5. Cấu trúc của báo cáo:
3.4.4 Giải pháp cho công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
3.4.4.1 Kết hợp các phương pháp dự báo nhu cầu
Công tác định mức nguyên vật liệu là quan trọng cần được chú ý đúng định mức. Định mức phải được xây dựng phù hợp với điều kiện tiêu dùng và bảo quản từng loại nguyên vật liệu và phải xây dựng cho mỗi khâu công việc có sử dụng nguyên vật liệu cụ thể. Do các điều kiện lưu kho và sử dụng thường xuyên thay đổi nên bộ phận định mức cũng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện định mức hạ thấp định mức tiêu hao nguyên vật liệu góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiện tại Công ty tiến hành dự báo nhu cầu sản xuất trong năm bằng phương pháp định tính, dựa trên số lượng sản xuất của những năm trước, kinh nghiệm của nhà quản lý nên Công ty có thể kết hợp thêm phương pháp dự báo bằng đường khuyng hướng, để xác định được xu hướng phát triển của nhu cầu.
Tuy nhiên, biện pháp dự báo theo đường khuynh hướng chưa kể đến các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, chỉ dựa vào dãy số liệu trong quá khứ mà dự báo nhu cầu cho năm tới, mà trong hoạt động gia công hàng may mặc bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố bên ngoài như xu hướng phát triển của nền kinh tế, dịch bệnh… Vì vậy, sau khi có được kết quả dự báo theo đường khuynh hướng cần kết hợp với những kinh nghiệm lâu năm trong nghề của các nhà quản lý, duy trì cải tiến công tác định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, bám sát thực tế, tình hình sản xuất, khả năng nguồn lực, xây dựng định mức chi tiết để xác định đúng hướng và chính xác nhu cầu cần sản xuất. Thông qua sự kết hợp này, kết quả dự báo sẽ mang tính khách quan, khoa học hơn và chính xác hơn.
3.4.4.2 Đào tạo, huấn luyện nhân viên
Cử một số cán bộ đi đào tạo về nghiệp vụ quản lý kịnh tế, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý nguyên vật liệu.
Cán bộ quản lý nguyên vật liệu cần phải nắm chắc hệ thống nội quy, quy chế về quản lý nguyên vật liệu. Nội quy về bảo quản, xuất nhập, kiểm tra, phòng chống.
Tổ chức các cuộc thi, kiểm tra tay nghề của người lao động, tiến hành nâng bậc thợ cho người lao động để người lao động được hưởng nhiều chế độ hơn với bậc thợ cao hơn. Từ đó, công nhân thấy được lợi ích của việc tăng bậc thợ và phấn đấu tăng bậc thợ thông qua chất lượng sản phẩm làm ra.
Xây dựng các quy định về sử dụng nguyên vật liệu trong Công ty và có các hình thức kỷ luật, xử phạt cụ thể với các đối tượng vi phạm. Công ty cần áp dụng các hình thức tạo động lực lao động: Thưởng cho công nhân đạt năng suất cao, thưởng cho công nhân có sáng kiến trong sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tặng bằng khen cho cá nhân, tập thể xuất sắc... Bên cạnh đó, Công ty cần chú trọng môi trường làm việc, thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm y tế, có chính sách đãi ngộ thoả đảng.
Mở các lớp huấn luyện, đào tạo cho các công nhân mới, các công nhân có tay nghề chưa tốt, để nâng cao tay nghề hơn, tránh sai sót trong các khâu, dẫn đến làm thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu kế hoạch ban đầu đưa ra.
3.4.4.3 Nghiên cứu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều do thị trường quyết định, nếu không đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường doanh nghiệp sẽ không thể phát triển. Chính vì thế việc nghiên cứu thị trường cho đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp hết sức quan trọng.
Đối với đầu vào nguyên vật liệu, việc nghiên cứu thị trường là tìm hiểu và dự báo sự biến động của thị trường nguyên vật liệu trong thời gian tới. Thông qua việc thu thập, xử lý, phân tích số liệu về thị trường một cách có hệ thống làm căn cứ để xây dựng kế hoạch cung ứng. Việc nghiên cứu thị trường không chỉ nằm ở công ty mà cần phải tìm hiểu những thi trường mới có tiềm năng, tập trung vào các vấn đề như: mạng lưới nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, tình hình và xu hướng biến động giá cả nguyên vật liệu, chất lượng nguyên vật liệu.v.v. Khi doanh nghiệp đã tìm hiểu kỹ lưỡng, nắm bắt và dự đoán được xu hướng biến động của nguyên vật liệu, công ty có thể chủ động trong khâu mua sắm nguyên vật liệu để không bị ép giá mua được nguyên vật liệu có chất lượng đảm bảo với giá cả hợp lý, đảm bảo với tiến độ sản xuất.
