học hỏi và gắn bó lâu dài đối với công ty.

(2). Tình hình tài chính doanh nghiệp

Bảng 2.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh qua 3 năm (2012-2015)

Đơn vị tính: VND

TÀI SẢN NĂM 2014 NĂM 2013 NĂM 2012 2014/

2013

2013/2012 2012

TÀI SẢN NGẮN HẠN 435,632,074,755 366,727,441,239 253,678,641,855 18.8% 44.6%

Tiền và các khoản tương

đương tiền 4,197,895,097 1,130,509,187 1,513,765,767 271.3% -25.3% Tiền mặt tại quỹ 4,197,895,097 1,130,509,187 1,513,765,767 271.3% -25.3% Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 53,620,736,374 89,242,902,346 49,308,202,992 -39.9% 81.0% Đầu tư ngắn hạn 53,620,736,374 89,242,902,346 49,308,202,992 -39.9% 81.0% Các khoàn phải thu 187,402,443,624 154,283,664,535 102,675,836,999 21.5% 50.3%

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học trong xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w