Tuy thời gian thành lập và hoạt động của công ty TNHH Phát triển Thương
hiệu BI Việt Nam khá ngắn chưa đầy 2 năm, nhưng bề dày các hoạt động cộng động xã hội của công ty không hề ngắn. Trong hơn một năm qua, lãnh đạo công ty và cùng toàn thể nhân viên đã tham gia tổ chức rất nhiều hoạt động cộng đồng xã hội như: Hợp tác giáo dục, tư vấn tuyển sinh, giao lưuchia sẻ kiếnthức truyền lửa cho các bạn
sinh viên các trường, tài trợ và từthiện ở các tỉnh nghèo.
Ví dụ: Năm 2017, Công ty tài trợ chính cuộc thi Brand Halloween cho sinh viên khóa 13 Đại học Tài Chính Marketing.
Hình 2.11. Hình ảnh cuộc thi Brand Halloween
(Xem ởphụ lục 5)
Tháng 3/2017, Công ty là khách mời trong chương trình thực tế doanh nghiệp của lớp cao học Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Văn Hiến.
Hình 2.12. Ông Nguyễn Hữu Thanh đại diện công ty BI Việt Nam giao lưu với trường Đại học Văn Hiến
(Xem ở phụlục 5)
Hè 2017, Ông Nguyễn Hữu Thanh –Giám Đốc Account đại diện công ty tham
gia hỗ trợtư vấn tuyển sinh cho trường Đại học Tài Chính Marketing vừa qua.
Hình 2.13. Ông Nguyễn Hữu Thanh trong ban cố vấn tuyển sinh năm 2017
(Xem ở phụ lục 5)
Đầu năm học mới 2017, toàn thể lãnh đạo vànhân viên tổ chức chương trình
từthiện tặng học bổng, dụng cụ học tập cho các em học sinh nghèo ở Tỉnh Bến Tre.
Hình 2.14. Các em học sinh và người dân Bến Tre quây quần lắng nghe sự chia sẻ của đạidiện công ty.
Cũng trong năm 2017, Công ty BI Việt Nam đã tổ chức chương trình từthiện “Nhịp cầu yêu thương” xây dựng cầu Liên Xã Nhuận Phú Tân và Tân Thạnh Tây thuộc ấp Giồng Xếp, xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Để gây quỹ, ngày 17/9/2017 công ty tổ chức tiệc buffet chay gây quỹ ủng hộ chương trình từ thiện “Nhịp cầu yêu thương”. Giá vé 200.000 đồng. Diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Tiệc cưới CAPELLA PARK VIEW.
Hình 2.15. Hình ảnh buổi tiệc buffet chay gây quỹ xây cầu của công ty
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, người viết đã tổng quanthị trường sách về thương hiệu tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minhvà giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Phát triển Thương hiệu BI Việt Nam. Cụ thể người viết đã phân tíchtổng quan về nguồn cung
cấp sách thương hiệu, các sản phẩm ngoài đáp ứng nhu cầu kiến thức thương hiệu, đánh giá mức độ tương quan cung cầu sách vềthương hiệu và giới thiệu các mô hình
kinh doanh sách về thương hiệu hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày giới thiệu lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, hệ thống nhận diện, sản phẩm dịch vụ, quy trình thực hiện đơn hàng và cả các hoạt động cộng đồng tiêu biểu của Công ty TNHH Phát triển Thương hiệu BI Việt Nam .
Từ những đánh giá, phân tích thị trường và công ty ở chương 2 sẽ là nền tảng cơ sở để người viết lên ý tưởng chương trình, hoạt động cụ thể cho kế hoạch truyền thông bán hàng sản phẩm sách “Thiết kế nhận diện thương hiệu” của công ty BI Việt
CHƯƠNG 3:XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG KINH DOANH
SÁCH “THIẾT KỆ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU” CỦA CÔNG TY TY
TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BI VIETNAM 3.1. Tổng quan về sản phẩm sách “Thiết kế nhận diện thương hiệu”
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về nội dung sách
Sách “Thiết kế nhận diện thương hiệu” là sản phẩm do công ty TNHH Phát
triển Thương hiệu BI Việt Nam viết và phát hành. Nói về tổng thể, sách “Thiết kế nhận diện thương hiệu” là một cuốn sách kết hợp nội dung cốt lõi của thương hiệu với thiết kế, đem đến cho người đọc cái nhìn tổng quan cụ thể nhất tất tần tật về thương hiệu. Sách như một cuốn cẩm nang thiết yếu, người đọc có thể dễ dàng tra cứu nội dung cần tìm một cách nhanh chóng bởi nội dung được viết ngắn gọn, ngôn từ dễ hiểu gần gủivà được hệ thống một cách khoa học. Cụ thể, nội dung sách gồm
6 chương sau:
- Chương 1: Tổng quan về nhận diện thương hiệu
Trong chương 1, tác giả giới thiệu tổng quát về nhận diện thương hiệu, tập trung giải thích nhận diện thương hiệu là gì và được cấu thành như thế nào. Quy trình nhận diện thương hiệu gồm bao nhiêu giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm có những thành
phần nào. Đặc biệt, tác giả trình bày tầm quan trọng của nhận diện thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc xác định vai trò và vị trí của nhận diện thương hiệu trong chức năng và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Đối với một số doanh nghiệp chưa có tổ chức phòng thương hiệu thì công việc quản trị nhận diện thương hiệu trực thuộc phòng marketing, do đó tác giả cũng phân tích mối quan hệ giữa nhận diện thương hiệu và 4P trong marketing mix để thấy rõ sự liên kết, phối hợp chặt chẽ của nhận diện thương hiệu và các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm.
