5. Cấu trúc của báo cáo:
2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NGUYÊN VẬT LIỆU
2.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hoạch định nguyên vật liệu
2.4.1.1 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
a) Tình hình thị trường
Vào năm 2020, khi đại dịch Covid-19 càn quét, cũng là lúc ngành dệt may đối mặt với “cú sốc kép”. Cú sốc đầu tiên là vào tháng Giêng, khi dịch mới bùng phát, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị đứt nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc. Cú sốc thứ hai vào tháng Ba, khi nguồn cung được nối lại thì cũng là lúc dịch bùng phát mạnh ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản (những thị trường chiếm khoảng 65% kim ngạch xuất khẩu), thị trường xuất khẩu dệt may gần như đóng băng, đơn hàng bị đề nghị giãn, hoãn hoặc hủy. Chính vì xuất khẩu thành phẩm giảm nên nhập khẩu nguyên liệu cũng giảm tương ứng. Trong 5 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu vải đạt 4,7 tỷ USD, giảm 14,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 2,2 tỷ USD, giảm 12,3%.
Donagamex cũng đã tính đến việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu mới, nhưng việc này không hề dễ. Nếu thay bằng hàng trong nước thì cũng phải đặt hàng rất lâu. Để làm được một tấm vải từ chọn sợi, dệt, nhuộm,... phải mất 3 - 4 tháng mới có thể có sản phẩm thay thế.
Hằng năm Việt Nam nhập khẩu 60% vải, 55% xơ sợi và 45% phụ liệu từ thị trường Trung Quốc để phục vụ sản xuất. Mặc dù Donagamex đang tích cực tìm kiếm nguồn cung khác từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản,... song các nguyên, phụ liệu từ các nguồn cung này chưa đa dạng, phong phú về mẫu mã và khó đáp ứng các đơn hàng nhỏ lẻ, thậm chí giá cao hơn nguồn hàng từ Trung Quốc,...
Tuy nhiên, để biến thách thức thành cơ hội, Công ty Cổ phần Tổng công ty May Đồng Nai đã tập trung sản xuất vải không dệt (cung cấp cho các Doanh nghiệp may khẩu trang) và trực tiếp sản xuất khẩu trang phục vụ cho việc phòng chống dịch bên cạnh việc sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Bình quân mỗi ngày công ty sản xuất 40 tấn vải không dệt cung cấp cho các doanh nghiệp may khẩu trang và sản xuất tại chỗ 1.000.000 khẩu trang/ngày và 300.000 bộ đồ phòng dịch để cung cấp ra thị trường. Do đã chủ động từ trước tết nên hiện tại đơn hàng của công ty đã có đến hết tháng 6.2020. Ngoài sản xuất khẩu trang và may mặc xuất khẩu, công ty đang đầu tư máy móc, thiết bị để mở rộng sản xuất thêm quần áo bảo hộ cho bác sĩ, nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch.
Hiện tại, số đơn hàng dệt may đã tăng trưởng trở lại trong những tháng đầu năm 2021, sau khi vaccine phòng dịch Covid-19 dần được tiêm đại trà. Doanh nghiệp dệt may kỳ vọng những cơ hội thị trường sẽ giúp ngành vượt qua khó khăn, từng bước tìm lại doanh thu như giai đoạn trước khi dịch bùng phát. Cơ hội tăng xuất khẩu sang châu Âu đã tạo “chất xúc tác” để các nhà sản xuất nguyên phụ liệu mạnh dạn bỏ vốn đầu tư nhà máy, chuẩn bị và cung ứng nguyên phụ liệu "made in Vietnam" nhiều hơn. Công tác may mặc tại công ty cũng dần trở nên ổn định trở lại, hoạt động cung cấp nguyên vật liệu cũng không còn bị gián đoạn, từ đợt dịch Covid vừa rồi công ty đã đề xuất một số phương án phòng ngừa thông qua việc tồn kho nguyên vật liệu cũng như tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu thay thế khác.
