Các yếu tố ảnh hưởng dến công tác tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu THNN2-FINAL (Trang 54 - 56)

5. Cấu trúc của báo cáo:

2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng dến công tác tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần

Nhìn chung tình hình quản lý chất lượng trong sản xuất được công ty thực hiện chặt chẽ và khoa học, giúp đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm, thứ phẩm, giảm các chi phí phát sinh.

Tuy nhiên, công tác này của Công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Mặc dù Công ty đã đổi mới nhận thức, luôn cho rằng quản lý chất lượng sản phẩm không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý, mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong công ty, nhưng vẫn còn tình trạng công nhân làm ẩu, chạy theo số lượng sản phẩm. Mặt khác, công ty chưa có biện pháp khuyến khích, hướng dẫn công nhân tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất.

Kiểm tra vẫn dựa vào bộ phận nằm ngoài sản xuất là chính, điều này gây sức ép lớn đối với tinh thần công nhân. Công nhân làm việc thụ động, có thái độ căng thẳng đối với bộ phận kiểm tra, chưa tự giác, chưa có quyết tâm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT

2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng dến công tác tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai tổng công ty may Đồng Nai

2.3.1.1 Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu chính là yếu tố chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, cấu thành thực thể sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc chính vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng nguyên vật liệu tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục.

Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là nhập khẩu chi phí cao, thời gian giao hàng dài hạn làm cho công ty không thể chủ động được nguồn hàng. Công tác tổ chức sản xuất có thể bị ảnh hưởng lớn do thời gian giao hàng trễ so với quy trình hoặc tính chất nguyên vật liệu bị thay đổi,không đồng bộ gây thất thoát nguyên vật liệu, giá cả bất thường khiến sản xuất kinh doanh ở thế bị động và bất lợi.

Cùng với đó, khi tình hình Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc nhập khẩu cũng trở nên gắt gao hơn trước, nguồn nguyên liệu bị hạn chế dẫn đến việc sản xuất cũng gặp không ít khó khăn.

2.3.1.2 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất giúp cho doanh nghiệp đạt mục tiêu một cách có hiệu quả và là môi trường trong đó tất cả các hoạt động tạo ra giá trị khác diễn ra. Trước hết, cơ sở vật chất giúp cho doanh nghiệp có thể thúc đẩy, duy trì hiệu quả trên phạm vi doanh nghiệp và khuyến khích sự hợp tác giữa các bộ phận chức năng trong việc theo đuổi mục tiêu hiệu quả.

Công ty cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai đã và đang đầu tư một cách tối ưu nhất về hệ thống máy móc, nhà xưởng, khu vực may hiện đại, theo kịp công nghệ có thương hiệu nổi tiếng và xuất xứ từ Hoa Kỳ, Nhật Bản để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường và công suất vượt trội.Do là doanh nghiệp tự động hóa dây chuyền sản xuất nên khi máy móc hư hỏng hay trục trặc trong quá trình sản xuất thì phải buộc ngừng sản xuất ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động của công ty. Việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận chức năng đạt được hiệu quả siêu ngạch, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm trong và ngoài nước.

2.3.1.3 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có vai trò quyết định và ảnh hưởng tới sự thành bại của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng lao động có kỹ năng càng cao thì hiệu quả và thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng hơn, chính xác hơn so với các lao động có kỹ năng thấp. Do vậy nguồn nhân lực tốt là một đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai có một đội ngũ lớn công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành, nhà thiết kế thời trang, thiết kế mẫu mã cho đến giám đốc các doanh nghiệp và cán bộ quản lý cấp cao đảm bảo hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty trong thị trường dệt may, đặc biệt là trên thị trường quốc tế.

Bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau Công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai đang thực hiện trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả

các xí nghiệp và qui trình sản xuất, tuy nhiên dù bằng cách thức nào đi chăng nữa, điều quan trọng và có tính chất quyết định bậc nhất ở đây là cần có những con người có trí thức và năng lực đủ để có thể khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất của trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.

2.3.1.4 Khách hàng

Thị trường được hiểu là những nhóm khách hàng. Quyền lực thương lượng của nhóm khách hàng này xét về tổng thể là một trong những lực lượng cạnh tranh cơ bản quyết định khả năng sinh lợi tiểm tàng của một ngành. Các khách hàng là khác nhau, việc lựa chọn khách hàng một yếu tố chiến lược. Sự lựa chọn khách hàng có thể tác động mạnh đến tỷ lệ tăng trưởng của ngành dệt may và có thể giảm tới mức tối thiểu quyền lực của khách hàng. Khi chọn khách hàng mục tiêu và chọn mặc hàng, với những chuẩn mực riêng của khách hàng đòi hỏi ta cũng phải xây dựng nhà máy và dây chuyền phù hợp.

Sản phẩm của Donagamex tập trung ở 2 thị trường trong nước và xuất khẩu sang Mỹ (47%), Nhật (35%) và Châu Âu (14%). Trong thị trường có hạn ngạch quan trọng nhất là thị trường Mỹ, Nhật. Thời gian gần đây, việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường nước ngoài trở nên khó khăn hơn vì sự ảnh hưởng của Covid-19, hạn chế trong cả việc nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu sản phẩm. Ngoài ra, Mỹ, Nhật là thị trường xuất khẩu dệt may rất hấp dẫn, tuy nhiên vào thị trường Mỹ cần phải chú ý đến các vấn đề như: quy định khắc khe về nhãn hiệu, biểu tượng hàng may… Nhật bản là thị trường kỹ tính, 100% sản phẩm xuất kho phải được kiểm kỹ và dùng máy rà kim.

Một phần của tài liệu THNN2-FINAL (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w