NHỮNG MẶT HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu THNN2-FINAL (Trang 91 - 93)

5. Cấu trúc của báo cáo:

3.2 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ

3.2.1 Về công tác bố trí mặt bằng

Các bộ phận trong khu vực sản xuất được ngăn cách nhau một cách đơn giản nên khó khăn trong việc kiểm kê hàng hóa.

Diện tích cho bộ phận đóng gói còn nhỏ nên gây khó khăn cho việc kiểm kê sản phẩm, quản lý thành phẩm và bán thành phẩm.

Nhà ăn còn thiết kế đơn giản, chưa có tường bao quanh, lại được xây dựng gần sát với đường nên vào giờ tan sở, phương tiện qua lại nhiều, bụi bặm nhiều ảnh hưởng đến bữa ăn của người lao động.

Chưa có kho thành phẩm nên việc bảo quản chờ ngày xuất hàng, kiểm kê và quản lý các thành phẩm này gặp nhiều khó khăn.

Chưa xây dựng được khu nhà tập thể cho người lao động để họ có thể nghỉ trưa hay ở lại sau những giờ tăng ca về muộn.

3.2.2 Về công tác quản lý chất lượng

Việc kiểm tra chưa hợp lý và tình trạng lỗi chất lượng dẫn đến phải khắc phục trước khi sang công đoạn kế tiếp hay phải quay lại công đoạn trước đó xử lý dẫn đến trễ tiến độ sản xuất.

Công tác triển khai các hoạt động kiểm tra chất lượng còn nhiều hạn chế dẫn đến công nhân không mấy quan tâm đến chất lượng.

Tuy công ty có hướng dẫn khuyến khích công nhân sản xuất tự kiểm tra sản phẩm của mình nhưng vẫn chưa chặt chẽ.

Việc thống kê chất lượng sản phẩm chủ yếu dựa vào các bảng biểu đơn giản, thống kê nhằm tìm ra số lượng bị sai lỗi chưa hướng đến việc tìm nguyên nhân chính gây ra lỗi hoặc tìm cách ngăn ngừa lỗi xảy ra.

3.2.3 Về công tác tổ chức sản xuất

Khách hàng cung cấp nguyên phụ liệu không đúng hẹn. Sự không chủ động về nguồn nguyên liệu này đôi khi phải chuyển đổi công việc trên chuyền để không làm ngưng động công việc làm cho quy trình đã được xây dựng bị thay đổi, làm trễ thời gian so với dự kiến trước đó.

Thời gian thực hiện lớn hơn thời gian kế hoạch, do thời gian trống giữa các công đoạn còn nhiều, thời gian chờ dài.

Cũng giống như tình trạng chung của ngảnh dệt may Việt Nam chưa chú trọng đến khâu thiết kế mẫu mã. Hiện nay công ty vẫn chưa có bộ phận thiết kế mẫu sản phẩm riêng cho công ty mà chỉ là tổ kỹ thuật chuyên thực hiện theo yêu cầu mẫu của khách hàng.

Công ty phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài, nên khi thị trường xuất khẩu gặp hạn chế do dịch Covid thì công ty loay hoay tìm nguồn cầu cho sản phẩm.

3.2.4 Về công tác hoạch định nguyên vật liệu

Xác định nhu cầu chưa chính xác, gây ra nhiều bất lợi cho công ty, khi thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất sẽ gây ra gián đoạn cho sản xuất. Công tác xây dựng định mức hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. bởi sản phẩm của công ty nhiều chủng loại, đôi khi đơn hàng không cố định. Hơn nữa, sản phẩm lại đòi hỏi độ chính xác và chất lượng đạt tiêu chuẩn. Do đó, nhiều khi nguyên vật liệu sử dụng quá định mức cho phép gây lãng phí khó kiểm soát. Việc xây dựng và sửa đổi định mức vẫn chưa bám sát điều kiện thực tế, đặc biệt là về máy móc thiết bị, tổ chức sản xuất và trình độ lao động.

Việc cấp phát sử dụng nguyên vật liệu theo định mức sử dụng nhằm tránh lãng phí nguyên vật liệu nhưng đôi khi lại dẫn đến khó khăn cho các phân xưởng sản xuất khỉ định mức thiếu hay chất lượng không đảm bào. Khi đó, để được cấp phát nguyên

vật liệu thì phải làm thủ tục xin cấp thêm, điều đó làm mất thời gian và gây gián đoạn trong sản xuất.

Khối lượng nguyên vật liệu nhập về rất lớn và do bộ phận tiếp nhận còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên công tác tiếp nhận mới chỉ đáp ứng được vấn đề kiểm tra về mặt số lượng nguyên vật liệu, còn về chất lượng của nguyên vật liệu vẫn còn thiếu sót là không thể tránh khỏi

Trong quá trình sử dụng lượng nguyên vật liệu bị hao hụt bởi các sản phẩm hư hỏng, sai lệch với định mức.

Công ty còn gặp khó khăn từ phía nhà cung ứng, cơ quan cấp trên khi nguồn nguyên liệu trong nước còn thiếu, việc mua nguyên vật liệu lại phải được sự đồng ý của cấp trên nên gây ảnh hưởng đến sản xuất

Một phần của tài liệu THNN2-FINAL (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w