- Chương 2: Định vị hình ảnh thương hiệu
Thuật ngữ định vị không còn quá xa lạ đối với marketing và thương hiệu, nhưng với góc nhìn của nhận diện thương hiệu thì định vị nghiêng về đối tượng khách hàng
thương hiệu BI Việt Nam như thế nào và gồm có bao nhiêu giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn không chỉ dừng lại ở phần giới thiệu mà tác giả đã trình bày liệt kê nhiều tiêu chí thiết lập định vị cũng như cách thức lựa chọn tiêu chí định vị, để các nhà quản trị thương hiệu có thể tham khảo và chọn lựa phù hợp với sản phẩm kinh doanh của
mình. Bên cạnh đó, có những lưa ý hay hướngdẫn cách thức thực hiện quy trình định vị được trình bày ngắn gọn, liệt kê ý nên sẽ dễ dàng vận dụng nhanh vào công việc thực tế.
- Chương 3: Bản vẽ tạo dáng thương hiệu
Thiết lập bản vẽ tạo dáng thương hiệu hay bản vẽ mô phỏng hình ảnh thương hiệu là khái niệm tương đối mới trong lĩnh vực marketing và thương hiệu, nhưng về nội dung bên trong thì gồm có các thành phần thuộc quản trị thương hiệu: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, bản sắc thương hiệu... được tác giả hệ thống lại thành sơ đồ để dễ dàng áp dụng vào xây dựng và phát triển thương hiệu trong thực tế. Thiết lập bản vẽ tạo dáng thương hiệu là giai đoạn tiếp theo sau khi đã định vị hình ảnh thương hiệu, nó là nền tảng để bắt đầu giai đoạn thiết kế dấu hiệu nhận biết thương hiệu. Bản vẽ mô phỏng hình ảnh thương hiệu có hai thành phần chính: Nền tảng thương hiệu và bản sắc thương hiệu. Nền tảng thương hiệu là những giá trị cốt lõi của chiến lược thương hiệu, còn bản sắc thương hiệu là những tiêu chí tạo nên sự nhận biết và phân biệt giữa thương hiệu này với thương hiệu khác.
- Chương 4: Xây dựng thương hiệu qua giác quan
Nghiên cứu tâm lý học thần kinh cho thấy quá trình ghi nhớ thương hiệu của não bộ là do các cơ quan cảm giác tiếp nhận thông tin và truyền đến não xử lý để tạo thành trí nhớ thương hiệu. Do đó, nghiên cứu 5 giác quan cảmgiác của con người trở nên cần thiết trong thiết dấu hiệu nhận biết thương hiệu: nghiên cứu thị giác giúp thiết kế dấu hiệu nhận biết thương hiệu qua hình ảnh (chữ viết, sắc hiệu, logo...), thính giác
là cơ sở thiết kế âm hiệu; khứu giác cơ sở thiết kế mùi hiệu...Đây là phần kiến thức thuộc tâm lý học ứng dụng trong marketing (tâm lý marketing), do đó nội dung chương này, tác giả trình bày ở mức độ khái quát đủ cơ sở để vận dụng vào thiết kế dấu hiệu nhận biết thương hiệu ở chương tiếp theo.