b) Nhà cung cấp
Để tổn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải quan hệ với các nhà cung ứng khác nhau. Những nhà cung ứng là các doanh nghiệp và các cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào cần thiết để doanh nghiệp có thể xuất được các sản phẩm hàng hỏa và dịch vụ nhất định. Đối với Donagamex nhà cung ứng chính là các doanh
nghiệp cung cấp vài, sợi, máy khẩu, kim, chi thị trưởng lao động. Bất kỳ 1 sự biển đổi nào từ phía người cung ứng sớm hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp cũng sẽ tác động đến việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Các nhà cung ứng chính là người cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp, do vậy ảnh hướng trực tiếp đến giả thành sản phẩm đến khả năng của sản phẩm trên thị trường. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc phải chịu sự chi phối của thị trưởng nguyên liệu thể giới bởi 80% nguyên liệu sử dụng là nhập khẩu, 20% là thu mua trong nước. Mặc dù quỹ đất trồng bông của nước ta là khá lớn xấp xi 200000 ha nhưng năng suất trồng bông của ta mới chi đáp ứng được 10%- 15% nhu cầu dệt.
Do các doanh nghiệp may mặc của ta phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng . Vì vậy các nhà cung ứng thường gây áp lực về giá cả ,chất lượng nguồn đầu vào. Để đảm báo nguồn cung ứng ổn định, có chất lượng, giá cả phải chăng thì vấn đề đặt ra đổi với Donagamex là: đa dạng hóa nhà cung ứng, tăng cường mối quan hệ kinh tế tạo điểu kiện lần nhau trong việc tạo nguồn nhiên liệu như tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu ngay tại thị trường nội địa, quy hoạch vùng trồng bông. dâu nuôi tằm, hợp tác chặt chẽ với các ngành nông - lâm nghiệp để giải quyết vấn đề nguyên liệu
2.4.1.2 Yếu tố bên trong doanh nghiệp.
a) Khả năng của doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực
Tổng số lao động trên 4.000 cán bộ, công nhân viên. Trong đó trên 3.000 công nhân may lành nghề.
- Vật lực
Tổng số máy móc thiết bị: Trên 4.000 máy móc, thiết bị hiện đại, chuyên dùng được sản xuất từ Nhật, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan.
- Số nhà máy sản xuất
+ 1 xưởng thêu vi tính và chần gòn. + 1 xưởng ép keo.
+ Diện tích đất đai Công ty: 80.000 m2.
Nhờ vào đó, hàng năm doanh nghiệp có thể sản xuất ra: 1.500.000 áo Jacket, 2.000.000 Áo sơ mi, 1.200.000 quần, 1.000.000 Bộ thể thao, Bộ bảo hộ lao động, 800.000 chiếc quần áo thời trang khác.
Cùng với đó năm 2020 vốn điều lệ tăng thêm 20.598.000 đồng tạo điều kiện cho Công ty tăng quy mô sản xuất, có nhiều đơn hàng, nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, khôi phục lại tình hình Công ty sau dịch bệnh.
b) Công nghệ - kỹ thuật
Dệt may đang là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta. Tự động hóa sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm là xu thế hiện nay, được các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành may - ngành sử dụng nhiều lao động - đang thực hiện. Thời gian qua, các doanh nghiệp may rất khó tuyển dụng lao động, trong khi đối tác ngày càng đòi hỏi khắt khe về mẫu mã, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. “Đẩy mạnh tự động hóa nhằm đảm bảo yêu cầu đổi mới, hiện đại, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và đáp ứng Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu mà các Công nghiệp may nói chung, và Donagamex nói riêng không thể đứng ngoài.
Donagamex đã dành khoản kinh phí khoảng 40 tỷ đồng để chuyển đổi, đầu tư hệ thống máy móc thay thế sức lao động của con người. Hiện nay, trang thiết bị của công ty từ máy tuyển vải, máy may lập trình, ép sympatex, hệ thống mổ túi tự động, hệ thống treo tự động, nhồi lông vịt, cắt và kiểm vải đều đã được thay mới bằng các trang thiết bị hiện đại. Cũng nhờ những thay đổi này, năng lực sản xuất của công ty được cải thiện rõ rệt. Mỗi năm, công ty có thể sản xuất 1,5 triệu áo jacket, 2,5 triệu áo sơ mi, 1,2 triệu quần, 1 triệu bộ thể thao và bảo hộ lao động, 800 nghìn đầm, váy, 300 nghìn bộ vest và nhiều sản phẩm thời trang khác.
