3. CTCP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng
2.1.4. Đặc điểm ngành khai thác khoáng sản titan và quy trình công nghệ
2.1.4.1. Đặc điểm ngành khai thác khoáng sản titan:
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên quặng titan khá phong phú và được phân bố rộng hân bố trải dài suốt dọc bờ biển, từ Bắc tới Nam. Những tỉnh có trữ lượng titan lớn là Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Bình Thuận. Thành phần khoáng vật quặng trong sa khoáng titan ven biển chủ yếu là ilmenite, zircon, rutile, anataz, lơcoxen, monazite, manhetite.. khoáng vật không quặng chủ yếu là cát thạch anh. Ở phần lớn các mỏ, quặng titan chủ yếu (trên 80%) là ở dạng hạt mịn (0,05- 0,15 mm). Tổng trữ lượng zircon đi kèm quặng titan ước tính khoảng 0,5 triệu tấn.
Khai thác và chế biến khoáng sản nói chung và titan nói riêng là ngành nghề kinh doanh truyền thống và cũng là ngành nghề chủ lực của MITRACO. Trong số 30 đơn vị trực thuộc, công ty con và công ty liên kết của MITRACO, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản là 8 đơn vị. Hoạt động của các đơn vị này tạo ra hơn 80% doanh thu và lợi nhuận của toàn MITRACO. Có thể nói, khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt là Ilmenite, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của MITRACO. Đây là thế mạnh lớn nhất của MITRACO về phương diện công nghệ, thiết bị, con người, trình độ chuyên môn, truyền thống hoạt động. Tuy nhiên, ngoại trừ chế biến Ziraco siêu mịn, hoạt động sản xuất kinh doanh của MITRACO trong lĩnh vực này chủ yếu mới chỉ là hình thức khai thác và chế biến thô, nên giá trị gia tăng từ hoạt động chế biến còn thấp. Công nghệ, thiết bị của MITRACO hầu hết mới chỉ phục vụ cho hoạt động khai thác và chế biến thô. Một nguy cơ đáng lo ngại là hầu hết các mỏ Ilmenite của MITRACO được phép khai thác đang cạn dần trữ lượng và sẽ cạn kiệt trong 10 năm tới. Đồng thời với trữ lượng cạn dần, giá thành khai thác Ilmenite tại các mỏ ở Hà Tĩnh ngày càng tăng, khiến cho lợi nhuận của MITRACO có xu hướng giảm xuống.
Ngoài mỏ Thạch cao tại Lào, MITRACO hiện chưa tiếp cận được các mỏ Ilmenite, khoáng sản khác và vật liệu xây dựng ở ngoài địa bàn Hà Tĩnh. Bên cạnh việc khai thác và chế biến thô, MITRACO có thể tiến hành đầu tư vào công nghệ chế biến sâu Ilmenite. Tuy nhiên, đầu tư công nghệ chế biến sâu quặng Ilmenite,
đặc biệt là sản xuất bột Pigment, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn và trình độ công nghệ, trình độ nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở mức rất cao. Tới đây, việc xuất khẩu Ilmenite không qua chế biến sâu sẽ không còn được phép. Tránh việc lãng phí tài nguyên, Chính phủ sẽ yêu cầu bắt buộc phải chế biến quặng thành các nguyên liệu khác như xỉ Titan hoặc Pigment sẽ là một áp lực lớn cho MITRACO.
Tóm lại, khai thác và chế biến khoáng sản titan là một ngành kinh doanh tiềm năng lớn, tuy nhiên rào cản công nghệ chế biến sâu và khả năng tiếp cận nguồn mỏ là thách thức rất lớn của MITRACO.
2.1.4.2. Quy trình công nghệ:
Với đặc thù riêng của ngành khai thác khoáng sản và chế biến sản phẩm từ các sa khoáng tự nhiên, sản phẩm chủ yếu của tổng công ty chủ yếu là Ilmenite, rutile và Zicon. Các sản phẩm này có đặc tính rất tốt và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp. Công nghiệp khai thác quặng Titan trong mấy năm qua đã có sự đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân và đặc biệt đối với các tỉnh nghèo như Hà Tĩnh. Xuất phát từ những đặc điểm đó quá trình sản xuất của tổng công ty mang tính chất đa dạng và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Quy trình sản xuất ra sản phẩm của tổng công ty sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại nhất của cả nước. Đặc biệt, tổng công ty là đơn vị ở xây dựng nhà máy sản xuất Ziricon đầu tiên ở Việt Nam. Hiện nay tổng công ty đang sản xuất sản phẩm Zicon với hai hai cấp chất lượng: bậc 1 có cỡ hạt 0,1 - 5 mm, được xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc, Malayxia để sản xuất đồ sứ thông thường và gốm sứ cách điện. Bậc 2 có cỡ hạt 5 - 10 mm, Cả hai bậc đều có hàm lượng TiO 2 dưới 0,012% và đều đạt sản lượng khoảng 4000 tấn/năm.
Sản phẩm cuối cùng của tổng công ty là Ilmenite, Zicon, Rutile .Để hoàn thành sản phẩm bước cuối cùng phải trải qua một quy trình công nghệ phức tạp. Chỉ một thay đổi lớn trong chuỗi liên kết của quy trình sản xuất sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Nhìn chung bộ phận khai thác nguyên liệu thô cung cấp cho xí nghiệp khai thác quy trình công nghệ riêng, còn lại các xí nghiệp khác tuy quy mô sản xuất có khác nhau nhưng nhìn chung quy trình sản xuất giống nhau.
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Mirtraco)
Hình 2.2. Quy trình khai thác quặng thô và tạo ra sản phẩm
Sản phẩm Zircon Sản phẩm Rutile Sản phẩm Ilmenite Monazit Qua hệ thống
nghiền Xuất bán Xuất bán Xuất bán
Xuất bán
Móng khai thác Xây đào, xây lật
Quặng thô Cát thải bỏ +++++++++ +++++++++
+++++
Nhà máy tuyển lấy Ilmenite
Ilmenite
Sản phẩm
Ilmenite Thải không từ tính Sản phẩm Monazit Thải Hệ thống bàn đãi Nguyên liệu Zircon+ Rutinne Nguyên liệu trung gian Thải nước tràn+cát thải bỏ
Nhà máy chế biến Zircon