Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học trong xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 93 - 94)

3. CTCP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng

3.1.1.Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến

năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

Quyết định số 1786/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Hà Tĩnh phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu cả nước; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Về phát triển kinh tế, Hà Tĩnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 18,4%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 97,7 triệu đồng vào năm 2020.

Về phát triển xã hội, Quy hoạch đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3-4%/năm, đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% và đến năm 2020 đạt 70%, bình quân mỗi năm tạo thêm việc làm cho trên 3,2 vạn lượt lao động.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu và hiện đại hóa ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Đối với ngành khai thác khoáng sản, định hướng phát triển các cụm Khai khoáng như sau: Ngoài quặng sắt, Hà Tĩnh sẽ thăm dò và khai thác các tài nguyên khoáng sản khác, bao gồm magie, thiếc, titan, than, và vàng. Những khoáng sản này phân bố trên khắp tỉnh Hà Tĩnh. Trong quá trình này, Hà Tĩnh có thể chuyển giao

và áp dụng kinh nghiệm khai thác quặng sắt ở các mỏ lộ thiên vào việc khai thác các khoáng sản khác, ví dụ như vàng, sỏi, đá vôi, titan, than đá, granit để Hà Tĩnh nhanh chóng trở thành chuyên gia trong khai thác mỏ lộ thiên. Một loạt các doanh nghiệp trong cụm được xây dựng quanh hình thức khai thác này cũng sẽ hỗ trợ một cách hiệu quả cho các hoạt động khai thác mới này.

Đối với công tác bảo vệ môi trường, định hướng nêu rõ: Chủ động các giải pháp bảo vệ môi trường, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường trong các ngành sản xuất, nhất là tại các cụm ngành trọng điểm; khắc phục tình trạng suy thoái, cải thiện môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học;Quản lý chặt chẽ việc khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai, nguồn nước ngầm, khoáng sản, tài nguyên rừng, biển, đảm bảo phát triển bền vững;

3.1.2. Dự báo về trữ lượng khoáng sản titan của tỉnh Hà Tĩnh và nhu cầucủa thị trường trong nước và quốc tế đối với sản phẩm khoáng sản Ti Tan

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học trong xây dựng chiến lược kinh doanh của tổng công ty khoáng sản và thương mại hà tĩnh (Trang 93 - 94)