- Chương 5: Thiết kế dấu hiệu nhận biết thương hiệu
Đây là nội dung trọng tâm của sách thiết kế nhận diện thương hiệu (phần 1),
trong chương 5 tác giả trình bày các công cụ dùng để nhận biết thương hiệu: Tên hiệu, sắc hiệu, slogan, logo, icon logo, âm hiệu, avatar logo, mùi hiệu, xúc hiệu với cách thể hiện chi tiết, ngắn gọn dễ hiểu và sinh động cộng thêm nhiều hình ảnh minh họa sẽ cuốn hút người đọc. Nội dung sách không dừng lại ở giới thiệu mô tả mà tác giả còn trình bày cách thức đặt tên thương hiệu, lựa chọn sắc hiệu,phương pháp thiết kế logo...Do đó, người đọc dễ dàng và ứng dụng nhanh vào công việc hiện tại. Nội dung thiết kế dấu hiệu nhận biết thương hiệu là tài liệu rất cần thiết cho người đọc đang học hay làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, quản trị thương hiệu hay
marketing.
- Chương 6: Hướng dẫn sử dụng dấu hiệu nhận biết thương hiệu
Nội dung trọng tâm chương 6 là những quy định hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu nhận biết thương hiệu trong môi trường gắn nhãn. Trong khi, giai đoạn thiết kế dấu hiệu nhận biết thương hiệu cần sáng tạo, khác biệt, phù hợp với định vị thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu thì giai đoạn này các dấu hiệu nhận biết thương hiệu cần phải có hệ thống những qui định chuẩn mực về nhận diện thương hiệu. Những quy định này có thể là: quy định sử dụng tên hiệu, sắc hiệu, logo, icon logo, âm hiệu, avatar logo, mùi hiệu... Chính sự đồng bộ, thống nhất về hình ảnh thương hiệu trong truyền thông giúp cho thương hiệu trở nên chuyên nghiệp và người tiêu dùng nhận thức thương hiệu dễ dàng hơn.
Hình 3.1 Hình ảnh demo sản phẩm sách “Thiết kế nhận diệnthương hiệu”
3.1.2. Hình thức trình bày và in ấn
Sách “Thiết kế nhận diện thương hiệu” được trình bày theo cách thức: Phân ý –sơ đồ hóa –hình ảnh minh họa, với phong cách thiết kế: Vector art + Body Text và
được phối màu mỗi chương 1 màu luân chuyển theo nguyên tắc 7 sắc. Ngôn ngữ là tiếng Việt.
Được in trên giấy có trọng lượng nhẹ, định lượng 80gam, kích thước A4, tổng số trang là 230 trang. Sách được may chỉ dán keo, bìa carton cứng bồi giấy C hay
simili.
Trong lần xuất bản đầu tiên này, dự kiến số lượng xuất bản 2000 cuốn. Với giá
bán sách là 450,000 đồng/cuốn.
3.1.3. Giá trị nội dung sách
Sách giúp người đọc có cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết các vấn đề về nhận diện thương hiệu, đồng thời được trình bày theo quy trình triển khai thực tế nên dễ dàng áp dụng vàothiết kế nhận diện thương hiệu.
Nội dung được viết theo cách liệt kê ý, ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động tạo cảm giác cuốn hút đọc sách. Nó là tài liệu cần thiết cho doanh nghiệp đã và đangxây dựng, phát triển thương hiệu, hỗ trợ đắc lực cho khởi nghiệp một cách bài bản về xây dựng
thương hiệu và là tài liệu tham khảo, giảng dạy trong các trường đại học chuyên về
marketing, thương hiệu.
3.1.4. Lĩnh vực nội dung ứng dụng trong sách: Marketing –Thương hiệu – Đồ họa
Nội dung sách “Thiết kế nhận diện thương hiệu” sẽ được áp dụng trong ba lĩnh vực là Marketing, Thương hiệu và Thiết kế đồ họa.Cụ thể, nó là cẩm nang hỗ trợ cho việc lập kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng marketing hay thiết kế đồ họa 2D và 3D về thương hiệu.
PODs:
- Nội dung ngắn gọn và được trình bày dưới hình thức sơ đồ hóa logic. - Chất liệu làm bìa, thiết kế sách cực kì ấn tượng thu hút người đọc. - Nội dung hai trong một, sự kết hợ giữa brand và design.
USP:
Sách tích hợp kiến thức thương hiệu và thiết kế một cách đầy đủ chính xác dưới hình thức sơ đồ hóa bằng cách trình bày chuyên nghiệp theo nguyên tắc 7 sắc giúp người đọc tiết kiệm thời gian không lang mang và dễ hiểu.
3.1.5. Khách hàng mục tiêu
Sau khi phân tích thị trường và dựa vào tính chất, đặc điểm sản phẩm thì dưới đây là khách hàng mục tiêu của sản phẩm mà công ty xác định:
- Doanh nghiệp (Lớn, vừa, nhỏ): Nhân viên, chuyên viên, trưởng phòng, giám đốc.
