5. Kết cấu của luận văn
1.3.5. Chính sách quan hệ hợp tác với các bên có liên quan
Quan hệ hợp tác là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là khách sạn vì sản phẩm của khách sạn có tính tổng hợp cao, đó là thành quả của cả một quá trình phối hợp giữa nhiều yếu tố. Để duy trì hoạt động khách sạn cần có mối liên hệ với các hãng lữ hành, các đại lý du lịch, các nhà cung ứng thực phẩm, các điểm du lịch,… Nếu các mối quan hệ này phát triển tốt thì các
yếu tố đầu vào luôn đƣợc đảm bảo, tạo ra đƣợc những sản phẩm có chất lƣợng ổn định và luôn sẵn sàng phục vụ khách. Ngƣợc lại, nếu yếu tố quan hệ hợp tác này không tốt khách sạn sẽ không đƣợc cung cấp các yếu tố đầu vào ổn định, dễ bị chèn ép giá, ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm, giảm sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
Ngoài ra, chính sách sản phẩm còn có mối quan hệ với nhiều chính sách khác như: Chính sách đảm bảo cơ sở vật chất hạ tầng, chính sách với đối thủ cạnh tranh,…
Tiểu kết Chƣơng 1
Chƣơng 1 của luận án trình bày tổng quan cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm trong lĩnh vực khách sạn. Đây là nội dung nền tảng cần thiết để phân tích thực trạng chính sách sản phẩm tại một khách sạn cụ thể.
Việc xây dựng chính sách sản phẩm là một công việc rất phức tạp bởi sản phẩm của khách sạn chủ yếu là dịch vụ, mang tính vô hình, khó đo lƣờng lƣợng hóa và liên quan tới nhiều yếu tố. Là yếu tố đầu tiên trong hệ thống chiến lƣợc marketing, chính sách sản phẩm giữ vai trò quan trọng giúp xác định chính xác nhu cầu của khách, tạo sự khác biệt cho sản phẩm, khẳng định thƣơng hiệu, ƣu thế cạnh tranh, nâng cao doanh thu và đảm bảo hoạt động của khách sạn đi đúng hƣớng. Nội dung của chính sách sản phẩm là việc đƣa ra các hoạch định về cơ cấu danh mục sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm, xây dụng thƣơng hiệu và phát triển sản phẩm mới.
Khi xây dựng chính sách sản phẩm, nhà quản trị cần căn cứ vào chiến lƣợc kinh doanh tổng thể, nhu cầu của thị trƣờng mục tiêu và khả năng thực tế của khách sạn đồng thời sử dụng kết hợp các phƣơng pháp: thực nghiệm, phân tích hay dựa vào tƣ duy năng lực và kinh nghiệm đã có tùy vào tình hình cụ thể để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
Chính sách sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhiều chính sách khác nhƣ: Chính sách về giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến quảng bá, chính sách với đối thủ cạnh tranh,… Đồng thời cùng chịu sự chi phối, tác động từ nhiều nhân tố khác nhau trong môi trƣờng vi mô và vĩ mô.
Vì vậy, để xây dựng đƣợc một chính sách sản phẩm tốt khả năng cạnh tranh cao, khách sạn cần có sự kết hợp hài hòa giữa các nhân tố tùy theo điều kiện thị trƣờng nhằm bắt kịp xu hƣớng thay đổi của sản phẩm cũng nhƣ tăng hiệu quả doanh thu cho khách sạn.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI KHÁCH SẠN A25 - 12 NGÔ SĨ LIÊN