Mặt khác, khi đưa máy móc hiện đại vào sản xuất, Donagamex chỉ mất 1 tuần đào tạo thực hiện các thao tác trên máy, không mất nhiều thời gian so với đào tạo công nhân may. Quan trọng, các loại máy này giảm nhiều thao tác, công đoạn, giúp công nhân làm việc nhanh và chuyên nghiệp hơn. Nhờ vậy, mỗi năm, Donagamex giảm từ 15 - 20% lao động, năng suất tăng trên 20%. Đặc biệt, từ năm 2018, khi áp dụng máy may lập trình, tự động, năng suất tăng lên từ 40 - 50% so với trước.
Giữ vững được những lợi thế mà công nghệ kỹ thuật mang lại, cho đến nay Donagamex vẫn duy trì phong thái, và đã tạo được uy tín về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đứng vững trong 3 thị trường lớn là: Mỹ (47%), Nhật (35%), châu Âu (14%), thị phần tại các thị trường khác tương đương khoảng 4% tổng giá trị xuất khẩu hàng năm của tổng công ty. Từ đó công tác nguyên vật liệu cũng ngày càng phát triển hơn, mang mại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhưng bên cạnh đó cũng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc quản lý nguyên vật liệu.
Với cơ sở vật chất trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề nhân công trẻ và có nhiều kinh nghiệm, sản phẩm của Donagamex ngày một hoàn thiện và đa dạng hơn mang lại lòng tin, uy tín của mình với khách hàng trong và ngoài nước.
2.4.2 Thực trạng công tác hoạch định nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Tổngcông ty may Đồng Nai công ty may Đồng Nai
2.4.2.1 Xác định nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty
Là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, các sản phẩm của ngành dệt may, nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là vải, chỉ, kim, cúc, tem…
Do thị trường cung ứng nguyên vật liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng và số lượng nên các nguyên vật liệu chính, phụ Công ty dùng để sản xuất là những nguyên vật liệu vừa được sản xuất trong nước vừa được nhập khẩu từ nước ngoài. Để đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu, với chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn của bộ ISO 9001-2000, tạo thế chủ động trong sản xuất, Công ty đã chủ động tìn kiếm ký kết hợp đồng ổn định với các doanh nghiệp cung cấp lâu dài trong và ngoài
nước. Việc lựa chọn đơn vị cung ứng nguyên vật liệu của Công ty cần đảm bảo các yêu cầu:
Chất lượng vật tư đảm bảo yêu cầu dịch vụ sản xuất
Giá cả phù hợp với giá mặt bằng thị trường và phương thức thanh toán phải phù hợp với diều kiện tài chính của Công ty hay xí nghiệp thành viên. Đối với nhà cung ứng nước ngoài thanh toán bằng thư tín dụng, đối với nhà cung ứng trong nước thanh toán theo hình thức trả chậm hoặc mua lô sau trả tiền lô trước
Có năng lực đáp ứng nhu cầu về vật tư phục vụ sản xuất của Công ty
Hiện nay công ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm theo hình thức xuất khẩu trực tiếp, dưới hai dạng:
- Dạng thứ nhất
Xuất khẩu sau khi gia công xong: công ty kí hợp đồng với nước ngoài sau đó nhận nguyên phụ liệu, tổ chức gia công và xuất hàng theo hợp đồng gia công.
- Dạng thứ hai
Xuất khẩu trực tiếp dưới dạng bán FOB (mua nguyên vật liệu bán thành phẩm) theo phương thức này khách hàng nước ngoài sẽ đặt hàng tại công ty, dựa trên quy cách mẫu mã mà khách hàng đã đặt hàng, công ty tụ mưa nguyên phụ liệu và sản xuất, sau đó bán thành phẩm cho khách hàng nước ngoài.
a) Nguyên vật liệu được cung cấp từ đối tác
Công ty Cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai là một Công ty chuyên nhận gia công xuất khẩu phục vụ thị trường nước ngoài nên nguyên vật liệu là phía khách hàng (bên đặt gia công) cung cấp. Số lượng nguyên vật liệu được nhập về phục vụ sản xuất kinh doanh nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng cụ thể của từng đơn hàng.