- Doanh nghiệp khởi nghiệp: Bước đầu chuẩn hóa về thương hiệu và
marketing.
- Hiệp hội kinh doanh hay khởi nghiệp.
- Các trường học: tài liệu tham khảo cho sinh viên kinh tế và thiết kế.
- Sinh viên ngành kinh tế: Marketing, thương hiệu, quản trị kinh doanh tổng hợp
- Sinh viên ngành thiết kế: Thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện, mỹ thuật ứng ụng.
Họ có độ tuổi từ 18 trở lên, có thu nhập mức trung bình trở lên và sinh sống và làm việc tại TPHCM. Họ có nhu cầu tìm kiếm và học hỏi cập nhật kiến thức về marketing, thương hiệu để phục vụ việc học tập hay nhu cầu công việc.
Trong đó, ta có thể phân các khách hàng mục tiêu trên thành ba nhóm khách hàng sau: khách hàng sử dụng, khách hàng mua hàng, khách hàng đại lý và trung
gian.
3.1.5.1.Khách hàng sử dụng (Consumer)
Họ là Sinh viên, nhân viên văn phòng, giám đốc ngành: Marketing, thiết kế, quản trị kinh doanh. Đang sinh sống và học tập hay làm việc trong lĩnh vực marketing hay thiết kế liên quan tới thương hiệu tại TPHCM. Họ có thói quen đọc sách, đọc báo để tìm hiểu thông tin, học tập trau dồi kiến thức về thương hiệu nhằm phục vụ cho việc học hay công việc của mình. Họ có thu nhập mức trung bình trở lên.
Họ mong muốn tìm kiếm các đầu sách cung cấp kiến thức đầy đủ chuẩn xác về thương hiệu 1 cách rõ ràng chi tiết và thiết thực nhất. Các cuốn sách hay, nội dung ngắn gọn và sát thực tế, khôngnhàm chán. Họ luôn dành một khoản tiền để mua sách cung cấp kiến thức nhưng giá phải vừa với túi tiền. Trừ khi nó quá thiết thực đáng đồng tiềnhọ mới chi số tiền 450,000 VNĐđể mua sản phẩm của công ty.
Họ đọc sách và sẽ tự thống kê chuỗikiến thức học được ở trường, ở công việc, rất tốn công và mất thời gian chưa kể đến tính chính xác của thông tin. Khi mua sản phẩm này nó như cuốn cẩm nang gối đầu giường. Nội dung được xâu chuỗi logic, ngắn gọn và được trình bày hấp dẫn mắt nhìn một cách chính xác và đặc biệt kết hợp với kiến thức vận dụng thiết kế chỉ trong 1 cuốn sách.
3.1.5.2.Khách hàng mua hàng (Shopper)
Khách hàng mua hàng có thể là:
- Nhân viên, chuyên viên, trưởng phòng, giám đốc ngành: Marketing, thiết kế, quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa lớn và nhỏ.
- Các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp, sinh viên chuyên ngành: marketing, thương hiệu, quảng trị kinh doanh tổng hợp và sinh viên ngành thiết kế: thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện, mỹ thuật ứng dụng.
Họ đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Họ luôn đi đầu cập nhật, xu hướng, tình hình kiến thức thương hiệu hay mới nhất, mộtcách nhanh chóng để phổ cập đến các thành viên trong hiệp hội, sinh viên trong trường học hỏi, tránh lạc hậu duy trì tổ chức. Họ sẵn sàng chi trả tiền để mua được kiến thức hay. Họ mua để họ sử dụng, hoặc tổ chức, thành viên trong tổ chức sử dụng.
3.1.5.3.Khách hàng đại lý và trung gian (Customer)
Các doanh nghiệp kinh doanh sách,nhà sách. Họ làm trong lĩnh vực phân phối và bán sách. Họ có mạng lưới phân phối và khách hàng sẵn. Họ mua số lượng lớn và
bán lại ra. Họmua đi bán lại để hưởng lợi ích như: như lợi ích từ tiền lời hay lợi ích công việc của họ hiệu quả hơn. Ví dụ: Họ lời từ chiết khấu theo doanh số bán ra (mua
sỉ giá thấp bán ra giá cao hơn), và song song họ cập nhật các đầu sách/ sản phẩm có chất lượng để khẳng định danh tiếng thương hiệu của mình- để khách hàng có thể tìm thấy sách mới hay nhất thì nghĩ ngay tới họ. Ví dụ như Tiki, nhà sách Fahasha, nhà sách kinh tế,…
3.1.6. Giới thiệu mô hình kinh doanh sách
Mô hình kinh doanh sách “Thiết kế nhận diện thương hiệu” là mô hình kinh