Thực trạng công tác bố trí mặt bằng sản xuất tại Công ty Cổ phần Tổng

Một phần của tài liệu THNN2-FINAL (Trang 32 - 40)

5. Cấu trúc của báo cáo:

2.1.2 Thực trạng công tác bố trí mặt bằng sản xuất tại Công ty Cổ phần Tổng

công ty may Đồng Nai (Donagamex):

2.1.2.1 Phân tích hệ thống sản xuất của Donagamex

Vì mỗi xí nghiệp sản xuất của công ty có đặc thù riêng cho nên hệ thống sản xuất cũng được hình thành trên nguyên tắc phù hợp với đặc thù của nó.

Tại xí nghiệp Mành hệ thống sản xuất được hình thành theo nguyên tắc chuyên môn hoá công nghệ. Theo nguyên tắc này mỗi phân xưởng sẽ đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính của mình. Cụ thể như sau: Sợi sau khi được xe sẽ chuyển sang công đoạn dệt mành, vải mành sau khi dệt sẽ được chuyển vào kho bán thành phẩm và sản phẩm chính hoàn thành sau khi vải mành được nhúng keo.

Ưu điểm của nguyên tắc này là công ty có khả năng thích ứng cao với sự biến động về thị trường sản phẩm, công tác quản lý kỹ thuật chuyên môn đơn giản. Nhưng với nguyên tắc này tổ chức phối hợp giữa các đơn vị sản xuất rất phức tạp khi phải gia công nhiều loại sản phẩm làm chi phí vận chuyển nội bộ tăng, dự trữ vật tư bán thành phẩm trong sản xuất lớn và chu kỳ sản xuất kéo dài.

Tại xí nghiệp May, xí nghiệp Vải không dệt:

Hình 0.2 Xí nghiệp may

Hệ thống sản xuất được hình thành chuyên môn hóa sản phẩm. Theo nguyên tắc này tổ chức sản xuất trở nên đơn giản hơn, chu kỳ sản xuất ngắn, chuyên môn hóa lao động sâu nên trình độ tay nghề của người lao động thấp nhưng năng suất lao động cao cho phép công ty có thể tiết kiệm chi phí tiền lương trực tiếp. Tuy nhiên với nguyên tắc này quản lý kỹ thuật trở nên phức tạp, chi phí đầu tư, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị thường rất lớn vì các thiết bị chuyên dùng sản xuất từng loại sản phẩm.

2.1.2.2 Nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất của Donagamex

Bố trí mặt bằng sản xuất là sự sắp xếp bố trí các yếu tố của hệ thống sản xuất bao gồm các phân xưởng sản xuất chính, phụ, các bộ phận phục vụ mang tính chất sản xuất trên một không gian diện tích nhất định đã được biến đổi thích hợp. Công ty đã sắp xếp bố trí các phân xưởng sản xuất dựa trên nguyên tắc sau:

Tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất: Thứ tự các phân xưởng được sắp xếp theo trình tự của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm; sản phẩm đi qua

phân xưởng nào trước thì phân xưởng đó được bố trí gần kho nguyên liệu; phân xưởng cuối cùng mà sản phẩm phải đi qua sẽ nằm gần kho thành phẩm; hai phân xưởng có quan hệ trực tiếp trao đổi sản phẩm cho nhau sẽ được bố trí cạnh nhau. Để thuận lợi cho việc vận chuyển, kho nguyên liệu và kho thành phẩm thường được bố trí gần đường giao thông chính bên ngoài doanh nghiệp.

Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất: Quy luật phát triển thường dẫn đến tăng sản lượng sản xuất hoặc đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đưa vào sản xuất thêm các loại sản phẩm khác, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất. Vì vậy, ngay từ khi chọn địa điểm và bố trí mặt bằng sản xuất phải dự kiến khả năng mở rộng trong tương lai.

Đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động: Khi bố trí mặt bằng đòi hỏi phải tính đến các yếu tố về an toàn cho người lao động, máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho công nhân. Mọi quy định về chống ồn, bụi, chống rung, chống nóng, chống cháy nổ... phải được tuân thủ. Trong thiết kế mặt bằng phải đảm bảo khả năng thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Các phân xưởng sinh ra nhiều bụi, khói, hơi độc, bức xạ có hại... phải được bố trí thành khu nhà riêng biệt và không được bố trí gần sát khu vực có dân cư. Các kho chứa vật liệu dễ cháy dễ nổ phải bố trí xa khu vực sản xuất và phải trang bị các thiết bị an toàn phòng chữa cháy nổ. Những thiết bị gây ra rung động lớn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không nên đặt cạnh các thiết bị có giá trị lớn... Không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên sinh thái, môi trường văn hóa – xã hội ở khu vực tại địa điểm để sản xuất.

Tận dụng hợp lý không gian và diện tích mặt bằng: Sử dụng tối đa diện tích mặt bằng hiện có sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí thuê mặt bằng. Điều này không chỉ áp dụng đối với diện tích sản xuất mà còn áp dụng cả đối với diện tích kho hàng. Việc tận dụng tối đa diện tích không chỉ đề cập đến diện tích mặt sàn tính theo m2 mà còn tính cả đến không gian hiện có. Trong nhiều nhà máy, ngày nay đã sử dụng những băng tải trên cao làm thiết bị của kho tàng.

Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống. Bố trí mặt bằng phải xét đến khả năng thay đổi và các thiết bị phải được bố trí làm sao để có thể thực hiện được những thay đổi đó với chi phí thấp nhất hay không làm rối loạn quy trình sản xuất.

Đảm bảo cho việc sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì các máy móc thiết bị được thuận lợi, dễ dàng, không làm ảnh hưởng đến thời gian và tiến độ công việc của các bộ phận hay công việc khác trong cùng mặt bằng sản xuất.

Tránh hay giảm tới mức tối thiểu trường hợp nguyên vật liệu đi ngược chiều: Vận chuyển ngược chiều không những làm tăng cự ly vận chuyển mà còn gây ùn tắc các kênh vận chuyển vật tư.

Tiết kiệm đất đai: phải cân đối giữa mật độ xây dựng và mật độ sử dụng diện tích.

2.1.2.3 Kiểu bố trí mặt bằng sản xuất của Donagamex:

Yêu cầu đối với công tác bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là cung cấp đủ năng lực sản xuất, giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, dễ giám sát, bảo trì, tang cường gắn bó, hợp tác giữa các bộ phận,…

Công ty cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai hiện có trụ sở tại Đường số 2 - Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.894,73 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tổng Công ty May Đồng Nai nằm ở Khu Công nghiệp Biên Hòa 1 (trước đây là khu kỹ nghệ Biên Hòa) nằm ở phường An Bình, thành phố Biên Hòa, giáp sông Đồng Nai. Vị trí này rất thuận lợi cho Tổng Công ty, gần Tp.HCM, gần hệ thống tuyến đường huyết mạch quốc lộ 1A, quốc lộ 51; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế của Tổng Công ty.

Với tổng diện tích mặt bằng là 80.000m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 45.000m2, khu vực văn phòng làm việc với diện tích 8.000m2, đường nội bộ sân bãi là 15.00m2, diện tích cây xanh đất trống là 12.000m2.

Qua sơ đồ trên ta có thể thấy rằng mặt bằng của Công ty được bố trí gồm: Khu vực văn phòng gồm 2 tầng: tầng dưới gồm phòng Nghiệp vụ, phòng Kế toán, phòng Phó Giám đốc; tầng trên là phòng Giám đốc và phòng họp với tổng diện tích gần 8000m2. Trong mỗi phòng ban được bố trí gọn gàng, mỗi nhân viên có một bàn làm việc với một máy tính, đảm bảo cho các nhân viên có được sự thoải mái về không gian làm việc. Các phòng ban được sắp xếp gần nhau đảm bảo các thông tin

cần thiết cho quá trình sản xuất được cung cấp một cách nhanh chóng. Đồng thời, xưởng may cũng được xây dựng tại trụ sở Công ty nên Ban lãnh đạo Công ty dễ dàng nắm bắt tình hình hoạt động tại xưởng để có những chính sách biện pháp đưa xưởng hoạt động theo mục tiêu mà Công ty đặt ra ban đầu. Hơn nữa, khu vực văn phòng này được thiết kế cách xưởng sản xuất một khoảng đủ lớn để nhân viên làm việc không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn tại xưởng.