3.4.4.4 Kỹ thuật MRP (Material Requyrement Planning)
Để hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu sao cho hợp lý Công ty nên áp dụng kỹ thuật MRP (Material Requyrement Planning). Kỹ thuật MRP là một kỹ thuật ngược chiều quy trình công nghệ để tính nhu cầu nguyên vật liệu. Nó bắt đầu từ số lượng và thời hạn yêu cầu cho những sản phẩm cuối cùng đã được xác định trong kế hoạch tiến độ sản xuất chính. Thông tin mà MRP cung cấp rất có ích trong việc hoạch định tiến độ vì nó xác định những ưu tiên tương đối giữa các đơn hàng nội bộ và đơn hàng mua sắm bên ngoài.
Hình 3.15 Quy trình mua nguyên vật liệu theo phương pháp MRP KHKD
Dự báo KHSX
ĐK hiện thời Kiểm tra sơ bộ năng lực Tiến độ
sản xuất
KH nhu cầu NVL Dự liệu
kĩ thuật Số liệu
tồn kho
N. cầu NVL
mua ngoài N. cầu SX nội bộ
N.cầu năng lực KH sản xuất chi tiết Kiểm soát HĐ SX Đặt hàng Phản hồi từ nhà cung cấp
Việc áp dụng kỹ thuật MRP là rất cần thiết và đó gần như là phương pháp tối ưu, không những mang lại hiệu quả cho khâu hoạch định mua sắm nguyên vật liệu mà còn tác động trực tiếp đến tiến độ sản xuất, tiết kiệm chi phí, tận dụng hết khả năng đang có của công ty mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa vào thực trạng công tác quản trị sản xuất của Công ty cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai mà nhóm đã nghiên cứu, chương 3 của bài báo cáo đã nêu lên những mặt đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó của công tác quản trị sản xuất tại công ty. Để từ đó cùng với những lý thuyết mà chúng em đã được học trên ghế nhà trường chúng em đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng năng suất trong thời gian ngắn, giảm lãng phí, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người lao động, đào tạo người lao động có trí thức, tay nghề vững để có thể khai thác sử dụng một cách có hiệu quả nhất trang thiết bị, nguồn lực và quy trình sản xuất, bố trí mặt bằng sản xuất sao cho hợp lý, công tác quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất diễn ra nghiêm ngặt hiệu quả hơn. Giúp công ty nâng cao hương hiệu, có được lợi thế cạnh tranh hơn nữa trong thị trường may mặc trong nước cũng như quốc tế.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế theo hướng toàn cầu hóa như hiện nay, việc duy trì và khẳng định thương hiệu của những doanh nghiệp may là không hề đơn giản. Với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của mình, Tổng công ty may Đồng Nai chắc chắn sẽ duy trì và tìm được chỗ đứng trên thị trường Quốc tế cũng như thị trường trong nước, việc này sẽ được thực hiện nhờ sự đoàn kết và quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên công ty.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, quản trị nguồn lực tốt, hệ thống quy trình sản xuất tinh gọn, tiết kiệm chi phí là một vấn đề hết sức khó khăn, nan giải, trong khi đó phương thức sản xuất chủ yếu của công ty là gia công còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của đối tác, thương hiệu công ty chưa được biết đến rộng rãi trong thị trường nội địa. Nhưng bên cạnh đó công ty cũng trang bị cho mình cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường làm việc tốt, khách hàng ổn định.
Trong những năm tới, với sự nỗ lực không ngừng vươn lên của mình, công ty cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai đã và đang cố gắng phát triển hoạt động sản xuất, gia công hàng may mặc hơn nữa góp phần phát triển ngành dệt may Việt Nam, nâng cao uy tín của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường khu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ThS. Nguyễn Thanh Lâm (2019), Quản trị Sản xuất và Tác nghiệp, Trường Đại học Tài chính – Marketing.
[2] TS. Cảnh Chí Hoàng (2019), Quản Trị Học, Trường Đại học Tài chính – Marketing.
[3] TS. Trương Đoàn Thể (2019), Quản trị Sản xuất và Tác nghiệp, NXB Lao động Xã hội
[4] Trần Kim Dung. (2013). Quản trị nguồn nhân lực, Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp.
[5] Tư liệu, báo cáo của Công ty Cổ phần Tổng Công ty may Đồng Nai [6] http://www.donagamex.com.vn/