Nhu cầu số lượng nguyên vật liệu cần để tiến hành gia công sản phẩm được bên đặt gia công tính toán và bàn giao lại cho công ty. Công ty có trách nhiệm kiểm tra thật kỹ hàng hóa về số lượng, chất lượng, nhận đúng tên hàng và báo lại bên đặt gia công trường hợp thiếu hàng, hàng không đúng tiêu chuẩn để bên đặt gia công tiến hành xử lý
Như mọi doanh nghiệp khác, Donagamex luôn ở trong thế bị động, về chất lượng nguyên vật liệu, thời gian giao nhận cũng như các yêu cầu về kỹ thuật và mẫu mã mà đối tác đưa ra.
Đối tác chủ yếu của Donagamex là Trung Quốc, ngoài ra công ty đã phát triển hơn tại các thị trường khác như: Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Canada…
Nhập khẩu nguyên vật liệu: mối liên kết dài nhất trong thời gian sản xuất là thời gian cần thiết dành cho nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước khác, thông thường nguyên vật liệu được giao thông qua đường biển, trong khoảng 25 – 30 ngày, bao gồm:
- Vận chuyển từ các nước khác đến Việt Nam: 15 – 25 ngày - Thủ tục hải quan: 3 - 7 ngày
- Vận chuyển tới nhà máy: 2-3 ngày
b) Nguyên vật liệu do công ty tìm kiếm
Công ty thực hiện việc mua nguyên vật liệu hỗ trợ cho sản xuất theo lưu đồ sau đây: vật liệu công ty sẽ tính toán tổng nhu cầu nguyên vật liệu dựa trên định mức hàng hóa mà bên đặt gia công giao cho công ty, xác định tỷ lệ hao hụt cho nguyên vật liệu để từ đó tính ra tổng nguyên vật liệu cần có.
Định mức nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp cho công ty. Việc lập ra định mức nguyên vật liệu cụ thể sẽ giúp cho quá trình sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tránh lãng phí, thất thoát từ đó có thể giảm giá thành phẩm do giá gia công rẻ và sản phẩm của công ty làm ra có sức cạnh tranh.
Ví dụ về định mức nguyên vật liệu sản phẩm áo Jacket nữ:
BẢNG 2.7 ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN PHẨM ÁO JACKET NỮ
ST
T Tên nguyên phụ liệu Đơn vị tính Định mức kỹ thuật
1 Vải cotton/ PE màu xanh Mét 0.69
2 Vải lót thun màu xanh Mét 0.094
3 Vải lót thun màu hồng Mét 0.16
4 Vải bo màu xanh Mét 0.11
5 Chỉ vắt sổ Mét 199
6 Chỉ may Mét 29
7 Dây kéo chính Cái 1
8 Dây kéo Cái 1
9 Nhãn sườn Cái 1
10 Nhãn trang trí Cái 1
11 Nhãn size Cái 1
12 Keo nẹp nón Mét 0.02
Nguồn: Phòng kế hoạch
Qua bảng trên ta thấy rằng, để may ra được một sản phẩm phải tiến hành xác định lượng nguyên vật liệu cần sử dụng và tỉ lệ hao hụt cho nguyên vật liệu trong một sản phẩm để xác định đúng lượng nguyên vật liệu cần cho cả hợp đồng.
Còn đối với những hợp đồng Công ty cần mua nguyên vật liệu Công ty cũng sẽ tính toán tổng nhu cầu dựa trên định mức nguyên vật liệu sau đó dựa trên lượng nguyên vật liệu hiện có trong kho và cộng thêm 2% lượng nguyên vật liệu để dự trữ
thì sẽ xác định được nguyên vật liệu thực tế cần mua. Sau mỗi một đơn đặt hàng gia công, lượng nguyên vật liệu còn dư là không nhiều, tuy nhiên số nguyên vật liệu này chỉ phù hợp cho hợp đồng này mà khó phù hợp với các hợp đồng gia công khác, nếu có cũng chỉ có thể tận dụng lại một vài nguyên phụ liệu chính như chỉ may các loại, cúc và một số phụ liệu khác nên các nguyên vật liệu còn lại được đem tồn kho chờ dịp hoặc Công ty dùng để sản xuất sản phẩm bán trên thị trường nội địa.
Ngoài ra, từ các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu và các hợp đồng giao nộp sản phẩm cho khách hàng đã được ký kết. Từ các hợp đồng này xác định được tiến độ