Khu vực sản xuất gồm kho nguyên phụ liệu với diện tích 700m2, xưởng may với tổng diện tích 45000m2. Kho nguyên phụ liệu được xây dựng sát ngay bên cạnh cạnh xưởng may nên việc vận chuyển đến khu vực sản xuất được thuận tiện hơn, tránh việc tạm ngừng sản xuất do chờ đợi vận chuyển nguyên vật liệu đến.

Bộ phận kỹ thuật được thiết kế sát với bộ phận may và cắt để tiện cho sửa chữa máy móc thiết bị khi máy có vấn đề kỹ thuật, tránh việc ứ đọng hàng hóa cho các khâu kế bên ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất của công ty.

Bộ phận kiểm tra chất lượng thành phẩm được thiết kế nằm giữa bộ phận may và bộ phận đóng gói. Việc bố trí này khá là phù hợp với quá trình hàng được đưa vào kho đến khi thành phẩm bởi vì khi bộ phận may xong thành phẩm rồi sẽ chuyển ngay qua khâu kiểm tra, bộ phận kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra kỹ chi tiết thành phẩm nếu đạt sẽ chuyển ngay qua bộ phận xếp hàng và đóng gói, nếu chưa đạt thì sẽ trả về bộ phận may để sửa lại chi tiết còn lỗi.

Hình 2.4 Kho nguyên phụ liệu tại xưởng

Đây là nơi lưu trữ nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay Công ty chưa có kho chứa thành phẩm nên kho nguyên phụ liệu của Công ty cũng chính là kho thành phẩm. Do đó, việc cất giữ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do không đủ diện tích để chứa, hơn nữa khó khăn cho việc kiểm kê và xuất hàng.

Xưởng may:

Hình 2.5 Xưởng may của công ty

Gồm 3 bộ phận là bộ phận cắt, bộ phận may và bộ phận bao bì đóng gói. Công ty tiến hành bố trí mặt bằng tổ chức sản xuất theo dây chuyền sản xuất sản phẩm. Bộ phận may của Công ty được bố trí thành 10 chuyền may, mỗi chuyền may có khoảng

sản phẩm. Thường thì đầu ra của chuyền trước sẽ là đầu vào của chuyền sau, vì vậy công nhân trên mỗi chuyền chỉ thực hiện một số thao tác nhất định, được lặp lại hằng ngày nên công nhân không cần đòi hỏi có kỹ năng, huấn luyện nhiều cũng như không cần sự giám sát hoạt động. Bố trí các chuyền may sát nhau giúp cho quá trình vận chuyển chi tiết sản phẩm được thuận tiện và nhanh chóng, giúp giảm thiểu thời gian hao phí do vận chuyển. Tuy nhiên, bố trí sản xuất sản phẩm theo dây chuyền dễ gây cho công nhân sự nhàm chán vì tính chất lặp lại của các thao tác.

Ngoài ra, trong xưởng may các bộ phận không tách rời nhau mà chỉ ngăn cách nhau bởi bức tường, do đó sản phẩm của bộ phận cắt sẽ nhanh chóng được chuyển sang bộ phận may để bộ phận may tiến hành may lắp rắp sản phẩm sau đó nhanh chóng chuyển qua bộ phận đóng gói, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, diện tích tại bộ phận đóng gói còn nhỏ (hơn 200m2) nên khó khăn cho các tổ trưởng trong việc kiểm kê hàng, quản lý bán thành phẩm và thành phẩm.

Khu vực nhà ăn:

Hình 2.6 Khu vực nhà ăn của nhân viên công ty

Với diện tích hơn 250 m2, thoáng mát, được bố trí đối diện với xưởng may, gần sát dãy nhà văn phòng nên công nhân không phải tốn nhiều thời gian đi lại để có thể tranh thủ thời gian đó nghỉ ngơi, chuẩn bị cho ca làm việc tiếp theo. Tuy nhiên, khu vực nhà ăn của Công ty còn thiết kế đơn giản, lại được xây gần sát đường nên vào giờ tan tầm, phương tiện qua lại nhiều, bụi bặm nhiều, ảnh hưởng đến bữa ăn của

Một phần của tài liệu THNN2-FINAL (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w